Ai dễ bị đau khớp?
Đau khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn.
Người bị bệnh đau khớp, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, khớp tay, vai, đầu gối, xương chậu và đặc biệt nhất là trên xương sống.
Ảnh minh họa.
Triệu chứng
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Đau khớp: Các khớp bị đau thường có cảm giác nóng ran. Đối với một số người, triệu chứng này có thể đến và tự động mất đi. Tuy nhiên, khi ngủ nếu bạn có cảm giác đau thường xuyên thì đây là dấu hiệu bệnh chuyển dần sang viêm khớp.
Cứng khớp: Người bị viêm khớp thường bị cứng khớp vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy các khớp phát ra tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.
Cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.
Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.
Video đang HOT
Biến dạng khớp: Những ai bị bệnh khớp lâu năm các khớp bị biến dạng không còn nguyên hình dạng ban đầu khi mà một bên khớp bị mài mòn và sập xuống. Rất tồi tệ khi bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.
Khó hoặc mất vận động: Lớp sụn nằm giữa các khớp giúp khớp hoạt động dễ dàng hơn. Khi bị viêm khớp lớp sụn này ngày càng bị bào mòn và xương ngày càng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kèm theo các cơ cũng bị đau và vận động sẽ rất khó. Tình trạng này kéo dài sẽ làm bạn bị tàn tật.
Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường.
Nguyên nhân gây đau khớp
- Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương.
- Có thể là virus, vi khuẩn, bị chấn thương ở khớp, có vấn đề về chuyển hóa như gout, yếu tố di truyền, sự viêm nhiễm, …
- Do môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật, …
Ngoài ra, lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.
Ai dễ bị đau khớp?
Ai cũng có thể bị, nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.
Biện pháp điều trị
Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng biện pháp châm cứu: Châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.
Biện pháp phòng ngừa
- Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
- Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
-.Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
-.Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Theo VnMedia
Chữa bệnh bằng... nhiệt
Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Nhiệt là đại lượng đặc trưng cho cảm giác nóng hoặc lạnh. Từ định nghĩa đó người ta chia ra: nhiệt nóng, nhiệt trung hòa, nhiệt lạnh. Nhiệt nóng là nhiệt độ cao hơn, còn nhiệt lạnh là nhiệt độ thấp hơn vùng cơ thể mà nhiệt tác động. Nhiệt trung hòa là nhiệt độ ngang bằng với nhiệt độ của vùng cơ thể mà nhiệt tác động, và không gây ra cảm giác thay đổi về nhiệt. Trong y học, người ta sử dụng nhiệt nóng và nhiệt lạnh để điều trị.
Tất cả các chất thỏa mãn các điều kiện như không gây độc hoặc dị ứng khi tiếp xúc với da, giữ nhiệt lâu và truyền nhiệt từ từ, dễ sử dụng, đều có thể dùng làm chất trung gian truyền nhiệt.
Trong các khoa Vật lý trị liệu người ta sử dụng paraffin, túi silicagen, khay nhiệt điện, túi chườm nhiệt sử dụng điện. Trong dân gian thường dùng cám rang, muối rang, lá cây sao nóng, túi nước nóng, ngâm trong nước nóng, để làm các chất trung gian truyền nhiệt. Sử dụng nhiệt để điều trị đã mang lại hiệu quả rất tốt, nhưng nếu dùng không đúng có thể gây thêm tác dụng có hại. Vì vậy hiểu biết về tác dụng của nhiệt trong chữa bệnh là kiến thức cần thiết đối với mỗi người.
Nhiệt nóng
Tác dụng của nhiệt nóng là gây giãn mạch, làm tăng lượng máu đến vùng điều trị. Nhờ việc tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cho vùng điều trị sẽ kích thích quá trình tái tạo tế bào, hàn gắn tổn thương. Nhiệt nóng còn làm tăng các phản ứng sinh học, tăng quá trình chuyển hóa của mô, làm tăng tái tạo mô, làm tăng tính thấm của mô, tăng trao đổi dịch giữa khoang máu và khoang kẽ tế bào, do đó làm tăng quá trình hấp thu dịch nề, làm giảm nề, giảm đau; Làm tăng khả năng xuyên mạch của bạch cầu, tăng khả năng thực bào của bạch cầu, làm phân tán nhanh các chất trung gian gây viêm, do đó làm giảm viêm cả viêm do nhiễm khuẩn và viêm không do nhiễm khuẩn...
Vì vậy, nhiệt nóng được dùng rộng rãi để điều trị các vùng viêm do nhiễm khuẩn giai đoạn viêm tấy chưa hóa mủ (như viêm cơ), điều trị các trường hợp viêm không do nhiễm khuẩn (như viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai, viêm cột sống dính khớp), điều trị các vùng đau do thoái hóa (như đau cột sống cổ, đau thắt lưng, đau khớp do thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp); làm giảm nề, tan khối máu tụ sau chấn thương; làm nhanh liền sẹo vết thương, làm sẹo mềm mại, chống dính và co kéo do sẹo...
Mặc dù nhiệt nóng được chỉ định rất rộng rãi và an toàn, nhưng cũng có những chống chỉ định. Đó là các vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, các ổ viêm đã hóa mủ, các vùng có khối u cả u lành và u ác tính, các vùng lao đang tiến triển như lao khớp, lao cột sống, các chấn thương mới trong một hai ngày đầu, những người đang sốt.
Cách dùng: Mỗi lần đắp nóng nên duy trì 20-30 phút. Một ngày có thể đắp nóng 1 đến 4 lần. Mỗi lần đắp nóng không quá 1/6 diện tích cơ thể để tránh gây rối loạn thân nhiệt. Khi đắp nóng cần chú ý tránh để nhiệt độ quá cao (>40o) vì có thể gây bỏng.
Nhiệt lạnh
Nhiệt lạnh gây ra các tác dụng ngược lại so với nhiệt nóng, như làm co mạch, giảm tuần hoàn, giảm dinh dưỡng, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy, giảm tính thấm của mô. Nếu bị lạnh quá lâu có thể gây ra thiếu dinh dưỡng và hoại tử mô do lạnh. Nhiệt lạnh được dùng để làm giảm sưng nề sau các chấn thương mới, làm giảm chảy máu ở những vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, như chườm lạnh vùng thượng vị trong chảy máu dạ dày, giảm tụ máu, giảm nề trong chấn thương mới (một hai ngày đầu), chườm lạnh để hạ nhiệt độ khi sốt cao, bảo quản mô ghép giúp mô ghép chịu đựng được tình trạng thiếu oxy kéo dài mà không bị hủy hoại. Người ta thường dùng túi nước lạnh, túi nước đá, hoặc ngâm chi trong nước lạnh. Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô do thiếu dinh dưỡng.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Tránh sai lầm khi dùng quạt trong mùa hè Hè nóng nực, bật quạt lên đem lại cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên rất nhiếu sai lầm mà bạn gặp phải khi sử dụng quạt mà bạn không hề ngờ đến. Bật quạt khi ngủ Khi bật quạt đi ngủ, tránh để quạt xối thẳng luồng gió vào người vì cơ thể bạn rất dễ cảm, sổ mũi, đau cổ họng.... Bởi...