Ai cũng tắm nắng để hấp thụ vitamin D nhưng sao có người đủ, người thì vẫn thiếu?
Bài viết này sẽ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ vitamin D từ mặt trời.
Có lẽ trong các loại vitamin thì vitamin D là loại duy nhất mà hầu hết mọi cơ thể đều không hấp thụ đủ. Trên thực tế, ước tính có đến 40% người trưởng thành ở Mỹ bị thiếu hụt loại vitamin này.
Nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên và tốt nhất cho chúng ta là ánh nắng mặt trời. Đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên nhận đủ nguồn sáng này để duy trì mức vitamin D một cách tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ trực tiếp phơi nắng là đã có thể nhận được ánh mặt trời một cách an toàn. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để có thể hấp thụ vitamin D từ nguồn cung cấp này một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Thời gian nào trong ngày là tốt nhất để hấp thụ ánh mặt trời?
Theo các nghiên cứu thì thời điểm giữa trưa mỗi ngày, đặc biệt là mùa hè chính là thời gian tốt nhất để tắm nắng. Khi đó, mặt trời đang ở điểm cao nhất và tia UVB sẽ phát huy tác dụng mạnh nhất. Lượng vitamin D cần hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày là 600 IU, tương đương 15mcg.
Vì thế, chỉ cần khoảng 5 phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào giữa trưa khoảng 3 lần mỗi tuần là đủ để duy trì mức độ khỏe mạnh của bạn. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với ánh mặt trời vào khoảng 12 giờ trưa sẽ làm tăng tỉ lệ ung thư da. Do đó, bạn có thể lựa chọn thời gian phơi nắng vào trước 7 giờ sáng để an toàn hơn.
Màu da cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ vitamin D
Màu da của mỗi người được xác định bởi sắc tố melanin. Melanin giúp bảo vệ da khỏi những tổn thương do ánh sáng mặt trời gây ra. Chúng hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên giúp bảo vệ làn da khỏi việc bỏng nắng, ung thư da…
Do đó, những người da sẫm màu có nhiều melanin nên hiệu quả hấp thụ UVB sẽ không cao. Đặc biệt, họ cần nhiều thời gian hơn dưới ánh sáng mặt trời để nhận đủ vitamin D so với với những người da sáng hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người da sẫm màu có thể cần nhiều hơn từ 30 phút đến 3 giờ để có đủ lượng vitamin D, so với những người da sáng. Đây là lý do chính dẫn đến việc những người da tối màu có nguy cơ thiếu hụt loại dưỡng chất này cao hơn bình thường.
Khu vực sinh sống cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ ánh nắng
Theo nghiên cứu về sự ảnh hưởng của khu vực sống đối với việc hấp thụ vitamin D đã cho thấy rằng, những người sống ở các khu vực càng xa xích đạo thì càng giảm tỉ lệ nhận được vitamin D từ ánh mặt trời.
Video đang HOT
Ở những khu vực này, tia nắng mặt trời, đặc biệt là tia UVB, sẽ bị hấp thụ bởi tầng ozone của trái đất. Vì vậy, những người sống xa đường xích đạo thường cần phải dành nhiều thời gian tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn mới có thể sản xuất đủ vitamin D. Hơn nữa, ở một số nơi vào mùa đông thì lượng mặt trời lại trở nên hiếm hoi.
Chẳng hạn như những người sống ở Boston (Mỹ) và Edmonton (Canada) gặp nhiều khó khăn để hấp thụ vitamin D từ mặt trời vào tháng 11 cho đến tháng 2. Thậm chí người dân Na Uy lại không thể tạo ra vitamin D từ ánh sáng mặt trời tận 6 tháng, từ tháng 10 đến tháng 3. Vì thế, trong thời gian này họ thường tìm đến các loại thực phẩm giàu vitamin D để thay thế.
Nguồn: Insider, Healthline…
Theo Helino
Cẩn thận với cái nắng gay gắt ở Sài Gòn có thể dẫn đến nguy cơ mắc những căn bệnh tiềm ẩn về da
Ánh sáng mặt trời rất cần thiết cho sức khỏe con người, tuy nhiên, nếu đi dưới cái nắng nóng bức của tiết trời Sài Gòn thường xuyên thì bạn sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh tiềm ẩn về da.
Thời tiết nắng nóng đầu mùa hè ở Sài Gòn khiến chúng ta mắc phải những căn bệnh tiềm ẩn về da rất có hại, mà bản thân lại không hề hay biết. Ánh nắng mặt trời có nhiều lợi ích như giúp hấp thụ vitamin D tốt cho xương, hệ hô hấp, tim mạch... Tuy nhiên, ngoài những lợi ích trên thì việc phơi nắng quá lâu có thể khiến làn da tăng cao nguy cơ mắc phải những tổn thương ác tính.
Ánh nắng mặt trời bao gồm các tia cực tím như UVA, UVB, UVC và tia hồng ngoại. Trong đó, UVA và UVB được cho là nguyên nhân gây tổn hại làn da. Những tia này thường xuất hiện dưới ánh nắng trong khung giờ 10h - 15h gây đỏ da, phỏng da, chúng tấn công sâu vào mô liên kết gây tổn thương vĩnh viễn không thể hồi phục dẫn đến lão hóa và ung thư da. Đây được cho là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng nặng nề cho vùng da, dẫn đến những căn bệnh sau.
Dày sừng ánh nắng
Dấu hiệu của dày sừng ánh nắng thường xuyên xuất hiện ở những vùng da phơi nắng nhiều như mặt, da đầu, cánh tay, mu bàn tay. Biểu hiện đầu tiên, làn da xuất hiện những dải vệt màu hồng. Sau đó, chuyển sang màu nâu, dần dần trở nên thô ráp và bong tróc vẩy sừng.
Bệnh dày sừng tiến triển theo ba hướng, một là tự thoái hóa, hai là không thay đổi và ba là thoái hóa ác thành bệnh ung thư da. Bên cạnh đó, nếu mắc phải bệnh dày sừng khiến bạn tự ti với ngoại hình cơ thể, ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi ngày.
Ung thư da
Làn da tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày gây ra những nguy hiểm khôn lường. Qua thời gian, tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời có thể phá hủy các tế bào mô, biểu bì da dẫn đến căn bệnh dày sừng ánh nắng (giai đoạn tiền ung thư da) và tiến triển thành ung thư tế bào gai.
Ung thư da là căn bệnh nguy hiểm và thầm lặng, chúng diễn ra cho đến khi bộc phát bất ngờ. Các tế bào ung thư có thể lan rộng, xâm lấn và di căn. Hơn nữa, các dấu vết của bệnh dày sừng ánh nắng sẽ trở nên nghiêm trọng và khó điều trị, nếu như căn bệnh trở nặng sẽ nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Nấm da
Căn bệnh về da cực kì phổ biến vào mùa hè, nhất là với thời tiết nắng nóng như hiện nay ở Sài Gòn. Bệnh do vi nấm dermatophytes gây ra làm da trở nên ngứa ngáy, khó chịu khiến chúng ta liên tục cọ xát làm lây lan mầm bệnh sang những vùng xung quanh, vết ngứa bị bong tróc gây chảy máu, lở loét dẫn đến nhiễm trùng da rất nguy hiểm.
Những dạng bệnh do vi nấm gây ra phổ biến như hắc lào, lang ben, nấm da đầu, nấm móng và nấm mặt để lại biến chứng và hậu quả nặng nề, gây nhiễm trùng da, viêm da và làm ảnh hưởng đến sự tự tin, sức khỏe, công việc trong cuộc sống của chúng ta.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là loại mụn tấn công mạnh mẽ vào mùa hè nắng nóng. Khi đó cơ thể đổ mồ hôi nhiều khiến tuyến bã nhờn sản xuất vượt mức cho phép trên bề mặt da, kết hợp với bụi bẩn có sẵn trong không khí gây hiện tượng tắc lỗ chân lông và hình thành các loại mụn, nhẹ thì mụn đầu trắng còn nặng hơn thì mụn trứng cá.
Mùa nắng ở Sài Gòn kéo dài với nhiệt độ tăng cao, ánh nắng mặt trời tỏa nhiệt mạnh và cường độ tia UV lớn khiến mồ hôi chảy nhiều, dầu nhờn tăng tiết làm mụn trứng cá lây lan. Hơn thế nữa, mùa nóng đến làm lượng nhiệt trong cơ thể tăng lên, gây tích tụ nhiệt. Khi đến thời điểm, cơ thể không loại hết lượng nhiệt độc dẫn đến các tuyến tiết androgen, lượng hormone và tuyến bã nhờn bị rối loạn. Từ đó, mụn trứng cá sinh sôi, kết hợp yếu tố thời tiết nóng làm mụn lây lan nhiều hơn.
Lupus ban đỏ
Một trong những bệnh lý gây tổn thương mô liên kết do hệ thống miễn dịch của cơ thể rối loạn, căn bệnh này còn có thể gọi là bệnh tự miễn dịch. Nguyên nhân xuất phát từ bệnh Lupus ban đỏ đến từ 2 yếu tố: di truyền và môi trường sống.
Nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh Lupus thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường được xem là nguyên nhân chính khiến căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Lupus ban đỏ do môi trường sống ô nhiễm, nhiễm tia cực tím, lượng nhiệt mạnh làm tổn thương vùng da tiếp xúc.
Một trong những dấu hiệu dễ thấy của bệnh là nổi mẩn ngứa, sần đỏ xuất hiện trên gương mặt, ở vùng da dưới mắt, hai bên má và lan rộng sang cánh mũi kèm theo những triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, các vấn đề về khớp, thận, phổi. Bệnh Lupus ban đỏ gây tổn thương đa cơ quan, trong đó có tới 85% tổn thương da khiến người bệnh cực kì nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc thậm chí là ánh sáng nhân tạo từ đèn điện.
Phương pháp phòng ngừa
Ánh sáng mặt trời có lợi cho sức khỏe nhưng với nhiệt độ tăng cao trong những ngày đầu hè khiến lượng tia cực tím lớn, dễ gây ra những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến làn da. Chính vì thế, chúng mình cùng tham khảo những phương pháp phòng ngừa cũng như giảm nhẹ những căn bệnh về da vào mùa nóng sau đây nhé.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, đặc biệt là khoảng thời gian từ 10h - 15h.
- Vào mùa hè, hạn chế phơi nắng, tắm nắng nhiều tại bãi biển, hồ bơi.
- Sử dụng kem chống nắng có các thành phần ngăn chặn tia cực tím như UVA, UVB và chỉ số chống nắng SPF từ 15 trở lên. Thoa kem ít nhất 15 - 30 phút trước khi ra ngoài, cách 2 tiếng thì thoa lại một lần.
- Khi ra ngoài trời cần đội mũ có vành, đeo khẩu trang, mặc quần áo dài để hạn chế tiếp xúc nguồn ánh sáng mạnh.
- Bổ sung các phương pháp thải độc cơ thể như uống nhiều nước lọc, detox và ăn nhiều loại thực phẩm làm mát như trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, E và chất xơ tốt cho sức khỏe.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên mỗi ngày. Hạn chế trang điểm khi làn da đang bị viêm nhiễm.
Những căn bệnh về da do ánh nắng tác động trực tiếp sẽ thuyên giảm dần theo thời gian nếu chúng ta phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Vì vậy, ngoài việc bảo vệ làn da khỏi những tác động môi trường, thời tiết, nhiệt độ thì bạn nên thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu ung thư da liễu định kì để có một cơ thể và làn da khỏe mạnh.
Theo Helino
Rụng rời tay chân khi phát hiện bí mật của chồng trong căn bếp lúc giữa trưa Không kìm chế nổi sự uất ức, em bắt đầu lao vào bếp và cào cấu hai con người trơ trẽn, bội bạc ấy. Chồng em vừa hốt hoảng vừa lắp bắp giải thích. Sau cơn bốc hỏa, em chỉ nói được một câu chua chát... Em gặp và yêu chồng khi đang học năm thứ 4 đại học. Hồi đó, anh là...