Ai giám sát sự liêm chính trong doanh nghiệp?
Trong tình huống đưa ra thảo luận trong một chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp (DN) mới đây của Viện Thành viên HQT Việt Nam (VIOD) được nêu lên như sau: Công ty A hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với nhiều năm tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt.
Năm 2018, do thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại, nhiều sản phẩm của Công ty A trở nên khó bán hơn. Cứ theo diễn tiến này, Công ty A chỉ hoàn thành 75% kế hoạch 2018.
ể hoàn thành mục tiêu đề ra, Giám đốc Công ty A đề xuất phân loại các bất động sản đã hoàn thành nhưng chưa bán được (hàng tồn kho, phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được) và chuyển sang bất động sản đầu tư (phản ánh theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế).
Với đề xuất này, A sẽ ghi nhận thêm một khoản lợi nhuận đủ để đạt mục tiêu 2018. Vậy ai sẽ soát xét và đưa ra quyết định A có nên thay đổi chính sách kế toán như trên hay không?
Câu chuyện của Công ty A không phải là hiếm gặp trong xử lý bài toán tài chính của các DN trên sàn. Lên sàn, DN có nhiều thuận lợi, nhưng phải chịu nhiều sức ép, lớn nhất là làm cách nào duy trì được dòng doanh thu và lợi nhuận để hoàn thành trách nhiệm với đồng vốn cổ đông. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo DN phải đứng trước lựa chọn sử dụng những thủ thuật tài chính để thực hiện mục tiêu này.
Các chuyên gia VIOD cho rằng, nếu trong tổ chức của Công ty A có Ủy ban Kiểm toán do 1 thành viên độc lập trong HQT làm Trưởng ban thì câu chuyện thay đổi chính sách kế toán sẽ được thảo luận nội bộ một cách kịp thời và chuẩn mực, hơn là việc Công ty A cứ làm và đến cuối kỳ Ban Kiểm soát mới đánh giá lại.
Với vai trò và vị thế của mình, Ủy ban Kiểm toán đủ khả năng yêu cầu một cuộc làm việc với Giám đốc Công ty A để đánh giá tính hợp lý, hợp lệ của việc thay đổi chính sách kế toán. Các bên sẽ đánh giá xem liệu ghi nhận bức tranh tài chính này có đang phản ánh một chiến lược mới của A hay không?
Từ xây bất động sản để bán chuyển sang giữ lại các tài sản này để cho thuê dài hạn? Nếu Công ty A có mục tiêu cho thuê và thực tế có một số hợp đồng thuê thì bước chuyển đổi này là hợp lý.
Video đang HOT
Nhưng nếu không có yếu tố đó thì bước chuyển này có thể chỉ nhằm làm đẹp sổ sách và trong đó ẩn chứa yếu tố gian lận, đòi hỏi lãnh đạo Công ty A phải đánh giá được lợi ích và rủi ro phải đối mặt khi quyết định thay đổi chính sách kế toán.
Khuyến nghị rất đáng lưu tâm của VIOD là khi phải đối diện với sự chọn lựa chính sách kế toán để đạt mục tiêu ngắn hạn, các DN nên tham khảo quan điểm của kiểm toán độc lập. Cùng với đó, nên so sánh với quy chuẩn báo cáo kiểm toán quốc tế (IFRS), xem những việc DN định làm có sai nguyên tắc, sai thông lệ quốc tế không?
Việc xem xét các công ty trong ngành đang ứng xử như thế nào trong cùng môi trường kinh doanh khó khăn cũng là điểm DN nên tìm hiểu trước khi chọn ra giải pháp phù hợp cho mình, mà vẫn đảm bảo tính liêm chính trong thể hiện bức tranh tài chính cuối kỳ.
Có rất nhiều thủ thuật DN có thể sử dụng để làm đẹp báo cáo tài chính, trong đó các DN đại chúng hay áp dụng nhất là nới lỏng tín dụng cho khách hàng; giảm chi phí bằng cách vốn hóa; thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí không phù hợp; phù phép thông qua các ước tính kế toán và thay đổi chính sách kế toán…
Khi những thủ thuật này diễn ra, người thiệt hại đầu tiên là các cổ đông đại chúng. Vì thế, xây dựng một HQT có tính độc lập cao hơn, có khả năng giám sát sự minh bạch, liêm chính trong DN tốt hơn là điều mà DN cần hướng tới.
Trên sàn niêm yết, một số DN tiên phong áp dụng mô hình quản trị tiên tiến (như VNM, Nam Long…) với việc xây dựng HQT có các thành viên độc lập, thành viên không điều hành cùng hệ thống ủy ban hỗ trợ, đặc biệt là Ủy ban Kiểm toán giữ vai trò đánh giá sự chuẩn mực, minh bạch trong bức tranh tài chính, là những chỉ dẫn mà các DN nên tham khảo để chọn ra con đường cho tương lai dài hạn.
Người quan sát
Sẽ minh bạch, chặt chẽ trong quản lý vốn ODA
Việc quản lý, giám sát các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời gian tới sẽ công khai, minh bạch hơn.
Việc giải quyết thủ tục của các dự án ODA cũng sẽ nhanh hơn để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ nguồn vốn này.
Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ ban hành định hướng sử dụng, thu hút vốn ODA trong thời gian tới.
Quy trình thường kéo dài do chất lượng hồ sơ chưa tốt
Tại phiên chất vấn ngày 31/10 của Quốc hội, nhiều đại biểu dành sự quan tâm và chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) liên quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đặt vấn đề, có ý kiến của doanh nghiệp cho rằng, có đến 90% dự án ODA mất thời gian phê duyệt trung bình là 6 tháng.
ADVERTISEMENT
Về vấn đề nêu trên, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, quy trình, thủ tục sử dụng nguồn vốn ODA được thiết kế hết sức chặt chẽ gồm 4 bước: đề xuất dự án; phê duyệt chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư; cuối cùng là ký kết hiệp định và triển khai dự án. Bốn bước này đều phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Khi bắt đầu ký hiệp định triển khai dự án mới phát sinh chi phí nên toàn bộ khâu chuẩn bị dự án là không phát sinh chi phí.
Trên thực tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin, quy trình này sẽ phức tạp hơn bởi bên cạnh quy trình ở trong nước thì còn phải thực hiện các yêu cầu, quy định của nhà tài trợ nước ngoài, do đó quy trình trong một dự án thường kéo dài hơn. Thời gian chuẩn bị dự án không phải chỉ 6 tháng mà hiện trung bình khoảng 2 - 3 năm, có những dự án lớn, phức tạp phải đến 5 năm mới có thể xong được quy trình này.
"Chúng ta chuẩn bị dự án càng kỹ, càng tốt, chất lượng càng cao thì khi triển khai thực hiện càng nhanh, càng hiệu quả và không làm phát sinh thêm chi phí, đó là yêu cầu và cũng là thông lệ của quốc tế", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Chính phủ đang hướng tới tăng cường khâu chuẩn bị dự án để khi Việt Nam ký hiệp định thì lúc đó mới bắt đầu phát sinh chi phí (đó là phí lãi vay và phí cam kết).
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trong các bước và về mặt thủ tục thì chất lượng hồ sơ còn chưa tốt, thiếu, chưa đầy đủ, giải trình nhiều lần. Các bộ, các cơ quan tham gia xử lý chưa nhanh, thiếu nhất quán và chưa rõ, chung chung nên khi tổng hợp để xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ cũng làm mất thời gian.
Bộ KH&ĐT nhận trách nhiệm và sẽ rà soát, đôn đốc, làm sao giải quyết thủ tục minh bạch và nhanh hơn để đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn phải bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn vốn này.
Minh bạch nguồn vốn và thu hút ODA có chọn lọc
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) đặt vấn đề, với quy trình chặt chẽ như trên, tại sao việc sử dụng vốn ODA vẫn không hiệu quả? Đại biểu này nêu dẫn chứng: Dự án Nhà máy Xử lý rác thải ở Đồ Sơn, TP. Hải Phòng đã trả nợ được 200 tỷ đồng vốn ODA của Hàn Quốc rồi, còn 200 tỷ đồng nữa, nhưng công nghệ xử lý rác thải từ nguồn vốn ODA này lại không hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ chuẩn bị ban hành định hướng sử dụng, thu hút vốn ODA trong thời gian tới. Theo đó, định hướng thu hút vốn sẽ theo hướng những vấn đề doanh nghiệp tư nhân trong nước làm được, công nghệ trong nước có thì sẽ không khuyến khích sử dụng và thu hút vốn ODA nữa, mà sẽ khuyến khích doanh nghiệp trong nước thực hiện. Vốn ODA sẽ dành cho phát triển công nghệ cao.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý, một trong những bất cập xung quanh việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA là vấn đề chất lượng lập dự án của đơn vị tư vấn. Đơn vị tư vấn chất lượng chưa tốt, còn bị lồng ghép ý chí của nhà tài trợ hoặc của các nhà thầu vào dự án đề xuất. Do đó, các cơ quan khi xem xét dự án cần hết sức thận trọng.
Trong thời gian tới, Bộ KH&ĐT cũng có phương án công khai minh bạch hơn nữa thông tin về các dự án ODA. Ngoài vấn đề về thể chế, còn có vấn đề thuộc trách nhiệm của các cơ quan chuẩn bị hồ sơ, chủ đầu tư và các cơ quan xem xét, xử lý.
"Liên quan đến nguồn vốn ODA, không phải chỉ có Bộ KH&ĐT mà có vai trò của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khác. Bộ KH&ĐT cùng với các bộ sẽ cố gắng để thực hiện nhanh, thuận lợi hơn, minh bạch hơn nhưng vẫn đảm bảo thận trọng theo quy trình pháp luật quy định", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Theo báo Đấu thầu
Doanh nghiệp nhà nước và 'bóng ma' nợ nần Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang nắm giữ số tài sản lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản của các DNNN tăng 3% so với năm 2016 nhưng tổng gánh nặng nợ phải trả của khối DN này cũng lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng, chiếm đến 56,5% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty....