Ai không nên ăn rau mồng tơi?
Mồng tơi được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời. Mãi về sau này khi thấy thành phần dinh dưỡng của mồng tơi cũng rất phong phú, thì người ta mới bắt đầu sử dụng làm rau ăn.
Theo Đông y: rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang…
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.
Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.
Chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
Theo Trí Thức Trẻ
Video đang HOT
Thực phẩm giải nhiệt
Những ngày bận rộn khiến chúng ta thường dùng vội các món ăn chứa nhiều chất béo, chất ngọt... nên cơ thể dễ bị nhiệt (nóng). Do vậy, ngày nghỉ cần dùng thêm thực phẩm có tính thanh nhiệt, lương huyết để làm mát cơ thể.
Rau má là thực phẩm có tính mát - Ảnh: Đ.N.Thạch - Minh Khôi - Shutterstock
Ngoài thực phẩm gây nóng thì nắng gắt cũng khiến cơ thể rất dễ bị nhiệt. Theo lương y Vũ Quốc Trung và lương y Như Tá, dịp cuối tuần rảnh rỗi, chúng ta nên tự làm dịu cơ thể bằng một số loại thực phẩm, rau quả sau đây:
- Rau má có tính giải độc, thanh nhiệt, lương huyết (mát máu). Có thể dùng theo cách: rửa thật kỹ rồi ép lấy nước uống luôn, hoặc ép lấy nước rồi xay chung với đậu xanh cà vỏ (đã được nấu hay hấp chín). Có thể thêm một chút đường cho dễ dùng. Hoặc dùng rau má rửa sạch đem nấu canh cùng thịt heo nạc, không nêm quá nhiều dầu, mỡ.
Củ sắn là thực phẩm có tính mát - Ảnh: Đ.N.Thạch - Minh Khôi - Shutterstock
- Củ đậu (củ sắn) có vị ngọt, tính mát, công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc, là thực phẩm rất thích hợp để giúp làm mát cơ thể, nhất là trong thời tiết nóng bức. Có thể dùng bằng cách lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi ăn sống; hoặc ép lấy nước uống; nấu canh; hay cắt thành sợi dài để xào với thịt heo.
- Đậu phụ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, và có nhiều cách để làm món ăn như: nhồi thịt, nấu canh...
- Củ cải có vị ngọt, tính mát, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát. Khi cơ thể bị nhiệt, dùng củ cải rất thích hợp. Món thường dùng là củ cải nấu canh, súp, hay kho với thịt.
- Bí đao có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử (nắng), sinh tân dịch, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh với tôm hay thịt nạc, dùng làm mát cơ thể rất thích hợp.
- Nước quả dừa có vị ngọt, tính mát và bổ, là loại nước rất thích hợp để giúp cơ thể thanh mát.
- Trái nho có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, sinh tân dịch, chỉ khát.
- Quả lê có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân dịch, chỉ khát. Nếu trong người bị nhiệt nóng bức, nên dùng quả lê sẽ giúp cơ thể "hạ hỏa" rất nhanh.
- Quả chanh có vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, thanh nhiệt. Cách dùng quen thuộc là pha nước chanh với ít đường.
Đậu xanh là thực phẩm có tính mát - Ảnh: Đ.N.Thạch - Minh Khôi - Shutterstock
- Đậu xanh có vị ngọt, mát gan, lợi tiểu, giải độc. Đặc biệt, đậu xanh có tác dụng làm mát cơ thể, giải trừ nắng nóng rất hay. Có thể dùng đậu xanh hạt, rửa sạch chất bụi bẩn, đem nấu cháo hoặc nấu chè dạng loãng (chỉ cho ít đường) để dùng. Hoặc có thể ép lấy nước dùng trong trường hợp trừ say nắng nóng gấp.
Khánh Vy
Theo TNO
Những bài thuốc tuyệt vời từ rau mồng tơi chữa 9 bệnh hay gặp Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng... Rau mồng tơi còn gọi là mùng tơi, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Basellaceae, là loại dây leo, lá to, dày, dòn, màu xanh thẫm và nhiều chất nhầy. Quả nhỏ khi chín có...