Ai dễ mắc biến chứng của bệnh Rubella?
Bệnh Rubella hầu hết đều lành tính khi mắc phải. Tuy nhiên, đôi khi các biến chứng của bệnh Rubella cũng có thể xảy ra như viêm khớp, viêm màng não – viêm não, giảm tiểu cầu,…
Các đối tượng dễ mắc biến chứng của bệnh bao gồm phụ nữ, trẻ em và phụ nữ mang thai những tháng đầu của thai kỳ.
Mặc dù trên thực tế, trong phần lớn các trường hợp bệnh Rubella đều lành tính và có thể khỏi mà không gây nên hậu quả gì cho người mắc. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp có các biến chứng của bệnh Rubella xảy ra khi bị mắc bệnh.
Vì vậy, xác định được các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc những biến chứng do bệnh Rubella là rất cần thiết để có kế hoạch theo dõi và điều trị bệnh nhân thích hợp hơn, tránh bỏ sót các biến chứng.
1. Một số biến chứng của bệnh Rubella
Khi mắc Rubella, dưới sự tấn công của virus và sự đáp ứng lại của các cơ chế miễn dịch trong cơ thể, các biến chứng của bệnh có thể xảy ra ở nhiều hệ cơ quan khác nhau dưới nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó, những biến chứng thường gặp có thể kể đến như:
- Viêm khớp: Viêm khớp là biến chứng phổ biến nhất khi mắc bệnh Rubella. Tình trạng viêm khớp thường bắt đầu xuất hiện và kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-30 ngày kể từ khi phát ban ngoài da. Các khớp viêm thường có biểu hiện đau nhức, đôi khi có thể sưng đỏ, hạn chế hoạt động của bệnh nhân,…
Vị trí thường gặp viêm khớp do biến chứng của bệnh Rubella nhất bao gồm khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối và khớp cổ chân,…
- Viêm màng não – viêm não: Là một biến chứng của bệnh Rubella trên hệ thần kinh trung ương khiến màng não, nhu mô não bị viêm. Đây là một biến chứng nguy hiểm, dễ để lại nhiều hậu quả lâu dài do các tổn thương tại não, thậm chí là đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không được can thiệp và điều trị đúng.
Các dấu hiệu điển hình khi mắc viêm màng não – viêm não do biến chứng của bệnh Rubella kể đến như rối loạn tri giác, sợ ánh sáng, đau đầu, nôn ói, cổ cứng, các dấu hiệu màng não dương tính,…
- Giảm tiểu cầu: Giảm tiểu cầu do biến chứng của bệnh Rubella xảy ra chủ yếu liên quan đến yếu tố miễn dịch của cơ thể. Giảm tiểu cầu quá mức có thể khiến tình trạng xuất huyết xảy ra, các mức độ xuất huyết có thể thay đổi nhiều từ nhẹ với xuất huyết dưới da, cho đến các mức nặng hơn như xuất huyết niêm mạc, xuất huyết não,…
- Dị tật thai nhi: Dị tật thai nhi là một biến chứng của bệnh Rubella rất nguy hiểm, để lại hậu quả lâu dài cho thai nhi sau khi sinh. Các biểu hiện thường thấy trong hội chứng Rubella bẩm sinh do mẹ bị mắc bệnh Rubella trong thời kỳ mang thai bao gồm sinh non nhẹ cân, dị tật tim, đục nhân mắt, đục giác mạc, chậm phát triển trí tuệ,…
Video đang HOT
Ngoài ra, một số các biến chứng của bệnh Rubella khác cũng có thể gặp bao gồm viêm gan nhẹ, viêm tinh hoàn, viêm phổi,…
Xuất huyết giảm tiểu cầu là biến chứng của bệnh Rubella rất nguy hiểm (Ảnh: Internet)
2. Những ai dễ mắc các biến chứng của bệnh Rubella?
Chính bởi sự nguy hiểm và ảnh hưởng lâu dài của các biến chứng Rubella, vì thế cần thiết xác định được các nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc biến chứng bệnh cao hơn, điều này có lợi cho quá trình theo dõi và tầm soát để phát hiện, điều trị sớm các biến chứng nếu chúng có xảy ra.
Các đối tượng dễ mắc biến chứng của bệnh Rubella bao gồm:
- Trẻ em: Theo các thống kê cho thấy, trẻ em dễ bị mắc biến chứng của bệnh Rubella cao hơn hẳn so với người lớn. Điều này có thể liên quan nhiều đến hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện hoàn toàn của trẻ. Những biến chứng của bệnh Rubella hay gặp ở trẻ em bao gồm xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm màng não – viêm não,…
- Phụ nữ: Khi mắc bệnh Rubella, phụ nữ sẽ dễ bị các biến chứng của bệnh hơn là các bệnh nhân nam giới. Người thấy rằng, nữ giới có khả năng bị mắc biến chứng viêm khớp do bệnh Rubella cao gấp 4-5 lần so với nam giới. Bên cạnh đó, xuất huyết giảm tiểu cầu do biến chứng của bệnh Rubella cũng dễ xảy ra ở nữ giới hơn nam giới và ở trẻ gái nhiều hơn ở trẻ nam.
- Phụ nữ mang thai quý đầu thai kỳ: Virus Rubella có khả năng qua nhau thai đến xâm nhập thai nhi. Do trong giai đoạn quý đầu của thai kỳ (trước tuần 13) là giai đoạn lên quan nhiều đến sự biệt hóa các cơ quan và tổ chức của thai nhi, do đó sự xâm nhập và tấn công của virus Rubella dễ dẫn đến các rối loạn đối với quá trình này, hậu quả là tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Vì thế bà bầu tiêm phòng trước khi mang thai để phòng tránh các bệnh có thể gây dị tật thai nhi là rất quan trọng. Bạn nên biết về Các mũi tiêm nên tiêm trước khi mang thai.
Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh trước tuần 13 của thai kỳ, có đến 70% các trường hợp thai nhi sẽ bị nhiễm virus Rubella và trong đó có đến 25% các trường hợp sẽ bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc Rubella bẩm sinh giảm nhanh xuống còn 17% khi mắc Rubella vào tuần thứ 13-18 của thai kỳ, và không còn nguy cơ dị tật thai nhi gần như không còn sau khi mắc bệnh Rubella sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc biến chứng của bệnh Rubella (Ảnh: Internet)
Trên đây là một số các biến chứng của bệnh Rubella có thể gặp và những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải. Vì vậy, cần đặc biệt thận trọng trong quá trình điều trị bệnh Rubella cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc biến chứng của bệnh Rubella để có thể phát hiện và xử trí kịp thời, tránh để lại các ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe bệnh nhân.
Hà Tĩnh: Người dân đổ xô đi tiêm vắc-xin viêm màng não cho trẻ
Những thông tin chưa được kiểm chứng về số ca mắc bệnh viêm não, viêm màng não tại Hà Tĩnh, đã gây tâm lý hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh.
Các trung tâm tiêm chủng tăng đột biến.
Trong những ngày qua, tại các trung tâm dịch vụ tiêm phòng luôn ken cứng người đăng ký tiêm vắc-xin cho trẻ.
Phụ huynh hoang mang trước những tin đồn
Chỉ trong vòng vài ngày, tại các trung tâm, dịch vụ tiêm phòng tại Hà Tĩnh bỗng tăng đột biến số người đi đăng ký tiêm vắc-xin phòng viêm màng não và viêm não cho trẻ.
Trước đó, trên mạng xã hội đang lan truyền nhiều thông tin chưa được kiểm chứng về số ca bệnh mắc viêm màng não tại Hà Tĩnh như: "Bệnh viện Hà Tĩnh đang quá tải", "bệnh lây qua đường hô hấp" hay là "đã xuất hiện bệnh viêm màng não mô cầu tại Hà Tĩnh"... Những thông tin chưa chính xác trên đã gây hoang mang dư luận, đặc biệt là tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh.
19 giờ tối ngày 19/4, ghi nhận của PV tại một trung tâm tiêm chủng trên đường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) mặc dù đã muộn nhưng vẫn khá đông phụ huynh đứng chờ để đến lượt tiêm vắc-xin.
Chị N.T.L (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) cho biết: "Là một phụ huynh có con nhỏ nên tôi rất hoang mang khi mạng xã hội liên tục xuất hiện các thông tin về bệnh nhân nhi bị biến chứng do bệnh viêm não mô cầu và tình trạng cháy vắc-xin. Vì vậy, vừa tan làm là tôi lên đăng ký tiêm cho con, nhưng đến 7 giờ tối mới
đến lượt".
Có mặt tại khu vực này nhiều phụ huynh cũng có chung tâm lý bất an trước những tin đồn về tình hình dịch bệnh viêm não, viêm màng não tại Hà Tĩnh. Theo các phụ huynh, điện thoại họ liên tục nhận được tin nhắn do bạn bè gửi với nội dung liên quan đến các trường hợp bệnh nhi bị biến chứng nặng do mắc phải bệnh này.
"Dù chưa biết thực hư ra sao, nhưng tôi thấy việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cũng không sao. Tiêm sớm thì phụ huynh cũng yên tâm hơn", chị N.T.N (xã Thạch Thanh, huyện Thạch Hà) cho hay.
Chưa ghi nhận trường hợp biến chứng nặng
Sáng 20/4, cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã triệu tập bà L.T.B về hành vi đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook liên quan đến dịch bệnh viêm màng não. Làm việc với cơ quan chức năng, bà B cho biết, mục đích là để mọi người chủ động phòng tránh và quảng cáo cho trung tâm tiêm chủng nơi bà B đang làm việc. Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với bà B với số tiền 5 triệu đồng về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang hoang mang trong Nhân dân"
Từ cuối tháng 2/2021 đến nay, tại Hà Tĩnh ghi nhận số ca bệnh viêm não, viêm màng não tăng so với cùng kỳ những năm trước. Tuy nhiên, số ca bệnh này chưa có dấu hiệu lây lân và đều được điều trị khỏi, xuất viện sau thời gian từ 10 đến 14 ngày tại bệnh viện.
Tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh hiện đang tiếp nhận điều trị cho 28 bệnh nhân bị viêm não, viêm màng não điều trị. Trong khi đó, số lượng giường bệnh của khoa này là 47.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Bảo - Trưởng khoa Truyền nhiễm, số lượng bệnh nhân bị viêm não, viêm màng não có tăng, tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu của dịch. Các trường hợp được phát hiện thường có các triệu chứng như: Đau đầu, nôn, sốt... Sau khi thăm khám một số trường hợp có xuất hiện cứng gáy, đây là dấu hiệu của viêm màng não.
"Sau khi điều trị tại khoa, các bệnh nhân đã tiến triển tốt. Liệu trình điều trị bệnh nhân bị viêm não, viêm màng não khá lâu, phải mất từ 7 - 10 ngày mới hồi phục. Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh chưa ghi nhận trường hợp nào bị biến chứng nặng hay nguy kịch", bác sĩ Bảo nói.
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, từ quý I/2021 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 133 ca bệnh viêm não, viêm màng não. Số ca bệnh tăng 2,5 lần so với cùng kỳ những năm trước đây.
Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của các ca bệnh đều ở mức độ nhẹ, đáp ứng thuốc tốt và khỏi bệnh sau thời gian điều trị. Hiện, ngành y tế vẫn đang tổ chức giám sát các bệnh viện, phòng khám tư nhân, trường học... đối với những ca mắc.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Tĩnh đã gửi 18 mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Tất cả các mẫu bệnh phẩm đều có kết quả âm tính với các chủng virus nặng như viêm màng não mô cầu, viêm màng não do phế cầu, Hib hay liên cầu khuẩn...
"Vì vậy, hiện nay có thể khẳng định những tin đồn có dịch viêm màng não mô cầu là chưa có cơ sở. Chưa có bằng chứng nào để khẳng định bệnh viêm não, viêm màng não đợt này lây qua đường hô hấp và lây lan từ người sang người", bác sĩ Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Tĩnh thông tin.
Tại các trường học, nhà trường và giáo viên tránh cho các cháu sử dụng chung cốc nước, khăn mặt. Khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn, sốt cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để khám sàng lọc, điều trị kịp thời.
Đặc biệt, mỗi người cần cập nhật thông tin tại các nguồn tin chính thống, tránh tâm lý hoang mang trước thông tin chưa chính xác.
Hiện, ngành Y tế Hà Tĩnh cũng đang tiến hành phối hợp với các đơn vị xét nghiệm lớn như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để trong thời gian sớm nhất tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè Bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19, các địa phương cần chủ động hơn nữa đối với công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè, nhất là các bệnh tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH)... Hiện thời tiết ở nước ta đang chuyển sang mùa hè, khí hậu nóng ẩm tại khu vực miền bắc và mùa mưa bắt...