Ai đã giúp Putin chèo lái nền kinh tế?
Được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) năm 2013, Elvira Nabiullina đã góp sức giữ cho nền kinh tế Nga trụ được trước nhiều thách thức, đặc biệt là từ khi nước này đối mặt với cấm vận phương Tây và giá dầu sụt giảm.
Elvira Nabiullina xuất thân từ một gia đình thường dân. Mẹ bà làm việc trong nhà máy còn cha bà là một tài xế.
Theo tạp chí The Economist, trong nhiều năm, người phụ nữ sinh năm 1963 này là trung tâm một sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Nga.
Elvira Nabiullina là cánh tay phải của Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters/RIA Novosti)
Khi Vladimir Putin đắc cử Tổng thống năm 2000, ông tuyên bố sẽ đưa nước Nga thoát khỏi tình cảnh hỗn loạn những năm 1990. Nhưng nói về kinh tế thì Putin “không có nhiều ý tưởng rành rọt”, The Economist dẫn lời cựu Bộ trưởng Kinh tế Yevgeny Yasin nhận xét. Do vậy, ông giao phó chính sách kinh tế cho một nhóm chuyên gia có quan điểm chính thống, trong đó có Nabiullina.
Từng giữ các chức vụ Thứ trưởng Kinh tế năm 2000, Bộ trưởng Kinh tế năm 2007 và là cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ tháng 5/2012 đến tháng 6/2013, Nabiullina cho biết, quá trình công tác này có “ảnh hưởng nhiều nhất” đến cách thức bà tiếp cận nền kinh tế.
Năm 2014, bà được tạp chí danh tiếng toàn cầu Forbes xếp vào vị trí người phụ nữ quyền lực thứ 72 trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng 2008-2009, với tình trạng giá dầu lao dốc còn kinh tế èo uột, đã phơi bày thực tế là nền kinh tế Nga phụ thuộc nặng vào các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài và các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi họ thoái vốn, CBR đã nỗ lực nâng đỡ giá trị đồng Rúp, thiệt hơn 200 tỷ USD dự trữ ngoại hối chỉ trong vài tháng. Hoạt động cho vay giảm mạnh trên cả nước. Năm 2009, GDP của Nga giảm 8%.
Điều này khiến Nga phải thực hiện hai đợt cải cách, chuẩn bị cho một cú lao dốc nữa không thể tránh khỏi của giá dầu.
Video đang HOT
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina. (Ảnh: Bloomberg)
Trước tiên, nước này đa dạng hóa các nguồn quỹ. Điển hình năm 2003, các nhà quản lý cho phép Euroclear và Clearstream, hai trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế, buôn bán một số loại trái phiếu nhất định của Nga. Điều này giúp thu hút các nhà đầu tư cấp thể chế muốn mua các tài sản giá rẻ.
Với sự giám sát của bà Nabiullina đối với thị trường đầu tư trong nước của Nga, một nguồn quỹ ổn định khác cũng được khai thác. Phần công nợ của Nga do trong nước nắm giữ tăng từ 66% lên 70% chỉ tính riêng năm 2013.
Ngân hàng Goldman Sachs ước tính tài sản các quỹ lương hưu của Nga – dưới sự điều chỉnh của CBR – sẽ tăng từ 60 tỷ USD hiện nay lên khoảng 200 tỷ USD năm 2020. Chính sự đa dạng hóa quỹ tài chính khiến cho nền kinh tế Nga đỡ thiếu vốn hơn trước.
Năm 2015, GDP giảm 4%, chứng tỏ năng lực tốt hơn hồi năm 2008-2009 dù giá dầu giảm sâu hơn.
Sự thay đổi lớn thứ 2 về chính sách kể kể từ năm 2008-2009 liên quan đến các quỹ dự phòng quốc tế của Nga. Chúng tăng thêm 140 tỷ USD năm 2009-2013 lên hơn 500 tỷ USD (chiếm khoảng 1/5 GDP) nhờ giá dầu cao. Chủ trương này đã góp phần giúp cho nước Nga đủ năng lực theo đuổi một chính sách cứng rắn với phương Tây, không cần đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải cứu trợ như hồi năm 1998.
Để duy trì các quỹ dự trữ này khi giá dầu bắt đầu giảm, Nabiullina triển khai một kế hoạch cho phép thả nổi đồng Rúp. Đồng tiền Nga đã giảm 40% giá trị trước đồng đôla Mỹ trong năm 2015. Thông thường trợ giá cho đồng rúp sẽ giữ được sức mua cho Nga nhưng làm như vậy tức là “đốt” các quỹ dự phòng lần nữa. Và CBR quyết định rót đôla cho các ngân hàng và công ty năng lượng bị cấm vận, giúp cho họ thanh toán được nợ bên ngoài. Các quỹ dự trữ còn được dùng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Khi giá dầu phục hồi, CBR lại ngay lập tức tích lũy dự trữ, với mục tiêu đạt mốc 500 tỷ USD một lần nữa.
Đồng Rúp mất giá làm tăng lạm phát, vì xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Và kết quả là, tiền lương thực sự giảm 10% kể từ 2014. Lãi suất – năm 2014 lên tới 17% – trở thành công cụ du nhất cho CBR dùng ngăn đồng Rúp trượt giá. Lãi suất cao cũng giúp hạn chế lạm phát, hiện là 7% xuống mục tiêu 4% mà CBR đặt ra.
Những quyết định kể trên “phản ánh năng lực của ngân hàng đã làm điều đúng cho đất nước bất chấp tình hình chính trị”, báo Economist dẫn đánh giá của Birgit Hansl thuộc Ngân hàng Thế giới.
Những bước như vậy là “đau đớn, nhưng cần thiết”, bà Nabiullina khẳng định và nhấn mạnh rằng sự suy giảm kinh tế của Nga “chủ yếu là do các yếu tố cấu trúc”. Những gì khiến nữ Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga lo lắng nhất không phải giá dầu thấp kéo dài mà là Nga có thể cải thiện môi trường kinh doanh “nhanh và năng động tới mức nào”.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 2
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN; Tổng thư ký ASEAN; đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN 3. Uy viên T.Ư Đảng Công san Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 2 diễn ra trong năm 2016 là năm đầu tiên triển khai các công việc của Cộng đồng kinh tế ASEAN trong lĩnh vực tài chính. Hội nghị đã thảo luận về tình hình phát triển kinh tế khu vực và thế giới, tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN và thảo luận về Kế hoạch hành động chiến lược hội nhập tài chính tầm nhìn 2025.
Cập nhật tình hình kinh tế khu vực, Hội nghị ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN đạt 4,4% trong năm 2015 mặc dù nền kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn; nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng ở các nền kinh tế các nước thành viên ASEAN; bất ổn bên ngoài sẽ vẫn là những thách thức lớn cho khu vực. Các Bộ trưởng cũng ghi nhận rằng, những yếu tố bất ổn bên ngoài vẫn là thách thức cho các nền kinh tế ASEAN trong năm tới.
Các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các biện pháp chính sách thận trọng khác để duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính, kinh tế vĩ mô, trong đó, tái cơ cấu kinh tế vẫn là ưu tiên của khu vực. Các Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác và triển khai các sáng kiến hội nhập để duy trì sự phát triển ổn định của khu vực ASEAN trước những cú sốc bên ngoài khu vực và biến động của thị trường tài chính. Các Bộ trưởng các nước ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN 3 (AMRO) trong việc giám sát kinh tế tài chính để ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng khu vực.
Về lộ trình hội nhập tài chính - tiền tệ ASEAN, Hội nghị rà soát các công việc đã triển khai của lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ ASEAN về tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn và phát triển thị trường vốn. Về tăng cường hợp tác tài chính khu vực, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN tiếp tục ủng hộ các sáng kiến hợp tác tài chính khu vực nhằm tăng cường kết nối và hỗ trợ phát triển thương mại nội khối ASEAN.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN cũng đã thảo luận về Kế hoạch hành động chiến lược hội nhập tài chính ASEAN tầm nhìn 2025. Đây sẽ là tài liệu cơ sở để định hướng hoạt động hội nhập và hợp tác tài chính ASEAN trong mười năm tới nhằm hướng tới sự ổn định, toàn diện và hội nhập tài chính.
Toàn cảnh Hội nghị.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã nhất trí tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMIS) lần thứ 11 trong năm 2016 để quảng bá ASEAN là một điểm đầu tư hấp dẫn và khẳng định AFMIS là sự kiện quan trọng để đối thoại với các bên liên quan và nhà đầu tư về tình hình phát triển và năng lực cạnh tranh, trong đó có triển vọng và cơ hội tiềm năng kinh doanh tại ASEAN.
Bên lề Hội nghị, các Bộ trưởng đã có buổi gặp gỡ với Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN để tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và ASEAN thông qua các chủ đề gồm: kết nối ASEAN, thuận lợi hóa thương mại, đối thoại giữa khu vực công và tư, tài chính toàn diện và hội nhập tài chính ASEAN.
Kết thúc, Hội nghị đã thông qua "Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ hai (AFMGM 2)" gồm 29 điểm và đã thành công tốt đẹp. Hội nghị tiếp theo sẽ diễn ra tại Phi-líp-pin vào năm 2017.
Sáng 4-4, tại Thủ đô Viêng Chăn, cũng đã diễn ra chính thức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 20 và Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 12.
Sau Hội nghị, trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam về kết quả đạt được của AFMGM 2, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: "Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN đã trao đổi nhiều nội dung về hợp tác tài chính khu vực. Một số kết quả đạt được của hội nghị như sau: Một là, các Bộ trưởng tiếp tục khẳng định tái cơ cấu nền kinh tế sẽ vẫn là ưu tiên của khu vực và nhất trí tăng cường hợp tác và triển khai các sáng kiến hội nhập để duy trì sự phát triển ổn định của khu vực ASEAN trước những biến động của kinh tế thế giới. Hai là, các nước ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN 3 (AMRO) trong việc giám sát kinh tế tài chính để ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng khu vực. Ba là, các nước đã kết thúc đàm phán Gói cam kết 7 về Tự do hóa dịch vụ tài chính tiến tới ký kết vào giữa năm 2016, trong đó tam nước ASEAN đã tự do hóa hoàn toàn phương thức cung cấp qua biên giới đối với dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không và quá cảnh, tiếp tục hỗ trợ cho thương mại nội khối. Các nước cũng nhất trí khởi động vòng đàm phán 8 trong năm 2016 để mở cửa hơn nữa thị trường dịch vụ tài chính. Bốn là, các nước đã hoàn tất việc ký kết Nghị định thư về Khung pháp lý để áp dụng triển khai Cơ chế Một cửa ASEAN nhằm tạo thuận lợi hơn nữa hoạt động thương mại hàng hóa trong khu vực ASEAN. Theo đó, các nước thành viên ASEAN cam kết tích cực triển khai Dự án thí điểm Cơ chế Một cửa ASEAN và Cơ chế Một cửa quốc gia. Năm là, các Bộ trưởng đã khởi động thảo luận về vấn đề xói mòn cơ sở thuế và chuyển giá nhằm củng cố tài khóa của các nước thành viên. Cuối cùng, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN đã trao đổi về Kế hoạch hành động chiến lược hội nhập tài chính ASEAN tầm nhìn 2025. Đây sẽ là tài liệu cơ sở để định hướng hoạt động hội nhập và hợp tác tài chính ASEAN trong 10 năm tới nhằm hướng tới sự ổn định, toàn diện và hội nhập tài chính".
TOAN THĂNG
Theo_Báo Nhân Dân
G20 cam kết tăng cường phục hồi kinh tế toàn cầu Sau hai ngày làm việc, Hội nghị ra thông cáo trong đó nhấn mạnh: "Kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi nhưng vẫn không đồng đều và không đáp ứng được tham vọng của các quốc gia về sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng". Các nhà hoạch định chính sách của G20 nhìn nhận tình trạng các...