Ai dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? Có phải chỉ người cao tuổi mới bị COPD không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD rất nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo đánh giá của các chuyên gia, bác sĩ.
Đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được xác định là người già, người hút nhiều thuốc lá và những người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm nặng.
Vậy tại sao nhóm người này có nguy cơ cao mắc bệnh? Có phải chỉ có người cao tuổi mới dễ mắc bệnh COPD không? Người trẻ có bị COPD không?
1. Người già là đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Người già thường có sức đề kháng kém hơn bình thường, đặc biệt là các chức năng của cơ quan trong cơ thể cũng dần suy yếu. Nếu hồi trẻ bệnh nhân từng hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người già do tình trạng viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng gây nên.
Video đang HOT
Người cao tuổi có sức đề kháng kém hơn bình thường và các cơ quan cũng lão hóa (Ảnh: Internet)
- Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc của các ống phế quản, dẫn đến các lớp lót trong các ống phế quản phổi sưng đỏ và chứa chất nhầy. Những chất nhầy này chính là nguyên nhân làm hẹp đường thở.
- Khí phế thũng: Khí phế thũng tổn thương các túi khí hay còn gọi là phế nang ở trong phổi và làm cho người bệnh khó thở. Khi phế nang bị tổn thương, quá trình thải CO2 và hấp thụ O2 khó hơn bình thường khiến bạn khó thở.
Chính vì những nguyên nhân này nên người già là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhất.
2. Người hút thuốc lá dễ mắc bệnh COPD
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bệnh COPD. Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá thường sẽ có triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. 80-90% người mắc COPD đều do nghiện thuốc lá.
Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mao mạch, dẫn tới quá trình lưu thông máu tới phổi bị giảm. Điều này làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng cũng như oxy cần thiết cho phổi cũng như các cơ quan khác của cơ thể. Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở.
Người hút thuốc có nguy cơ tử vong vì bệnh COPD cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Đây là đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bạn cần lưu ý để ngừng ngay việc hút thuốc, tránh ảnh hưởng sức khỏe và những người xung quanh.
Người hút thuốc lá là đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Ảnh: Internet)
3. Người tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm
Những người làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất, có ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung cũng như ảnh hưởng đến phổi.
Ngoài ra, những người tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường thường xuyên cũng tăng nguy cơ mắc bệnh COPD. Bạn cần sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà và sát khuẩn bằng dung dịch nước muối sinh lý để đảm bảo sức khỏe.
4. Một số đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác
- Người bị hen suyễn: Người bị hen suyễn và hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Trường hợp bị nhiễm khuẩn hô hấp từ khi còn nhỏ cũng có thể là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
- Do di truyền: Thiếu hụt di truyền alpha-1-antitrypsin là nguyên nhân của một số trường hợp COPD.
Trên đây là một số đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bạn cần dừng ngay việc hút thuốc lá, đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, không độc hại để tránh nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học cũng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Hãy bổ sung dinh dưỡng, luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh.
Người cao tuổi và bệnh hô hấp thời tiết
Vào mùa lạnh, trời rét về đêm và sáng sớm. Người già nên hạn chế ra ngoài vào hai thời điểm này, nên tập thể dục trong nhà thay vì ngoài trời.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị, Trưởng Khoa Hô hấp - Dị ứng cho biết, thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, kích ứng đường hô hấp, khiến người cao tuổi nhập viện. Trong tháng 11, tăng 15-20% so với bình thường.
Theo đó, người bệnh nhập viện do mắc các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản và những người có bệnh đường hô hấp mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế quản... Đa số người nhập viện cao tuổi, có bệnh nền nên sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khi chuyển mùa.
Theo bác sĩ Sơn, người cao tuổi cần dự phòng các bệnh đường hô hấp mạn tính, tim mạch và nội tiết. Cách tốt nhất là sử dụng thuốc dự phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm vaccine đầy đủ. Trong mùa lạnh, người cao tuổi cần luôn giữ ấm chân, tay như đi tất và găng tay, ở trong nhà phải giữ ấm. Nhiệt độ phòng luôn trên 20 độ C. Khi ra ngoài để tránh hít phải khí lạnh, khí độc, vi sinh vật bằng cách đeo khẩu trang.
Vào mùa lạnh, trời rét về đêm và sáng sớm. Người già nên hạn chế ra ngoài vào hai thời điểm này, nên tập thể dục trong nhà thay vì ngoài trời.
Thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả Phổi tắc nghẽn mãn tính thường dễ xảy ra ở những ai hay hút thuốc lá và người cao tuổi. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Thay đổi thói quen sinh hoạt là cách để giảm triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả. Phổi tắc nghẽn...