Ai khởi đầu gây nên án oan sai?
Đạo đức, luật pháp …, còn quá nhiều vấn đề làm ta bất an
Ông Nguyễn Thanh Chấn – áo trắng, được minh oan trở về quê hương đoàn tụ gia đình tại Việt Yên – Bắc Giang ngày 04/11.
Thời gian qua, bạn đọc gửi rất nhiều thư phản hồi về Tòa soạn bình luận về vụ xử oan sai ông Nguyễn Thanh Chấn ở Việt Yên – Bắc Giang án tù chung thân vì tội giết người, làng xóm, bạn bè xa lánh, hai con ông đến trường trong tủi nhục, cưới hỏi con gái ông gia đình không dám mời ai, vợ ông đội đơn 10 năm căng thẳng đi kêu oan cho chồng nên bị tâm thần, sau 10 năm sau hung thủ ra tự thú, ông mới được minh oan.
Nhiều bạn đọc cho rằng khởi đầu gây nên án oan sai chính là từ điều tra viên ép cung:
“Dù 10 năm trôi qua nhưng ông Chấn vẫn có thể gọi tên họ đầy đủ những điều tra viên, kiểm sát viên mà ông cho rằng đã bức cung ông trong thời gian ông bị giam giữ. “Trực tiếp là Nguyễn Hữu T., rồi Trần Nhật L. Khi L. hỏi thì T. cầm con dao đe dọa, khi T. hỏi thì L. lại cầm cái búa. Còn điều tra viên Ngô Đình D. thì khóa tay tôi lên cửa sổ và đọc rồi bắt tôi chép lại cái đơn tự thú và đọc cho thuộc” – ông Chấn kể, giọng vẫn còn phẫn uất.”- Kitty kgr_1973@yahoo.com
“…nhiều đêm liền cán bộ bắt ông Chấn phải luyện tập động tác giết người – rồi khi ra thực nghiệm lại động tác giết người để quay camera cho họ kết luận rằng ông Chấn đã khai rất khớp với hành động giết người – hài thật”- Hoang Duy hoangduy_kt33@yahoo.com.vn
Và nghi vấn:
“… Ở đây ta phải đăt dấu hỏi là vì sao mấy người điều tra viên lại cố tình ép cung một cách rất thô thiiển và bạo ngược như thế ??? Nào là cầm dao dọa nạt ông Chấn phải nhận tội vô cớ, bắt ông Chấn tập diễn kịch làm giả các hành vi đâm chém rôi lôi ra để thực nghiệm hiện trường …. Hay là họ muốn lập thành tích , lập công xuất sắc để được lên chức, tăng lương…” Nguyễn Quang thinquang2005@yaoo.com.vn
“Đằng sau vụ án đang có nghi vấn, liệu có chuyện cán bộ điều tra có gì khuất tất để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (lên phương án xây dựng hiện trường giả, ép cung…) Phải làm rõ và xử lý nghiêm minh để yên lòng dân.” Đặng Văn Kiến kienkhaithacmo266@gmail.com
“…Tòa xét xử căn cứ trên cáo trạng của Viện Kiểm Sát, mà Viện Kiểm Sát lại lấy kết luận điều tra của cơ quan điều tra công an để hoàn thành cáo trạng. Bởi vậy gốc gây oan trái là các ông cán bộ điều tra đấy!..”- T hong.mobile thong.auto2907@gmail.com
Bạn đọc khẳng định:
“…Đây rõ ràng trước hết là trách nhiệm của cả Công an Điều tra. Đề nghị Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cần có văn bản quy trách nhiệm của cơ quan này rõ ràng chặt chẽ hơn ….”- Trịnh Hùng Kimtrinhkimbanphu@gmail.com
Trước vụ án oan này, bạn đọc đề xuất giải pháp:
“Theo luật Việt Nam thì phải bồi thường cho Ông Chấn, danh dự nhân phẩm, kinh tế suốt mươi năm ông ấy ngồi tù oan và cũng xét xử nghiêm những cán bộ lạm dụng quyền để gây nên oan sai lớn cho Ông Chấn theo pháp luật hiện hành ” La Xuan Chien chienlaxuân@gmail.com
Video đang HOT
Nhưng về chuyện bồi thường, nhiều bạn đọc đối chiếu với quy định hiện hành, đã băn khoăn về mức bồi thường tiền không phù hợp với hậu quả quá lớn đối với ông Chấn và gia đình ông:
“Ôi nếu như Nhà nước đền bù cho người bị án oan 10 năm tù có 524.000.000 đồng, nếu tính tổng thì số tiền này rất lớn, nhưng nếu chi nhỏ ra 10 năm thì một năm là 52.400.000/12 tháng mỗi tháng = 4.366.667 đồng. Vậy mà họ chịu đựng mang tiếng là giết người, con cái họ phải bỏ học, ngwời vợ không làm việc được, phải đi kêu cửa quan nọ, tòa án kia, tiền chi phí đi lại để kêu oan cho chồng, không dám ăn, không dám mặc, chỉ tính riêng 2 vợ chồng mà nhận đươc 1 tháng với số tiền bồi thường như trên thì không thỏa đáng với hậu quả nặng nề họ phải gánh chịu 10 năm.”- Phạm Thị Hường minhhuong1080@yahoo.com.vn
Và đều đồng tình không thể lấy tiền từ ngân sách ra để đền bù:
“… Nếu Nhà nước lấy tiền ngân sách ra để bồi thường cho ông Chấn thì hóa ra dân chúng tôi bồi thường à (Vì tiền của nhà nước là thuế của dân mà) - Trung Ngôn trungngon@gmail.com
“Phần đền bù cho ông Chấn biết thế nào cho vừa nhỉ! Rất khó!!! Lấy tiền thuế của dân nộp để đền bù à?! Theo tôi, nên bắt mấy ông làm sai chia nhau mà đền … dân có làm sai đâu mà lấy tiền của dân ra đền bù.”- Lê Nhật Quang lenhatquangnc@gmail.com
Còn về chuyện những cán bộ Công an điều tra gây ra oan sai lớn như vậy sắp tới sẽ xử lý thế nào, bạn đọc lo ngại:
“Đừng làm sai rồi chỉ xin lỗi, rút kinh nghiệm là xong …”- Nam Bùikhanhnam183@gmail.com
“… Thiết nghĩ bằng mọi cách phải đưa ra tòa những người đã từng tham gia điều tra xét xử vụ án này thì người dân mới tin vào pháp luật, chứ cứ thế, khi xảy ra vụ việc thì cấp này đổ cho cấp kia, người này đổ cho kẻ nọ thì còn ai mà tin vào công lý, tin vào bộ máy pháp luật nữa.”- Nguyễn Hoàng Vinhjascha2103@yahoo.com
Vụ án này làm bạn đọc nhớ lại một số vụ án oan sai tai tiếng khác như vụ ông Trần Văn Chiến ngụ tại xã Tân Điền tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bị tù oan 16 năm, ông Chiến than thở “nhận tội cũng chết, không nhận tội cũng chết, thôi thì phó mặc cho ông trời” trước những chứng cứ mập mờ cơ quan công an kết tội giết người; Vụ án oan tù chung thân án xảy ra tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) mà nạn nhân là Bùi Minh Hải ở xã Long Tân cũng không giết người nhưng bị quy tội giết người; Vụ án oan anh Nguyễn Minh Hùng ở ấp Tân Tiến, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh không vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng tháng 6/2003 vẫn bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Tây Ninh khởi tố bắt giam và 2 lần bị Tòa tuyên án tử hình… Vì thế bạn đọc trăn trở:
“Đạo đức, luật pháp …, còn quá nhiều vấn đề làm ta bất an !”- Chuon Seiha seihachuon@gmail.com
Và kiến nghị:
“Tôi kính mong Chủ tịch Nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cho cấp dưới phải coi lại tất cả các vụ án có thời gian kéo dài, nhất là các vụ án có giá trị tài lớn, vì thường những vụ này có tham nhũng nhiều.” Phạm Văn Đoàn pham.doan45@yahoo.com.vn
“Rất mong Bộ Trưởng Bộ Công an chỉ đạo quyết liệt bảo vệ công lý, giữ gìn kỷ cương phép nước.”- Dang Luong dangluong1996@gmail.com
“Đề nghị thư ký riêng của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp nhận thông tin từ người bị hại và của bạn đọc, phản ánh chính xác đến các vị lãnh đạo để có hướng chỉ đạo và giải quyết cho thỏa đáng, hợp với lòng dân …” - Hoàng Tuấn Hiệp Tuanhiep57@gmail.com
Cuối cùng, bạn đọc bày tỏ:
“Nói chung là pháp luật Việt Nam tôi rất tin tưởng, bởi vì chúng ta có một nền an ninh quá tốt so với thế giới, nhưng có một số con sâu đã làm rầu nồi canh, ỷ vào quyền thế mà đã định tội cho ông Chấn. Tôi đề nghị ban ngành có liên quan điều tra làm rõ và có thái độ rõ ràng để trả lời cho người dân chúng tôi được biết.” Ken Nguyễn mrnhien.no1@gmail.com
theo Dantri
Đêm nằm nghe sông lở mà thót tim
"Cứ mỗi khi trời mưa gió là dân làng chúng tôi lo lắm. Đêm nằm ngủ nghe sông lở mà giật mình, thót tim" - Đó là tâm sự của ông Nguyễn Quang Dưng, căn nhà của ông bây giờ chỉ còn cách sông Quảng Huế 10m.
Vùng dân cư ven sông Quảng Huế đoạn chảy ra xã Đại An (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) sau cơn bão số 11, người dân đứng ngồi không yên vì sông đã "ăn" sát vách, có thể "nuốt" nhà bất kỳ lúc nào.
Mỗi mùa mưa lũ, sông Quảng Huế lại bị sạt lở nặng
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Chưu (63 tuổi) trước đây cách bờ sông vài chục mét, trải qua vài mùa lũ, giờ chỉ còn cách bờ khoảng 10m và đang tiếp tục bị dòng sông khoét sâu vào.
Dẫn chúng tôi ra sau nhà, chỉ vào nơi đang tiếp tục sạt lở, bà Chưu lo lắng: "Nếu không làm kè hoặc di dời dân đi, chắc chỉ một mùa lũ nữa là nhà tôi sẽ bị lùa xuống sông thôi".
Bà Chưu cho biết, trước đây, ngay phía sau lưng nhà bà là dòng sông đã bồi trở lại nên dân yên tâm làm nhà. Không những thế, dân còn mua tre về trồng dọc theo bờ để bảo vệ xóm làng. Thế mà nay hàng tre cũng đã bị trôi tuột xuống sông, chỉ còn lại vài bụi, "mà trước sau gì nó cũng sẽ bị trôi đi thôi", bà Chưu khẳng định.
Bụi tre giờ đã trôi ra giữa sông
Bà Chưu là một trong những hộ khó khăn của thôn Phước Yên, căn nhà của bà bằng phên tre và lợp tôn. Trận lũ sau cơn bão số 11 vừa qua tuy không lớn nhưng bà cũng phải ôm đồ đạc và dắt con cái đến nhà người quen ở tạm vì theo như lời bà: "Sợ nước nó tống vào nhà sập lúc nào không hay, sông đã lấn đến sát nhà rồi".
Nỗi lo của bà Chưu cũng như của hàng chục hộ dân thôn Phước Yên khác đang thấp thỏm với cảnh sông đã "ăn" vào gần đến móng nhà. Căn nhà bề thế hai tầng của ông Nguyễn Quang Thịnh (61 tuổi) trước đây vài năm cũng cách khá xa bờ sông, giờ cũng chỉ chỉ còn cách mép sông hơn 10m.
Ông Thịnh cho biết, cách đây khoảng 4 năm do thấy bờ sông đã bồi nên ông mới dồn tiền làm căn nhà này để ở, không ngờ sau khi làm xong cũng là lúc bờ sông bắt đầu lở dần. Giờ ông cũng chỉ biết đứng nhìn và cầu trời đừng có lũ lớn nữa.
Đoạn sông sạt lở kéo theo hàng tre cũng bị trôi xuống sông
"Nhà tôi trước đây cách bờ sông Quảng Huế này 50m, nay chỉ còn hơn 10m. Tôi lo nếu không có giải pháp gì thì 1 năm nữa thôi căn nhà này sẽ trôi xuống sông thôi", ông Thịnh lo âu.
Ngôi nhà của ông Nguyễn Quang Dưng gần đó giờ cũng chỉ cách mép sông Quảng Huế 10m. Ông bảo trước đây sông không lở mới làm nhà, nếu biết lở thế này thì đố ai dám làm. Bao nhiêu tiền bạc ông dồn hết để làm, nếu không may bị trôi xuống sông thì không biết lấy tiền đâu làm lại, mà di dời đi thì cũng không thể.
"Mỗi khi mưa to giớ lớn, lũ về là dân chúng tôi lo lắm. Đêm nằm ngủ nghe sông lở mà giật mình thót tim, ngủ không được", ông Dưng tâm sự.
Ngay ngôi từ đường của dòng tộc Nguyễn Quang được xây cách đây 12 năm, giờ cũng đã mấp mé bờ sông. Không biết vài năm nữa rồi sẽ ra sao nếu như không có giải pháp.
Hầu hết người dân ở Phước Yên bảo rằng, làng mang tên Phước Yên nhưng mấy năm nay không được yên bởi con sông Quảng Huế cứ "ăn" vào. Người dân bảo một là làm kè hai là dân phải bỏ làng đi. Không kè thì mất làng, còn đi thì không biết đi đâu bởi cuộc sống của họ đã bao đời nay gắn với mảnh đất này. Giờ chỉ còn hy vọng Nhà nước đầu tư làm kè thôi.
Trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch xã Đại An - ông Huỳnh Sáu - cho biết, con sông Quảng Huế bị lở đã ảnh hưởng đến thôn các thôn Phước Yên, thôn 4, Nghĩa Nam, Phú Lộc; trong đó thôn Phước Yên bị ảnh hưởng nhiều nhất với gần 30 hộ dân với đoạn lở dài khoảng 1,5km. Không những ảnh hưởng đến nhà dân mà các công trình như nhà văn hóa, khu đình làng... cũng bị đe dọa.
"Địa phương kêu rất nhiều lần nhưng do khó khăn về nguồn vốn nên đoạn kè này vẫn chưa làm được", Chủ tịch xã Đại An - Nguyễn Sáu cho biết. Để bảo vệ dân, mỗi khi có mưa bão là phải di dời dân và tài sản đến nơi an toàn. "Vừa rồi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thăm thì người dân hy vọng bờ kè sẽ được đầu tư xây dựng sớm", ông Sáu nói.
Kè tạm đang được làm để bảo vệ người dân trong mùa lũ này
Còn Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc - ông Phan Đức Tính - cho biết, trước đây năm 2010, dự án kè này đã được phê duyệt với số vốn trên 40 tỉ đồng nhưng tỉnh không xin được nguồn vốn. Đầu tháng 10 vừa qua, lãnh đạo tỉnh đã chuyển dự án từ Sở NN-PTNT về huyện để thúc đẩy nhanh. Đến nay, dự kiến số vốn để đầu tư cho dự án lên đến trên 60 tỉ đồng.
"Để bảo vệ cho người dân và đất đai trong mùa mưa lũ này, tỉnh đã trích kinh phí 500 triệu đồng để làm bờ kè tạm và hiện đang được xây dựng. Nhưng về lâu dài, phải có vốn để làm kè, nếu không đất đai nhà cửa của người dân sẽ không được an toàn", ông Phan Đức Tính cho biết.
Công Bính
Theo Dantri
Truy tố nguyên chủ tịch xã chi sai hàng trăm triệu Ông Quang chỉ đạo hai thuộc cấp thực hiện nhiều khoản chi không đúng mục đích, gây thiệt hại cho ngân sách xã. Nguyên chủ tịch xã bị truy tố vì cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế (ảnh minh họa). Ngày 21/10, nguồn tin từ VKSND huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết: Đã ra cáo trạng truy...