Ai giúp ông Kim Jong-un thực hiện giấc mơ Triều Tiên “hóa rồng”?

Theo dõi VGT trên

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn đưa Triều Tiên trở thành một quốc gia Đông Á bình thường, có thể hòa nhập vào khu vực và thế giới. Nhưng để thực hiện giấc mơ này, ông cần sự giúp đỡ của nhiều người.

Ai giúp ông Kim Jong-un thực hiện giấc mơ Triều Tiên hóa rồng? - Hình 1

Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng hai phu nhân chụp ảnh trên núi Paekdu trong chuyến thăm Triều Tiên của nhà lãnh đạo Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã về nước trong tuần này sau chuyến thăm tới Bình Nhưỡng, mang theo thông điệp thể hiện sự thiện chí của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Kim Jong-un hứa rằng ông sẽ dỡ bỏ hoàn toàn một khu thử và một bãi phóng tên lửa, đồng thời đóng cửa một cơ sở hạt nhân quan trọng của Triều Tiên.

Tuy vậy, an ninh quốc phòng không phải là vấn đề duy nhất “phủ bóng” chuyến thăm của tổng thống Hàn Quốc tới Triều Tiên. Ngoài các quan chức Hàn Quốc, đoàn tháp tùng Tổng thống Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng còn có các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, trong đó có các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai.

Khác với cha và ông nội – các thế hệ lãnh đạo Triều Tiên đi trước, ông Kim Jong-un dường như đang lựa chọn một chiến lược và chiến thuật vốn quen thuộc với nhiều quốc gia Đông Á. Ông muốn trở thành nhà lãnh đạo đưa Triều Tiên đi theo con đường phát triển kinh tế.

Xuất phát điểm cho hệ tư tưởng của ông Kim Jong-un có thể bắt nguồn từ các nhà lãnh đạo nổi tiếng như cố Thủ tướng Nhật Bản thời hậu chiến Yoshida Shigeru, nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu, cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee hay cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Theo John Delury, nhà sử học về Trung Quốc và là chuyên gia về bán đảo Triều Tiên, ông Kim Jong-un muốn trở thành một nhà cải cách kinh tế vĩ đại. Mỹ có thể giúp ông Kim Jong-un thực hiện giấc mơ này, vì đây là cách tốt nhất để duy trì những tiến bộ trong quá trình phi hạt nhân hóa, từ đó xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Chiến lược phát triển kinh tế

Ai giúp ông Kim Jong-un thực hiện giấc mơ Triều Tiên hóa rồng? - Hình 2

Ông Kim Jong-un dầm mưa đi thị sát một cơ sở tại Triều Tiên hồi tháng 7 (Ảnh: KCNA)

Video đang HOT

Ngay từ khi lên nắm quyền cách đây 7 năm, ông Kim Jong-un đã có những dấu hiệu cho thấy sự chuyển mình trong ưu tiên chính sách từ bảo đảm an ninh sang phát triển kinh tế. Trong bài phát biểu khi vừa lên nắm quyền hồi năm 2012, ông Kim Jong-un đã hứa với người dân Triều Tiên rằng họ sẽ không còn phải sống trong cảnh “thắt lưng buộc bụng” nữa.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã quyết định bỏ lối tư duy tập trung bao cấp, thay vào đó cho phép nông dân Triều Tiên thoải mái hơn trong việc bán các nông sản do họ làm ra, đồng thời tạo điều kiện để các ông chủ nhà máy tự do hơn trong việc quản lý t.iền lương và sản lượng. Ông cũng dỡ bỏ sự trói buộc đối với các thị trường phi truyền thống cũng như mở cửa cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ.

Ông Kim Jong-un đưa ra tuyên bố về chiến lược phát triển mới trong phiên họp cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 3/2013, trong đó kêu gọi “phát triển kép” (byungjin), nghĩa là vừa phát triển năng lực răn đe hạt nhân vừa phát triển kinh tế cùng một lúc. Điều này ngược lại hoàn toàn với chính sách “quân sự là số một” và chỉ ưu tiên quốc phòng của cố lãnh đạo Kim Jong-il.

Chiến lược byungjin của ông Kim Jong-un dường như đã thành công. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được những bước tiến đáng kể khi Bình Nhưỡng tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo tầm trung và bom nhiệt hạch trong năm 2017. Mặc dù phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, song nền kinh tế Triều Tiên vẫn đạt được sự tăng trưởng khiêm tốn trong những năm đầu sau khi ông Kim Jong-un nhận nhiệm sở và lên tới đỉnh cao vào năm 2016. Đã có những bài viết mô tả thủ đô Bình Nhưỡng phát triển bùng nổ với các khu nhà cao tầng, nhà hàng, cửa hiệu và giao thông nhộn nhịp.

Tuy vậy, ông Kim Jong-un vẫn chưa hài lòng với tốc độ phát triển kinh tế như vậy. Trong bài phát biểu đón năm mới 2018, ông một lần nữa kêu gọi “bước đột phá” và “tái thiết” nền kinh tế Triều Tiên. Chỉ vài ngày trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 4, ông Kim Jong-un tuyên bố chiến lược byungjin chấm dứt. Thay vào đó, ông nhấn mạnh mọi nỗ lực bây giờ của Triều Tiên sẽ tập trung vào việc “xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”.

Kể từ đó, chính sách ưu tiên kinh tế đã trở thành chủ đề chính trong các khẩu hiệu tuyên truyền của Triều Tiên. Ông Kim Jong-un đã dành cả mùa hè năm nay để thị sát các nông trại, nhà máy, khu nghỉ dưỡng du lịch, thậm chí công khai phê bình cấp dưới khi thực hiện các dự án không đúng tiến độ. Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 9/9, các khẩu hiệu đều gắn với chủ đề phát triển kinh tế và không có sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo liên lục địa. Điều này hoàn toàn khác biệt so với thời điểm cách đây một năm.

Sự giúp đỡ dành cho Triều Tiên

Ai giúp ông Kim Jong-un thực hiện giấc mơ Triều Tiên hóa rồng? - Hình 3

Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Yay. Y Lee và Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won gặp Phó Thủ tướng Triều Tiên Ri Ryong Nam tại Bình Nhưỡng nhân chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc tới Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Ông Kim Jong-un muốn đưa Triều Tiên trở thành một nền kinh tế Đông Á bình thường, bắt kịp và hòa nhập với khu vực. Tổng thống Moon Jae-in hiểu rằng tham vọng kinh tế của ông Kim Jong-un là chìa khóa cho việc duy trì những tiến triển ngoại giao trong khu vực. Trong chuyến đi tới Bình Nhưỡng tuần này, Tổng thống Moon đã dẫn theo lãnh đạo của các tập đoàn về năng lượng, đường sắt, cùng giám đốc điều hành của các doanh nghiệp lớn.

Mặc dù không có thỏa thuận nào được ký kết và các lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc cũng không chia sẻ về chuyến đi tới Triều Tiên, song sự hiện diện của họ là bằng chứng cho thấy Hàn Quốc sẵn sàng thúc đẩy các dự án hợp tác kinh tế quan trọng với Triều Tiên.

Trong một cảnh tượng hiếm thấy, Tổng thống Moon Jae-in đã có bài phát biểu trước 150.000 người Triều Tiên tại sân vận động 1/5 hôm 19/9 và cam kết sẽ đẩy nhanh “tương lai thịnh vượng chung” của hai quốc gia. Ông Moon khen ngợi “sự phát triển đáng kể”của Bình Nhưỡng và cho biết ông hiểu “mô hình đất nước mà Chủ tịch Kim và người dân Triều Tiên muốn xây dựng” là như thế nào.

Trong tuyên bố chung sau cuộc họp thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo Hàn – Triều cam kết sẽ kết nối lại các tuyến đường bộ và đường sắt giữa hai nước, mở lại khu công nghiệp chung vốn đang bị đóng cửa ở Kaesong và một điểm du lịch ở núi Kumgang. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng lên kế hoạch xây dựng một đặc khu kinh tế như cách nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng làm để thu hút đầu tư nước ngoài trong thập niên 1980.

Tuy nhiên, tham vọng phát triển kinh tế của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn trông cậy phần lớn vào Mỹ. Nếu Washington giảm bớt và dần dần xóa bỏ các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng, điều đó có thể giúp ông Kim Jong-un đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra.

Trong trường hợp lý tưởng, các công ty Mỹ có thể đóng vai trò trực tiếp trong quá trình phát triển kinh tế của Triều Tiên như Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng đề xuát hồi đầu năm. Để làm được điều đó, Mỹ nên ủng hộ các nỗ lực của Hàn Quốc trong việc hợp tác kinh tế với Triều Tiên. Ngoài ra Washington cũng không nên chỉ trích quan hệ thương mại hiện thời giữa Triều Tiên và Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng.

Thành Đạt

Theo Dantri/ New York Times

Triều Tiên thừa nhận kinh tế khó khăn, kêu gọi Hàn Quốc giúp đỡ

Phó Thủ tướng Triều Tiên đã thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế Triều Tiên và kêu gọi sự giúp đỡ của Hàn Quốc.

Triều Tiên thừa nhận kinh tế khó khăn, kêu gọi Hàn Quốc giúp đỡ - Hình 1

Tổng thống Moon Jae-in gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)

Chia sẻ với các phóng viên ngày 21/9, cố vấn kinh tế đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Kim Hyun-chul, cho biết Phó Thủ tướng Triều Tiên Ri Ryong-nam đã thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế Triều Tiên và kêu gọi Hàn Quốc giúp đỡ trong cuộc gặp với các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong tuần này. Trước đó ngày 18/9, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong và các lãnh đạo tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã tháp tùng Tổng thống Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng để dự hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên thừa nhận sự yếu kém của nền kinh tế. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng chia sẻ điều này với Tổng thống Moon Jae-in và bản thân ông cũng đang nỗ lực cải thiện nền kinh tế bị đình trệ của Triều Tiên sau nhiều năm theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.

Tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Ri Ryong-nam và các lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc, hai bên đã nhấn mạnh cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Thủ tướng Ri mong muốn Hàn Quốc sẽ nỗ lực vì hòa bình, thịnh vượng và tương lai tái thống nhất hai miền Triều Tiên.

Phó Thủ tướng Triều Tiên cũng có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Hyun Jeong-eun và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc Park Yong-maan. Hyundai Asan, công ty hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên thuộc Tập đoàn Hyundai, là đối tác quan trọng trong dự án khu công nghiệp chung liên Triều ở thành phố Kaesong tại biên giới Triều Tiên, đồng thời là đối tác tham gia chương trình du lịch chung ở núi Kumgang - khu nghỉ dưỡng trên núi nổi tiếng ở bờ biển phía đông Triều Tiên.

Cả 2 dự án khu công nghiệp và du lịch trên đều được xem là biểu tượng cho mối quan hệ hòa hợp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên do tình hình căng thẳng trong quan hệ song phương trước đây, cả hai dự án đều bị tạm dừng.

Chuyến thăm của phái đoàn gồm các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng lần này là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên mong muốn thu hút công nghệ và các khoản đầu tư từ Hàn Quốc để cải thiện nền kinh tế. Hiện Bình Nhưỡng đang phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt cả đơn phương và đa phương từ Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế do các chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi.

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua cho biết ông hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra "trước khi quá muộn".

"Tôi hy vọng tôi sẽ có cơ hội quay trở lại Bình Nhưỡng để tiếp tục các cuộc đàm phán trước khi quá muộn. Và trước khi quá muộn... tôi cũng hy vọng hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau lần nữa để tiếp tục đạt được tiến triển trong vấn đề quan trọng đối với toàn thế giới", ông Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn với MSNBC.

Trong cuộc phỏng vấn khác với Fox News, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng để hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai diễn ra, các điều kiện cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.

"Chúng tôi vẫn đang chuẩn bị. Tuy nhiên vẫn còn một số việc cần làm để đảm bảo rằng các điều kiện đều phù hợp và hai nhà lãnh đạo sẽ đến đúng thời điểm để chúng ta có thể đạt được tiến triển thực chất", ông Pompeo nói.

Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều diễn ra ở Singapore hồi tháng 6. Tại cuộc gặp này, ông Trump và ông Kim đã cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên để đổi lấy việc Mỹ đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng.

Thành Đạt

Theo Dantri/Yonhap

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Bầu cử Mỹ: Bà Harris chưa đẩy lùi được lợi thế về điều hành kinh tế của ông Trump
08:01:37 18/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Trở thành nữ sát thủ vì theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến
06:11:34 18/09/2024

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Trịnh Sảng tuyệt vọng
19:41:48 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
5 phim Hoa ngữ không có tệ nhất chỉ có tệ hơn: Số 1 nhận bão tẩy chay vì phá nát nguyên tác
20:03:20 19/09/2024
Lý do Tuấn Hưng khó được tham gia Sao nhập ngũ, gửi 1 nguyện vọng nhờ cư dân mạng giúp
20:00:13 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024

Tin mới nhất

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Người Việt chung tay cứu trợ lũ lụt tại CH Séc

19:54:22 19/09/2024
Đoàn công tác đã đến 3 vùng bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua của CH Séc gồm Opava, Krnov và Jesenik, đều là những địa phương có người Việt sinh sống.

Myanmar: 268 người t.hiệt m.ạng do lũ lụt

19:47:48 19/09/2024
Trước tình hình khẩn cấp này, chính quyền Myanmar đã kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngày 18/9, một tàu hải quân Ấn Độ đã cập cảng Yangon để cung cấp viện trợ bao gồm thực phẩm, thuốc men và vật dụng thiết yếu.

Các nền kinh tế châu Á trước thách thức tái thiết khi bão chồng bão

19:45:39 19/09/2024
Khi những tàn dư của bão Yagi còn chưa được khắc phục hoàn toàn châu Á lại phải hứng chịu thêm một cơn bão khác. Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải (Trung Quốc) với cường độ bão cấp 1.

Sri Lanka đóng cửa trường học để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống

19:42:44 19/09/2024
Ông Wickremesinghe khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng nếu đắc cử và cảnh báo rằng mọi chính sách chệch hướng so với yêu cầu của IMF sẽ dẫn đến nhiều rắc rối hơn.

Mỹ điều thêm quân tới đảo Alaska cách Nga chưa đầy 500 km

19:40:52 19/09/2024
Tuy nhiên, theo NORAD, số lượng các chuyến bay từ Nga vào vùng Alaska dao động hàng năm. Trung bình là 6-7 lần/năm. Năm ngoái, 26 máy bay Nga đã bay trong khu vực Alaska và tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã có 25 chiếc.

Đức tạm dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel do các thách thức pháp lý

19:38:02 19/09/2024
Bộ Kinh tế Đức hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết hiện không có bất cứ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nào của Đức đối với Israel.

Trí tuệ nhân tạo: Meta và Spotify đề nghị EU nhất quán quy định về AI

19:32:17 19/09/2024
Ngoài soạn thảo các quy tắc về bảo vệ dữ liệu, EU đã trở thành liên minh khu vực đầu tiên soạn thảo luật định quan trọng nhằm ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ, đó là Đạo luật AI có hiệu lực vào đầu năm nay.

Động lực khiến ngày càng nhiều quốc gia triển khai ETA

19:28:43 19/09/2024
Ông Aaron Wong, nhà sáng lập trang web du lịch The MileLion, cho biết ETA là một dạng sàng lọc trước với các du khách miễn thị thực. Theo ông Wong, ETA khác với visa bởi dành cho những trường hợp lưu trú ngắn hạn.

Có thể bạn quan tâm

7 cách đơn giản ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng

Sức khỏe

05:16:27 20/09/2024
Nếu bạn làm việc bàn giấy, điều cần thiết là phải nghỉ giải lao thường xuyên để ngăn ngừa căng cơ. Cứ sau 30 phút, hãy đứng dậy khỏi ghế và đi bộ nhanh trong 3 phút nhằm giúp thư giãn các cơ, giảm căng thẳng ở cổ và vai.

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.