Ai được ưu tiên tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 ở Việt Nam?
Hiện nay, nguồn cung cấp vắc-xin ngừa COVID-19 còn hạn chế, vì vậy khuyến cáo chung là nên ưu tiên tiêm vắc-xin cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và những người từ 65 tuổi trở lên.
Theo Bộ Y tế, việc tiêm chủng cũng được khuyến cáo đối với những người có bệnh lý nền, bao gồm béo phì, bệnh tim mạch, hô hấp, đái tháo đường.
Trong phòng thí nghiệm sản xuất vắc-xin COVID-19 của Tập đoàn AstraZeneca. Ảnh: Lâm Trần
“Người từng mắc COVID-19 cũng có thể nên tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin hiện tại, những người này có thể trì hoãn việc tiêm vắc-xin đến 6 tháng kể từ lúc bị nhiễm SARS-CoV-2″, một chuyên gia khuyến nghị.
Theo vị chuyên gia này, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm chủng nếu họ thuộc nhóm được ưu tiên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyến cáo ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc-xin. Vị chuyên gia cho rằng, một đối tượng nữa cần ưu tiên là người sống ở nơi đã, đang xuất hiện dịch COVID-19. Trong khi đó, người dưới 18 tuổi, người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin không nên dùng.
Sau một thời gian Công ty Cổ phần Vắc-xin Việt Nam (VNVC) mở hệ thống ở hơn 50 trung tâm cho người dân đăng ký để đặt hàng tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, ngày 19/2, đại diện VNVC cho biết, hiện nơi đây đã ngưng đăng ký.
Video đang HOT
Công ty thông báo, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế về thứ tự ưu tiên người được tiêm vắc- xin COVID-19, VNVC tạm dừng nhận đăng ký vắc-xin; khi có kế hoạch chi tiết, VNVC sẽ thông báo đến khách hàng. “Các khách hàng đã đăng ký tiêm chủng vắc- xin COVID-19 vui lòng theo dõi hộp thư điện tử hoặc tin nhắn để cập nhật thông báo mới từ VNVC”, công ty thông báo.
Quy định mới, chuyên gia vào Việt Nam không phải cách ly 14 ngày
Nhiều nhóm chuyên gia, nhà đầu tư, khách nhập cảnh mục đích ngoại giao... khi vào Việt Nam ngắn ngày sẽ không phải cách ly tập trung.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký công văn hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày.
Cụ thể, những người nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày được quy định bao gồm: Nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, chuyên gia, quản lý doanh nghiệp cùng thân nhân và các đối tượng theo thỏa thuận với từng nước (gọi chung là chuyên gia); những khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ.
Từ ngày hôm nay, tất cả nhóm trên sẽ không phải cách ly tập trung khi vào Việt Nam dưới 14 ngày.
Khách nhập cảnh vào Việt Nam làm thủ tục khai báo y tế tại sân bay Nội Bài
Dù vậy, các chuyên gia, khách nhập cảnh vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn và không để lây nhiễm chéo, không lây nhiễm ra cộng đồng.
Quá trình làm việc thực địa cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng dịch, hạn chế tối đa số người gặp, tiếp xúc...
Đối với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ: Thực hiện đầy đủ việc khai báo y tế điện tử khi nhập cảnh. Sử dụng ứng dụng Bluezone trong suốt thời gian tại Việt Nam (trừ khách VIP từ cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên).
Những người tiếp xúc với chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ phải thực hiện tự theo dõi sức khỏe, khi có một trong các biểu hiện: Sốt, ho, đau rát họng hoặc khó thở thì thông báo cho cơ quan quản lý và y tế địa phương.
Để đảm bảo an toàn, Bộ Y tế yêu cầu, tất cả chuyên gia phải được xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ 3-5 ngày trước ngày nhập cảnh vào Việt Nam.
Chuyên gia, khách nhập cảnh phải vào trước thời gian làm việc dự kiến 1 ngày để thực hiện các quy định liên quan đến giám sát y tế, đồng thời phải có bảo hiểm y tế quốc tế hoặc tổ chức mời phải có cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp mắc Covid-19.
Nơi lưu trú cho chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ phải đảm bảo theo các quy định tại Quyết định số 878/QĐ-BYT hoặc Quyết định số 1246/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Các quyết định này cho phép khách nhập cảnh được ở tại khách sạn nhưng phải đảm bảo tuyệt đối không để lây nhiễm chéo tại nơi lưu trú và lây ra cộng đồng.
Toàn bộ kinh phí cho việc cách ly, phương tiện đưa đón, xét nghiệm Covid-19 do đơn vị, tổ chức mời chuyên gia chi trả. Đối với khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì được miễn phí.
Sau 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu chuyên gia và khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ tiếp tục có nhu cầu ở lại Việt Nam làm việc và kết quả SARS-CoV-2 âm tính thì được làm việc bình thường, không cần cách ly.
Bộ Y tế đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố triển khai các nội dung trong quy định mới, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian chuyên gia lưu trú tại Việt Nam.
Tiếp tục không có ca mắc mới COVID-19 trong 12 giờ qua, Việt Nam còn 66.946 người đang cách ly Tính đến 6 giờ sáng ngày 2/9, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới trong 12 giờ qua; hiện cả nước còn 66.946 người đang được cách ly theo dõi sức khoẻ phòng dịch. Đo thân nhiệt sàng lọc người mắc COVID-19 trong cộng đồng. Ảnh: TTXVN Tính đến 6 giờ ngày 2/9, Việt Nam có tổng cộng 1.044 ca...