Ai cũng làm “thầy thuốc tại gia” nên kháng kháng sinh mới khó “cứu”
Tự ý mua kháng sinh về dùng mỗi khi có bệnh, rồi lại tự ngưng uống khi bệnh có chút thuyên giảm… chính là những thói quen tưởng vô hại nhưng vô cùng nguy hiểm, góp phần đẩy tình trạng kháng kháng sinh (KKS) tại Việt Nam bùng phát mạnh mẽ như hiện tại.
Nếu cứ bệnh thì uống thuốc…
Nếu như vài năm trước đây, khi bị ho, cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng… bạn thường tự mua thuốc có kèm kháng sinh để mau chóng khỏi bệnh. Nhưng gần đây, cũng liều như thế, bạn lại chẳng thấy hiệu quả gì. Để chữa khỏi bệnh, bạn phải kết hợp dùng nhiều loại thuốc khác nhau, với liều lượng nhiều hơn, thời gian kéo dài hơn… thì rất có thể, bạn đã là một trong những nạn nhân của KKS – vấn nạn đe dọa sức khỏe toàn cầu đang được báo động đỏ hiện nay.
Tình trạng KKS xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh trở nên nhờn thuốc hoặc không còn bị ức chế bởi một loại kháng sinh nào đó. Vì kháng kháng sinh nên dù bạn có uống thuốc, vi khuẩn gây bệnh đã kháng vẫn “sống khỏe” và nhân lên trong cơ thể, làm cho việc điều trị ngày càng khó khăn, tốn kém chi phí, hậu quả nặng nhất có thể dẫn đến tử vong khi không còn loại thuốc đặc trị nào tiêu diệt chúng được nữa.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ KKS cao nhất thế giới. Trong đó, nguyên nhân chính của tình trạng này được chỉ ra là do tình trạng dùng kháng sinh không theo chỉ định từ bác sĩ của không ít người Việt.
Rất nhiều người giữ thói quen tự mua thuốc kháng sinh khi có bệnh không cần hỏi ý kiến bác sĩ
Báo cáo của Bộ Y tế vào tháng 09/2017 chỉ ra, tại Việt Nam có khoảng 90% kháng sinh được bán ra không do bác sĩ kê đơn. Bệnh thì mua kháng sinh về uống, bố mẹ tự “bắt bệnh” và mua thuốc cho con, thuốc của người này lại nhường cho người khác, gặp lại bệnh cũ nghiễm nhiên dùng lại thuốc cũ; uống không đủ liều được chỉ định… những thói quen tưởng vô hại nhưng để lại hệ quả vô cùng nghiêm trọng với sức khỏe, góp phần làm cho tình trạng KKS ngày càng khó lường. Đáng nguy ngại hơn cả khi Việt Nam đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Đơn cử như tại các tỉnh phía Nam, tỉ lệ Ecoli (vi khuẩn đường ruột) kháng kháng sinh lên tới 74,6%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K.pneumoniae lên tới gần 60%… Tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh càng tăng cao, bệnh càng khó chữa, càng đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Video đang HOT
Tuyệt đối không được làm “thầy thuốc tại gia”
Đành rằng nhiều loại bệnh cần phải dùng kháng sinh mới khỏi, nhưng không phải loại bệnh nào cũng buộc dùng đến kháng sinh; đặc biệt là dùng bao nhiêu, như thế nào thì luôn cần đảm bảo tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Lấy ví dụ như bệnh ho ở trẻ em, khi thấy trẻ ho lâu ngày không dứt, cha mẹ liền mua kháng sinh cho con uống trong khi chưa biết con bị ho vì nguyên cớ nào. Liệu đó là biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng hay do dị ứng với tác nhân lạ môi trường… Khi không bắt đúng nguyên nhân, uống kháng sinh chẳng những không cải thiện bệnh mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy, làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc, kháng thuốc…
Thận trọng với bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào bạn định dung nạp vào cơ thể
Chính sự nguy hiểm khôn lường của tình trạng KKS, bất kỳ ai cũng tuyệt đối không được làm “thầy thuốc tại gia”. Cần tạo thói quen kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Sự chủ động không phải là tự ý mua thuốc mà nên nằm ở việc nếu được kê thuốc kháng sinh, bạn cần hỏi rõ bác sĩ thuốc đó có tác dụng thế nào đối với bệnh của bạn.
Bên cạnh nâng cao kiến thức để điều trị đúng cách, mỗi người cần chú ý tăng cường sức đề kháng tự nhiên bằng các thói quen đơn giản như xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục điều độ, rửa tay và vệ sinh thân thể thường xuyên với xà phòng, sữa tắm diệt khuẩn…
Với mục đích mang lại cho cộng đồng những kiến thức thiết thực, bổ ích về phòng ngừa nhiễm khuẩn, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng và Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy sẽ tiếp tục đồng hành trong chương trình hợp tác truyền thông “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn” với kỳ vọng nâng cao nhận thức, giúp người dân sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm và xây dựng những thói quen tích cực để tăng cường đề kháng tự nhiên, phòng tránh nhiễm khuẩn…
Theo Dân trí
Giá nào phải trả cho thói quen dùng kháng sinh "vô tội vạ" của người Việt?
Lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân chính khiến Việt Nam bị xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh (KKS) cao nhất trên thế giới. Chưa bao giờ, tình trạng KKS tại Việt Nam lại trở nên báo động như hiện tại khi theo Bộ Y tế, trong lúc nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải "cầu viện" kháng sinh thế hệ 3 và 4.
Khi kháng kháng sinh, bệnh thông thường cũng hóa nguy hiểm
Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là khi một loại thuốc kháng sinh trước đây có tác dụng điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó nay không còn tác dụng, vi khuẩn không còn bị tiêu diệt hoặc ức chế. Nói cách khác, vi khuẩn có khả năng kháng lại hiệu quả của thuốc và tiếp tục nhân lên trong cơ thể người bệnh ngay cả khi người đó được điều trị bằng kháng sinh. Hiện tượng này thường là hệ quả của việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách. Dựa trên một công bố của Bộ Y tế vào tháng 09/2017, 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, trong khi đó ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%. Tình trạng dùng thuốc kháng sinh "vô tội vạ" không chỉ lan rộng trong người dân mà thậm chí, một số bác sĩ cũng đang kê đơn kháng sinh bất hợp lý, kéo dài và không cần thiết.
Thực trạng KKS ngày càng nghiêm trọng và trở thành một vấn nạn toàn cầu. Tất nhiên, đây không phải lần đầu KKS được đề cập nhưng những số liệu kể trên đã chạm "đỉnh báo động" mà nếu không chịu nhìn nhận và thay đổi, nhân loại nói chung và người Việt nói riêng sẽ đối mặt với nhiều hiểm họa khó lường.
Việt Nam đã xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh
Theo WHO, nếu không kiểm soát, số lượng bệnh nhân tử vong do KKS sẽ tăng từ 700.000 người mỗi năm lên đến hàng chục triệu người vào năm 2050. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở bởi thực tế, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Đến lúc đó, các bệnh thông thường như ho, cảm cúm hay chỉ một vết cắt cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, một viễn cảnh chắc chắn không ai dám tưởng tượng đến.
Khi một bệnh nhân gặp KKS gây khó khăn cho việc chữa trị, đó không còn là áp lực tài chính và sự tuyệt vọng của chính họ mà nguy hiểm hơn, đây là nỗi ác mộng của xã hội, đẩy lùi những nỗ lực của y khoa trong hàng thế kỷ qua.
Ngoài ra, một điều đáng đề cập hơn cả là tình trạng KKS ở trẻ nhỏ do phụ huynh tự ý chẩn đoán và điều trị cho con. Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến trẻ có vi khuẩn kháng thuốc, dẫn đến quá trình điều trị bị kéo dài, ảnh hưởng sức khoẻ... Và có thể bạn không biết, nhưng nếu không nghiêm túc thay đổi cách sử dụng thuốc kháng sinh, trong tương lai rất gần, con cháu của chúng ta sẽ là những đối tượng trực tiếp chịu những mối nguy tiềm ẩn đe đọa tính mạng, xuất phát từ thói quen lạm dụng kháng sinh vô tội vạ của chính gia đình, cha mẹ.
Thay đổi nhận thức, thay đổi tương lai
Hiểu đúng để sử dụng kháng sinh có trách nhiệm chính là biện pháp tốt nhất nhằm đẩy lùi tình trạng kháng kháng sinh đang lan rộng. Để hạn chế tình trạng KKS trong cộng đồng, WHO khuyến khích những hành động đơn giản mà mỗi cá nhân đều có thể thực hiện được, chẳng hạn như tránh nhiễm khuẩn bằng cách rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, từ bỏ thói quen "để dành" thuốc kháng sinh sử dụng dần dần, hỏi về tác dụng của thuốc kháng sinh nếu được kê đơn và chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp cần thiết...
Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ khi phải điều trị bằng kháng sinh
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông để giúp người dân có hiểu biết chính xác hơn khi điều trị bằng kháng sinh và nâng cao nhận thức phòng bệnh hơn chữa bệnh, từ đó triệt để hạn chế tình trạng KKS trong cộng đồng. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác truyền thông "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy sẽ đồng hành cùng đem đến các chương trình tích hợp nhiều kiến thức bổ ích để phòng ngừa nhiễm khuẩn, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân trong cộng đồng, từ đó góp phần tìm lời giải cho "bài toán" KKS đầy thách thức tại Việt Nam.
Theo Dân trí
Nên ăn gì sau khi uống kháng sinh? Kháng sinh là những thuốc có khả năng chống lại nhiễm khuẩn. Chúng ngăn chặn nhiễm trùng và ngăn không cho bệnh lây lan. Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ như gây hại cho gan và tiêu chảy. Có nhiều loại kháng sinh khác nhau. Một số là phổ rộng, có nghĩa là chúng tác dụng trên...