Ai đứng sau hỗn loạn chính trị ở Brazil?
Khu liên hợp Ba quyền lực (Three Powers Plaza), nơi có tòa nhà Quốc hội, dinh Tổng thống và trụ sở Tòa án Tối cao – biểu tượng 3 nhánh quyền lực của hệ thống chính trị Brazil, đã bị chiếm giữ và đập phá ngày 8/1 vừa qua.
Vụ “đảo chính” đã thất bại, an ninh đang được thắt chặt để đề phòng những kẻ cực đoan quá khích quay trở lại tiếp tục đập phá.
Đúng như lo ngại của giới quan sát về những tuyên bố không chấp nhận thua cuộc của ông Jair Bolsonaro, những kẻ quá khích ủng hộ ông đã thực hiện hành động tương tự như vụ bạo loạn trên Đồi Capitol của Mỹ hồi năm 2021. Cái khác là vụ việc ở Brazil mang đặc điểm của một cuộc “đảo chính” dùng sức mạnh của đám đông quá khích.
Những kẻ quá khích ủng hộ ông Bolsonaro đã tràn vào Khu liên hợp Ba quyền lực ở Brazil.
Nhiều người tham gia biểu tình phản đối đã tuyên bố với báo chí rằng ý tưởng trong đầu họ là hành động nhằm lật đổ tổng thống mới nhậm chức Luiz Inacio Lula Da Silva. Cuộc “đảo chính” diễn ra chớp nhoáng, chỉ trong hơn 3 tiếng đồng hồ sáng sớm 8/1. Những kẻ quá khích đã bắt đầu tụ tập tại tổng hành dinh quân đội hôm 7/1 để phản đối chính quyền của Tổng thống Lula Da Silva. Khoảng gần 3 giờ sáng, đám đông di chuyển về phía Khu liên hợp Ba quyền lực và lần lượt tràn vào tòa nhà Quốc hội, rồi dinh Tổng thống, trụ sở Tòa án Tối cao. Họ đập phá cửa kính, đồ đạc trong văn phòng làm việc, giật đổ các bức tượng,… Có vẻ những kẻ quá khích không làm gì quá nghiêm trọng mà chỉ chiếm giữ các tòa nhà để phản đối. Đến khoảng 6h30 sáng, lực lượng an ninh đã kiểm soát tình hình, khống chế đám đông, bắt giữ những kẻ quá khích gây rối.
Bất chấp những lo ngại về tình trạng an ninh bất ổn, các thành viên trong chính phủ của ông Lula Da Silva khẳng định họ đang nỗ lực để thiết lập lại tình trạng bình thường và ngăn chặn các nỗ lực nổi dậy tiếp theo. Hai bộ trưởng mới đã tuyên thệ nhậm chức tại dinh Tổng thống vào chiều 11/1, đó là Bộ trưởng Bình đẳng chủng tộc Anielle Franco và Sônia Guajajara, người đứng đầu Bộ Về người bản địa.
Lực lượng an ninh đã được triển khai khắp thủ đô Brasilia để phòng ngừa những kẻ quá khích ủng hộ cựu Tổng thống Bolsonaro từ nơi khác kéo về gây bạo loạn. Truyền thông Brazil cho biết thành phần cực hữu Brazil đã triệu tập “một cuộc biểu tình lớn trên toàn quốc để giành lại quyền lực” vào chiều hôm 11/1. Vào buổi tối hôm trước, xe SUV chở lực lượng an ninh công cộng quốc gia đã được triển khai tại vị trí dọc theo lối đi dạo dẫn đến Khu liên hợp Ba quyền lực, nơi vừa bị tấn công.
Ông Ricardo Cappelli, người được giao phụ trách an ninh thủ đô sau tình trạng hỗn loạn, đã hứa với người dân rằng ông sẽ không để lặp lại “những sự kiện không thể chấp nhận được” như vậy nếu những người ủng hộ Bolsonaro quay trở lại đường phố Brsilia.
Video đang HOT
Trong khi đó, cảnh sát liên bang Brazil cho biết đã bắt giữ Ana Priscila Azevedo, một trong những người bị cáo buộc tổ chức cuộc bạo loạn tại một thành phố cách Brasília khoảng 50km. Azevedo bị cáo buộc đã sử dụng Telegram để kêu gọi hàng chục nghìn người cực đoan ủng hộ ông Bolsonaro đến thủ đô Brasilia để thực hiện cuộc “lật ngược kết quả bầu cử”. “Babylon sẽ sụp đổ” – Azevedo đã tuyên bố như vậy.
Vụ gây rối gây chú ý khắp thế giới bởi tính chất nghiêm trọng về mặt chính trị của nó. Đó không chỉ là biểu tình phản đối rồi đập phá thông thường, mà đằng sau đó người ta nghi ngờ có một âm mưu “đảo chính” nhằm “lật ngược tình thế” sau bầu cử tương tự như cách ông Trump đã làm ở Mỹ đầu năm 2021.
Hiện một cuộc điều tra đang được tiến hành ở Brazil để xác định mức độ phức tạp của kế hoạch đằng sau cuộc bạo loạn này và liệu chúng có phải là một phần của âm mưu “đảo chính” có phối hợp hay không.
Các nhà điều tra xác định, ông Anderson Torres, cựu Bộ trưởng Tư pháp của chính quyền ông Bolsonaro, người từng là quan chức chịu trách nhiệm về an ninh ở Brasília, thay vì thực hiện bất kỳ sự chuẩn bị nào để bảo vệ các tòa nhà trước những kẻ biêu tình quá khích, lại bay sang Orlando, Florida, nơi ông Trump đang ở, vào cuối tuần xảy ra cuộc nổi dậy. Ông đã bị sa thải và lệnh bắt giữ ông ta đã được ban hành. Torres cho biết sẵn sàng trở lại Brazil để trình diện với chính quyền.
Phát biểu tại dinh Tổng thống, Bộ trưởng Quan hệ thể chế Alexandre Padilha cho biết ông tin rằng cuộc tấn công của những kẻ cực hữu hôm 8-1 nhằm vào 3 nhánh quyền lực của Brazil là “một hành động khủng bố” được tiến hành nhằm hạ bệ chính phủ mới nhậm chức được một tuần của ông Lula Da Silva.
Hơn 70 nghị sĩ tiến bộ của Mỹ và Brazil đã lên án sự hợp tác lật đổ và những người theo chủ nghĩa Trump ở Mỹ nhằm lật ngược cuộc bầu cử ở cả hai quốc gia, đồng thời kêu gọi những người liên quan phải chịu trách nhiệm. Trong một tuyên bố hôm 11/1, nữ nghị sĩ Ilhan Omar của đảng Dân chủ Mỹ lên án hành động gây bạo loạn, cho rằng rõ ràng có sự phối hợp giữa những kẻ cực hữu quá khích ở Mỹ và Brazil.
Tuyên bố dẫn chứng các hành động của gia đình ông Bolsonaro tại Mỹ sau khi ông thất cử ở Brazil. Theo đó, con trai ông Bolsonaro là nghị sĩ Brazil Eduardo Bolsonaro đã bay tới Florida và gặp ông Trump cùng các trợ lý cũ của ông, Jason Miller và Steve Bannon, chính những người này “đã khuyến khích ông Bolsonaro phản đối kết quả bầu cử ở Brazil”.
Vào ngày 30/12/2022, một ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, ông Bolsonaro cũng đã bay đến Florida. Chính quyền của Tổng thống Biden cho rằng thị thực A-1, dành riêng cho các nhà lãnh đạo nước ngoài, sẽ hết hạn sau 30 ngày kể từ khi người giữ thị thực không còn giữ chức vụ cao, ngụ ý rằng thị thực của ông Bolsonaro sẽ hết hạn vào cuối tháng 1/2023 và ông ta sẽ bị buộc phải rời nước Mỹ. Chính quyền Mỹ cũng cho biết sẽ xem xét bất kỳ yêu cầu dẫn độ nào của Chính phủ Brazil một cách “nghiêm túc”.
Thế khó của ông Biden khi cựu Tổng tống Brazil ở lại Mỹ
Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã bay đến Florida chỉ 2 ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào 1/1. Một tuần sau đó, người biểu tình ủng hộ ông Bolsonaro xông vào trụ sở Quốc hội, Tòa án Tối cao và Dinh Tổng thống Planalto để gây rối.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp với ông Jair Bolsonaro (ngoài cùng bên trái) tại California (Mỹ) năm 2022. Ảnh: Reuters
Nhà Trắng ngày 9/1 tuyên bố chưa nhận được yêu cầu nào từ chính phủ Brazil liên quan đến cựu Tổng thống Bolsonaro. Nhưng hãng thông tấn Reuters (Anh) đánh giá sự hiện diện của ông Bolsonaro trên đất Mỹ đẩy Tổng thống Joe Biden vào vị trí khó xử.
Cách đây 2 năm, sau khi ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump đã tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ. Cảnh tượng tại thủ đô Brazil ngày 8/1 được cho có nhiều tương đồng với vụ việc ở Mỹ.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, người đánh bại ông Bolsonaro trong cuộc bầu cử vào tháng 10/2022, cam kết sẽ đưa những kẻ chịu trách nhiệm liên quan đến vụ việc 8/1 ra trước công lý. Tổng thống Lula da Silva đồng thời cáo buộc người biểu tình cố gắng lật đổ chế độ dân chủ. Tổng thống Lula cáo buộc ông Bolsonaro chịu trách nhiệm cho bạo lực ngày 8/1. Ông Bolsonaro trong khi đó phủ nhận kích động người ủng hộ và cho rằng người biểu tình đã "vượt qua ranh giới".
Ông Bolsonaro mất đi sự bảo vệ khỏi bị truy tố khi mãn nhiệm tổng thống. Những cuộc điều tra có thể dẫn đến việc ông bị bắt.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác đã chỉ trích vụ bạo loạn ngày 8/1 tại Brazil. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Brazil hôm 9/1, nhà lãnh đạo Mỹ Biden đã ngỏ lời mời ông Lula da Silva đến Washington vào đầu tháng 2.
Ông Bolsonaro vào ngày 9/1 đã nhập viện viện tại Orlando (Mỹ) do đau bụng. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNN Brasil, ông Bolsonaro cho biết bản thân có ý định ở Mỹ cho đến cuối tháng 1 tuy nhiên hiện lên kế hoạch quay trở lại Brazil sớm để gặp bác sĩ riêng.
Theo Reuters, nếu Tổng thống Biden vẫn để ông Bolsonaro ở lại Mỹ, ông sẽ phải đối mặt với nhiều chỉ trích. Tuy nhiên, việc trục xuất cựu tổng thống của một quốc gia đồng minh, người đã nhập cảnh vào Mỹ một cách thiện chí với thị thực hàng đầu đặt ra những câu hỏi khó xử.
Hạ nghị sĩ Joaquin Castro nói với CNN ngày 8/1: "Ông Bolsonaro không nên ở Florida". Theo ông Castro, nên đưa ông Bolsonaro về Brazil. Một nguồn thạo tin của Reuters cho biết Washington sẽ không đưa ra quyết định về thị thực của ông Bolsonaro cho đến khi nắm được rõ ràng hơn về điều đã xảy ra.
Những người ủng hộ cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro xông vào tòa nhà Quốc hội tại Brasilia ngày 8/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Cựu đại sứ Mỹ tại Panama, ông John Feeley nhận định rằng mối đe dọa trước mắt đối với ông Bolsonaro liên quan đến thị thực. Ông Feeley nói: "Mỹ có thể trục xuất một người nước ngoài vì bất cứ lý do nào, ngay cả khi người này nhập cảnh hợp pháp với thị thực".
Nguồn tin của Reuters cho biết ông Bolsonaro có thể nhập cảnh Mỹ bằng thị thực A-1 dành cho các nguyên thủ, nhà ngoại giao và quan chức chính phủ khác. Thông thường thị thực A-1 sẽ bị hủy sau khi người sở hữu mãn nhiệm. Tuy nhiên, ông Bolsonaro đã rời Brazil trước khi kết thúc nhiệm kỳ, do vậy có khả năng khi đó thị thực A-1 vẫn có hiệu lực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết bất cứ ai nhập cảnh vào Mỹ bằng thị thực A-1 nhưng không tham giao vào công việc chính thức sẽ phải rời Mỹ trong vòng 30 ngày hoặc nộp đơn thay đổi tình trạng lưu trú. Ông Price bổ sung: "Nếu một cá nhân không có căn cứ để ở Mỹ thì Bộ An ninh nội địa có thể trục xuất người này".
Ông Bolsonaro có thể không quá vội vã trong việc quay trở lại Brazil nơi ông bị buộc tội xúi giục phong trào bạo lực phản đối kết quả bầu cử. Trong trường hợp thẩm phán Tòa án tối cao Brazil Alexandre de Moraes ký lệnh bắt giữ khi ông Bolsonaro vẫn ở Mỹ thì cựu tổng thống này sẽ được yêu cầu bay trở về Brazil và tự trình diện cảnh sát. Nếu ông Bolsonaro từ chối, Brazil có thể ban hành lệnh truy nã đỏ của Interpol dẫn đến lực lượng liên bang Mỹ bắt giữ ông này.
Brazil thúc đẩy thỏa thuận mua dầu diesel từ Nga Ngày 11/7, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro xác nhận "đang gần như hoàn tất" một thỏa thuận mua dầu diesel với mức giá rẻ hơn từ Nga. Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN Phát biểu trước những người ủng hộ ở Dinh Tổng thống, mặc dù không cung cấp thông tin chi tiết về các điều khoản, ông Bolsonaro bày...