Ai hay đau nhức xương khớp nhớ kiêng ăn 6 món, đặc biệt món số 1 càng dùng bệnh càng tăng nặng
Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm.
Bệnh đau nhức xương khớp không nên ăn gì?
- Đồ ăn mặn hoặc chua
Đau nhức xương khớp còn không nên ăn những món gì nữa. Xương khớp không “chịu” nổi những món ăn mặn và chua. Ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri, làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đồng thời, khiến các tế bào khớp tích trữ muối urat, làm tăng nguy cơ bệnh gout, khiến khớp sưng đau.
Ngoài ra, những món ăn chua lên men có chứa axit oxalic như dưa muối, cà muối,… cũng không nên ăn nhiều vì có thể gây hại đến xương khớp.
- Thịt đỏ
Trong thịt đỏ có nhiều Protein động vật, có thể khiến cơ thể khó hấp thu và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Cụ thể, các nghiên cứu cho rằng, nếu ăn thịt đỏ quá 5 lần/ tuần thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần người bình thường.
Các loại thịt đỏ bao gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… thì nên hạn chế. Còn lại, cơ thể cần phải hấp thụ đủ protein trong thịt gà, cá,…
Ảnh minh họa
- Nội tạng động vật
Nhóm nội tạng động vật chính là thực phẩm mà người bệnh cần tránh xa. Trong nội tạng có chứa nhiều sắt, đạm và axit uric, là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, thoát vị đĩa đệm. Người bị đau xương khớp tuyệt đối không nên ăn nhóm thực phẩm này nhé.
Video đang HOT
- Chất kích thích
Kiêng uống rượu bia, các chất kích thích và cà phê (cà phê chứa caffeine khiến cho bệnh khớp trở nên tồi tệ hơn).
- Đường
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường như đồ uống ngọt, soda, trà ngọt, bánh ngọt và các đồ chiên xào vì đường khiến cơ thể giải phóng cytokine và chất này gây viêm nên làm cho khớp gia tăng tình trạng viêm, đau nhức.
- Thực phẩm chứa nhiều phospho
Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa khá nhiều phospho như: gan động vật, xúc xích, lạp xưởng,… vì như vậy sẽ khiến cơ thể chứa quá nhiều phospho và canxi mất dần sẽ gây ra sự thiếu hụt canxi.
Đau nhức xương khớp nên ăn gì?
- Ăn những thực phẩm giàu Canxi và Omega như: trứng, sữa, thịt, cá, giá đỗ, các loại nấm… có tác dụng hạn chế quá trình phá hủy sụn khớp.
- Bổ sung gia vị giảm đau chống viêm: trong các gia vị như húng quế, gừng, quế, hương thảo, tỏi, hành, nghệ… có chứa các chất chống viêm, giảm đau, giảm quá trình lão hóa.
- Ăn nhiều rau xanh có tác dụng giảm đau, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho hệ xương khớp, chống lão. Ví dụ như cà rốt, củ cải đường, khoai lang, súp lơ xanh, đậu bắp,…
- Ăn các loại hoa quả: đặc biệt là các loại quả nhỏ mọng nước như dâu tây, cà chua, cam, bưởi,..
- Nên ăn nhạt: quá nhiều muối cũng khiến cơ thể mất canxi, dẫn đến loãng xương, do đó nên ăn nhạt
Bác sĩ nói về tác hại của việc sử dụng điện thoại trong khi đi vệ sinh
Không chỉ biến smartphone trở thành một ổ nhiễm khuẩn di động, việc sử dụng điện thoại trong khi đi vệ sinh tưởng chừng như vô hại lại mang đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Thuận - Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn, cho biết nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt và mầm bệnh cũng từ đây mà xuất hiện. Việc sử dụng điện thoại trong thời gian đi vệ sinh là thói quen của nhiều người, tuy nhiên thói quen này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đi đại tiện trong khoảng 10-15 phút là tốt nhất và tốt nhất không nên sử dụng điện thoại khi vào nhà vệ sinh
Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng
Cho dù được vệ sinh thường xuyên thì nhà vệ sinh vẫn còn sót lại một số lượng lớn những vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Ít ai để ý rằng việc dù bạn có rửa tay sạch đến đâu trước khi rời khỏi nhà vệ sinh thì chiếc điện thoại kia vẫn còn nguyên vi khuẩn, thậm chí thay đổi môi trường còn khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.
"Một vòng lây nhiễm khi bạn đi vệ sinh và sử dụng điện thoại: vi khuẩn từ nhà vệ sinh - bám lên điện thoại - chạm đến tay - đến miệng - đi vào cơ thể", bác sĩ Thuận phân tích.
Những dạng vi khuẩn thường xuất hiện trong nhà vệ sinh như: viêm gan A, tụ cầu vàng kháng methicillin, streptococcus, e.coli, salmonella, shigella. Ngoài ra, nhà vệ sinh con chứa cả virus cảm cúm thông thường có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Không chỉ có vi khuẩn E.coli mà còn hàng tá các loại vi khuẩn nguy hiểm khác cũng từ nhà vệ sinh bám vào điện thoại và theo bạn đi khắp nơi.
Vi khuẩn E.coli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi... có thể dẫn đến tử vong.
Vi khuẩn Salmonella có thể gây tiêu chảy, viêm đường ruột, thương hàn, trong trường hợp khuẩn Salmonella lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vi khuẩn C.difficile có thể gây tiêu chảy, viêm ruột, có thể dẫn đến tử vong. Các chuyên gia nhận định loại vi khuẩn này đang ngày càng nguy hiểm...
Nhiều tác hại khi vừa đi vệ sinh vừa sử dụng điện thoại. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nguy cơ mắc bệnh trĩ và bệnh lý trực tràng
Việc cầm điện thoại ngồi lâu trong nhà vệ sinh làm trọng lượng của cơ thể tác động lên hậu môn làm cho sự lưu thông máu ở các tĩnh mạch trĩ bị ảnh hưởng. Lúc này máu không lưu thông được, tích tụ lại và làm cho các tĩnh mạch trĩ căng phồng lên.
Đối với những người thường bị táo bón, việc ngồi lâu trên bồn cầu gây ứ máu trong khoang chậu khiến sưng tĩnh mạch hậu môn gây hiện tượng chảy máu hậu môn, tăng nguy cơ táo bón, thậm chí gây ung thư đường ruột. Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ gặp hiện tượng rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường.
Tăng nguy cơ thiếu máu não
Theo góc nhìn chủ quan, chúng ta thường thấy dùng điện thoại và việc thiếu máu não không liên quan đến nhau và sẽ càng không liên quan khi sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Tuy nhiên thực tế thói quen này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngồi quá lâu trong tư thế không có chỗ dựa và đặc biệt là chăm chú nhìn vào màn hình sẽ khiến máu bị dồn lại, không thể lưu thông tốt. Do đó, khi đứng lên, máu không kịp lên não, gây ra hiện tượng choáng váng, chóng mặt. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây ra tác hại là suy giảm trí nhớ và khiến não thoái hóa nhanh hơn.
Tác động xấu đến xương khớp và chi dưới
Đối với kiểu nhà vệ sinh truyền thống trước đây, ngồi trong nhà vệ sinh, khớp gối phải chịu 1 trọng lượng lớn, đặc biệt khi ngồi xổm áp lực lên gối gấp 8 lần so với khi bạn nằm.
Ngồi xổm chân đặt vuông góc xuống, xương đầu gối ở vị trí vượt quá đầu ngón chân, sẽ làm tăng phần góc khớp gối, tăng áp lực lên dây chằng chéo sau, xương chày. Khi máu lưu thông kém nữa thì dây chằng trong và ngoài càng căng thẳng, gánh nặng lên dây chằng, khớp càng lớn, về lâu dài dễ mắc các bệnh về khớp gối.
Khiến mụn xuất hiện nhiều hơn
Một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng có thể gây ngộ độc thực phẩm và xuất hiện mụn trứng cá. Thường xuyên đem điện thoại vào nhà vệ sinh khiến điện thoại dính nhiều vi khuẩn.
Trong quá trình sử dụng điện thoại như dùng tay bấm, nghe điện thoại... vô tình khiến vi khuẩn tiếp xúc với da mặt nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành nhân mụn.
Ăn táo thời điểm nào trong ngày là có lợi cho sức khoẻ nhất? Táo là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích sức khoẻ cho mọi lứa tuổi dù là trẻ nhỏ hay người già. Trung bình, hàm lượng calo trong mỗi trái táo phụ thuộc vào từng loại táo: táo xanh, táo chín, táo đỏ, táo để vỏ hay gọt vỏ. Không chỉ có calo, trong táo còn chứa nhiều...