AI – giúp việc hiệu quả của ngành y tế
Trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ liên quan đang được ứng dụng ngày một nhiều vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và đã cho thấy một số lợi thế của chúng ở mảng này.
Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe – Ảnh: STANDFORD
Những công nghệ này được dự báo sẽ làm thay đổi nhiều khía cạnh của việc chăm sóc sức khỏe và các thủ tục hành chính liên quan. Nhiều chuyên gia tin rằng chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực có thể bị tác động nhiều nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhiều tiềm năng ứng dụng
Theo Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ (NLM), ứng dụng AI trong y tế không chỉ là một công nghệ cụ thể mà là một tập hợp gồm nhiều lĩnh vực như máy học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tự động hóa quy trình của robot, ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị và điều hành.
Theo ông Tom Lawry, giám đốc quốc gia về AI tại Microsoft, hầu hết các tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn đang bắt đầu sử dụng AI, tuy nhiên chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của lĩnh vực này.
Một trong những ứng dụng chính là sử dụng máy học để dự đoán. Người ta đang dùng AI để dự đoán mọi thứ, từ ước tính số lượng bệnh nhân khoa cấp cứu (để chủ động phân phối nhân sự) cho đến dự đoán phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất với bệnh nhân ung thư vú…
Video đang HOT
Họ cũng đang tận dụng khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và công nghệ thị giác máy tính của AI để giúp bác sĩ X-quang nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị. Khi đó, AI giúp bác sĩ quan sát kỹ hơn ảnh chụp, hỗ trợ thêm thông tin cho việc đọc hình, giúp bác sĩ giảm tối đa sai sót trong chẩn đoán hình ảnh.
Ngày nay, trong nhiều thử nghiệm, các thuật toán máy tính đã tỏ ra vượt trội hơn các bác sĩ X-quang trong việc phát hiện các khối u ác tính.
Tuy nhiên, tiềm năng được kỳ vọng nhất của AI trong chăm sóc sức khỏe lại nằm ở việc thay đổi quy trình lâm sàng. AI có thể tự động hóa nhiều công việc của bác sĩ, giúp quy trình khám chữa bệnh trở nên “thông minh” hơn.
Ông Tom Lawry cho rằng AI có giá trị theo hai hướng: một là tự động hóa các quy trình và xử lý hiệu quả các kiểu công việc lặp đi lặp lại, hai là tăng cường hiệu quả trong chẩn đoán, khám chữa bệnh.
Nguồn: McKinsey & Company – Tổng hợp: MINH KHÔI – Đồ họa: TUẤN ANH
Thu hút đầu tư lớn
Theo báo cáo từ công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company, AI hiện là ưu tiên hàng đầu trong các chương trình hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe ở nhiều nước, tiêu biểu như ở Liên minh châu Âu (EU).
Ngày càng nhiều chính phủ đầu tư nghiên cứu AI trong chăm sóc sức khỏe như Phần Lan, Đức, Anh, Israel, Trung Quốc và Mỹ. Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng khi dòng vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào cho 50 công ty hàng đầu trong lĩnh vực AI liên quan đến chăm sóc sức khỏe đạt 8,5 tỉ USD.
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tới năm 2030, các hệ thống y tế áp dụng AI có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ động, tức là theo dõi và chẩn đoán các nguy cơ gây bệnh.
Phân tích của AI có thể giúp chúng ta hiểu thêm về các yếu tố gây bệnh trong cuộc sống, từ di truyền, ăn uống, môi trường làm việc, mức độ ô nhiễm không khí tại địa phương… Điều này có nghĩa hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến có thể dự đoán khi nào một người có nguy cơ phát bệnh mãn tính và đề xuất các biện pháp phòng ngừa trước khi bệnh trở nặng.
Theo tạp chí Forbes, Chính phủ Singapore hiện đang sử dụng công nghệ máy học và các thuật toán chuyên sâu giúp quản lý sức khỏe của những người tiền đái tháo đường.
Theo đó, họ khai thác dữ liệu của khoảng 5 triệu công dân để phát hiện sớm những người bị tiền đái tháo đường, sau đó mời họ tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe nhằm giảm đường huyết. Khả năng cá nhân hóa cao này đã rất thành công trong việc làm chậm quá trình phát triển bệnh của những người bị tiền đái tháo đường.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống
Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều giải pháp trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả.
Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo được Thủ tướng Chính phủ ban hành đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ASEAN và trên thế giới.
Để tận dụng ưu thế mà xu hướng công nghệ cốt lõi này mang lại, thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều giải pháp trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả.
Thiết bị quan trắc môi trường nhỏ gọn với tên gọi là Fi-Mi, được lắp đặt trên tuyến xe buýt tại Hà Nội, giúp thu thập dữ liệu về mức độ ô nhiễm không khí ở các nơi mà xe đi qua. Trung tâm điều khiển sẽ tổng hợp, phân tích dữ liệu truyền về, sau đó đưa ra cảnh báo về chất lượng không khí. Do ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo nên mức độ chính xác sẽ được cải thiện dần theo thời gian khi dữ liệu thu thập được ngày càng nhiều.
Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - chia sẻ: "Chúng tôi sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán chất lượng không khí ở những vùng mà không có xe buýt đi qua và cả dự báo chất lượng không khí trong tương lai nữa. Trí tuệ nhân tạo cũng được sử dụng để tối ưu hóa hoạt động của thiết bị như tự động điều chỉnh tần suất lấy mẫu của các thiết bị sao cho nó tiết kiệm năng lượng nhất mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao nhất".
Trong khi đó, một nhóm đang nghiên cứu và phát triển một giải pháp sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thu thập và phân tích thông tin trên mạng Internet. Sau khi liệt kê danh sách các bài báo, bài viết, bình luận trên mạng xã hội có liên quan tới từ khóa cần tra cứu, hệ thống sẽ đánh giá thông tin đó mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Thống kê số lượng theo thời gian, nguồn bài viết hay từng tên miền.
Thạc sĩ Đào Quang Toàn - Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đã trang bị những phần mềm như này cho các đơn vị như UBND và Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương. Họ sẽ giám sát các chính sách khi mà đưa ra sẽ được phản hồi từ phía người dân, các cơ quan báo chí thông qua các bài viết ủng hộ chính sách đó hay phản đối chính sách đó, từ đó điều chỉnh chính sách ngày càng tốt hơn".
Trí tuệ nhân tạo có thể ứng dụng trong nhận diện mệt mỏi của tài xế, tránh tai nạn xảy ra, xác minh thông tin trên giấy tờ tùy thân, chuyển văn bản thành giọng nói, trợ giúp cho những người khiếm thị hoặc chẩn đoán bệnh ung thư... Dữ liệu là yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ ứng dụng nào của trí tuệ nhân tạo.
PGS. TS. Nguyễn Long Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Tiên tiến về Trí tuệ nhân tạo, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - cho rằng: "Để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo thì việc đầu tiên chúng ta phải làm đó là đầu tư vào hạ tầng chia sẻ dữ liệu và hạ tầng mạng lưới tính toán. Nó là nền tảng cho các nhóm nghiên cứu cùng xây dựng những mô hình chia sẻ các công cụ về trí tuệ nhân tạo từ đó phát triển các giải pháp giải quyết các bài toán cụ thể".
Theo dự báo, sự phát triển trí tuệ nhân tạo trong tương lai sẽ tập trung vào các xu hướng xe tự lái, trợ lý ảo và gia tăng trải nghiệm trên các thiết bị di động thông minh.
Trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong phòng, chống tội phạm như thế nào? Trong buổi bình minh của trí tuệ nhân tạo (AI), một loạt công cụ máy học mới hứa hẹn sẽ giúp bảo vệ người dân hiệu quả hơn, song cũng đi kèm những thách thức khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Khi bản thân dữ liệu cũ chính là vấn đề Dữ liệu trong quá khứ về tội phạm...