Ai đứng ra giám sát Đảng?
Những nội dung sửa đổi, bổ sung thêm trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này đề cập đến việc Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhưng cơ chế giám sát thế nào là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét, việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết, không thể thay thế. Tuy nhiên, ông Thuyền nghiêng về hướng thể hiện giữ nguyên như Điều 4 bản Hiến pháp hiện hành, tức chỉ cần khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất nhà nước và xã hội.
Những nội dung sửa đổi, bổ sung thêm trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này đề cập đến việc Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân, yuy nhiên, theo ông Thuyền, quy định như vậy chưa cụ thể bao nhiêu. Vấn đề là cơ chế giám sát thế nào phải làm rõ.
Các đại biểu tham gia ý kiến tại UB Thường vụ QH.
“Ví dụ, Đảng có quyết định tự tăng lương cho mình, dư luận, người dân không đồng tình, nói làm thế không đúng nhưng khi đó ai sẽ là người cụ thể giám sát việc này, tổ chức giám sát thế nào?” – ông Thuyền đặt giả thiết.
Còn để làm rõ cơ chế Đảng lãnh đạo nhà nước, ông Thuyền đề nghị làm rõ trong Hiến pháp “định nghĩa” về chính khách là các đại biểu Quốc hội, các chức danh lãnh đạo nhà nước từ Bộ trưởng trở lên để điều hành đất nước thông qua những nhân tố này.
Video đang HOT
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng cho rằng, cách tốt nhất là nên giữ nguyên nội dung Điều 4 như Hiến pháp hiện hành bởi nếu không thêm bớt gì thì vai trò, vị trí của Điều 4 vẫn tồn tại một cách đương nhiên như lâu nay. Trong khi đó, việc bổ sung một số nội dung được cho là mới mẻ thực chất lại gây ra những tranh cãi không đáng có và tự nhiên làm cho mọi chuyện thành “có vấn đề”.
Ông Thường dẫn ví dụ, dự thảo mới bổ sung quy định Đảng “chịu sự giám sát của nhân dân” song lại không nêu rõ cách thức giám sát, nên trong hầu hết các cuộc thảo luận, người dân đều xoáy vào chất vấn về vấn đề này.
Bổ sung mới về việc “đảng viên phải thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật”, theo ông Thường cũng tạo ra sự phân biệt giữa người đảng viên với các công dân khác.
Đại biểu cảnh báo, tốt nhất nên giữ nguyên Điều 4 hiện hành nội dung càng thêm vào bao nhiêu càng thấy thiếu bấy nhiêu.
Một nội dung khác được nhiều đại biểu “mổ xẻ”, bình luận là về chương chính quyền địa phương.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nói: “Thiết chế Nhà nước là đặc biệt quan trọng, phải đứng trên nền tảng vững chắc, không thể lấy ý kiến nọ, kia lắp ghép lại thành ra rối tung. Vấn đề này đáng ra phải làm rất kỹ nhưng rốt cuộc cơ quan soạn thảo lại chỉ nêu qua loa.”
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) chỉ ra nghịch lý khác trong phương pháp tiếp cận vấn đề này. Theo ông Châu, việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện quận phường đáng ra là để rút kinh nghiệm sửa đổi trong Hiến pháp chứ không phải sửa Hiến pháp lần này để phục vụ việc thí điểm. Quy trình thực hiện, ông Châu “phê” là… ngược đời.
Hội nghị góp ý dự thảo Hiến pháp của các đại biểu chuyên trách diễn ra trong 2 ngày (13,14/3).
Cùng quan điểm, Đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên – Huế) phát biểu: “Vấn đề HĐND đã bị bỏ ngỏ 20 năm nay. Vừa rồi, chúng ta đã thí điểm bỏ HĐND huyện quận phường ở 10 tỉnh, thành phố, đã được gần 4 năm. Đã tới lúc tổng kết để có chính kiến rõ ràng vì không thể kéo dài mãi cảnh cùng lúc duy trì 2 mô hình, nơi có HĐND, nơi lại không”.
Đại biểu Lịch nhấn mạnh thêm nguyên tắc, ở đâu có chính quyền, ở đó phải có cơ quan dân cử, UBND phải đi liền với HĐND. Ông Lịch đề xuất tổ chức chính quyền thành 3 cấp – cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp cơ sở; nhấn mạnh nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương.
Về thiết chế Hội đồng Hiến pháp, nhiều ĐBQH vẫn tỏ ra e ngại về hiệu lực thực tiễn. Đại biểu Thái Bình Phạm Xuân Thường cho rằng không cần thiết lập ra mô hình này bởi với chức năng kiến nghị thuần túy thì cơ quan này không phát huy được vai trò gì. Ông Thường đề xuất nên giao cho ngành kiểm sát thực hiện luôn chức năng kiểm soát chung thay vì lập ra một hội đồng, rồi sẽ nảy sinh thêm cơ quan giúp việc cho một hội đồng chỉ có chức năng tham mưu.
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cũng lập luận, nếu chỉ có chức năng “kiến nghị, cảnh báo” thì không cần bổ sung thiết chế Hội đồng bảo hiến. Kinh nghiệm nhiều nước lập tòa bảo hiến hay hội đồng bầu cử để giải quyết, xử lý tranh chấp giữa các đảng phái.
Đại biểu Huỳnh Thành Lập (TPHCM) cũng e ngại cơ quan này sẽ xung đột với các thiết chế hiện hành. Mà chỉ với chức năng yêu cầu, đề nghị thì sẽ không khác gì các ủy ban của QH hiện nay.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) tán thành nhận định, để Hội đồng Hiến pháp mang lại hiệu quả thực chất, không hình thức thì cần thiết kế sao để cơ quan này có tính độc lập, có quyền phán quyết.
Một số ý kiến khác cho rằng, nếu cần thiết vẫn phải đưa thiết chế này vào, thì nên chăng phải đặt tên Hội đồng bảo vệ Hiến pháp cho đúng chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời, phải quy định “cứng” luôn là Chủ tịch nước phải là Chủ tịch của hội đồng này.
Theo ANTD
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp
Ngày 13-3, tại hội nghị ĐBQH chuyên trách, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã thông tin một số vấn đề lớn nổi lên qua hơn hai tháng rưỡi lấy ý kiến nhân dân.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng Ban biên tập dự thảo, ông Phan Trung Lý (ảnh), xung quanh các quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4, ông Phan Trung Lý cho biết, về cơ bản, các ý kiến góp ý gửi đến đều tán thành với nội dung chương I. Có ý kiến đề nghị Điều 4 cần làm rõ quy định Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hoặc ban hành luật quy định về hoạt động của Đảng.
Song, Ban biên tập nhận thấy, Điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp kế thừa và giữ những nội dung quy định tại Điều 4 Hiến pháp hiện hành, việc Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng tại điều 4 cũng như bổ sung một số nội dung mới "Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình" là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta. Đồng thời, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình mới.
Liên quan tới một vấn đề đặc biệt quan trọng khác, được đông đảo người dân quan tâm - chế độ sở hữu đất đai, có ý kiến đề nghị nên quy định chế độ sở hữu tư nhân hoặc đa sở hữu về đất đai. Tuy vậy, Ban biên tập cho rằng, quan điểm thống nhất, xuyên suốt từ Hiến pháp năm 1980 đến nay là "đất đai thuộc sở hữu toàn dân". Đây là quy định nhằm bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với đất đai, nguồn tư liệu sản xuất quan trọng và lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, đồng thời, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai của Việt Nam.
Xung quanh Chương IV (về bảo vệ tổ quốc), ông Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định quá cụ thể về việc "lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam". Ban biên tập nhận thấy, ở nước ta, lực lượng vũ trang là công cụ của Đảng và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng lực lượng vũ trang luôn trung thành với Đảng và cũng chỉ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì lực lượng vũ trang mới thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ. Vì vậy, quy định của Hiến pháp về vấn đề này là phù hợp và cần thiết.
Góp ý cụ thể vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều ĐBQH chuyên trách đề cập tới nội dung tổ chức chính quyền địa phương. ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nói: "Thiết chế Nhà nước là đặc biệt quan trọng. Nó phải đứng trên nền tảng vững chắc, chứ không thể lấy ý kiến nọ, kia lắp ghép lại thành ra rối tung. Vấn đề này đáng ra phải làm rất kỹ nhưng rốt cuộc chỉ nêu qua loa." ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) lo lắng: "Thí điểm không tổ chức HĐND huyện quận phường là để rút kinh nghiệm sửa đổi trong Hiến pháp chứ không phải sửa Hiến pháp để phục vụ thí điểm. Làm như vậy là ngược. Tôi đề nghị dự thảo phải quy định rõ chính quyền địa phương gồm mấy cấp, cách thức thành lập ra sao?"
Cùng quan điểm, ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) phát biểu: "Vấn đề HĐND đã bị bỏ ngỏ 20 năm nay. Vừa rồi, chúng ta đã thí điểm bỏ HĐND huyện quận phường gần 4 năm ở 10 tỉnh, thành phố. Đã tới lúc tổng kết để có chính kiến rõ ràng vì không thể kéo dài mãi cảnh cùng lúc duy trì 2 mô hình, nơi có HĐND, nơi lại không". ĐB Trần Du Lịch kiến nghị, "ở đâu có chính quyền, ở đó phải có cơ quan dân cử". Ông đề xuất chia tổ chức chính quyền thành 3 cấp (cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp cơ sở). Đồng thời, phải tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương.
Theo ANTD
Sẽ có phiên giải trình về phòng, chống tham nhũng Sáng nay, 4-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức triển khai các nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII. Liên quan đến nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc...