Ai có thể mắc căn bệnh giống người có bộ ngực dài đến rốn?
Bệnh phì đại tuyến vú không phân định lứa tuổi mắc phải, xảy ra ở cả nam và nữ, có trường hợp 13, 14 tuổi cũng mắc. vì bệnh lạ
Người phụ nữ có bộ ngực dài đến rốn đang nhập viện điều trị.
Mới đây, tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa tình Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân H.T.T (SN 1986, ở xóm Chiềng, Mỹ Thuận, Tân Sơn, Phú Thọ).
Qua thăm khám, các bác sĩ xác định chị T bị phì đại tuyến vú. Hiện tại, bệnh viện vẫn đang làm các xét nghiệm trước khi làm hội chẩn đưa ra phương án.
Nói về trường hợp này, ông Trần Thiết Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, chứng phì đại tuyến vú ít gặp ở Việt Nam, chiếm 1/20 so với thiểu sản tuyến vú (vú không phát triển) do rối loạn hormone.
Tuy vậy, phì đại tuyến vú thực tế không phải là căn bệnh quá mới lạ. Mới đây, khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cũng điều trị thu gọn vú cho nữ bệnh nhân 30 tuổi (Hải Dương) có ngực chảy sệ đến 55 cm, nặng hơn 4 kg.
Theo ông Sơn, phì đại tuyến vú là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp ở các mô liên kết vú trở nên quá lớn. Phì đại tuyến vú có thể được gây ra bởi sự gia tăng độ nhạy ở các mô từ một số hormone như hormone tăng cường ham muốn tình dục ở nữ giới, prolactin (PRL) và các yếu tố tăng trưởng. Phì đại tuyến vú hoàn toàn lành tính, có thể xảy ra ở một bên vú hoặc cả hai bên.
Theo ông Sơn, bệnh này không phân định lứa tuổi mắc phải, xảy ra ở cả nam và nữ. Có trường hợp 13, 14 tuổi cũng mắc. Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng tránh. Phì đại tuyến vú có thể do yếu tố di truyền, sự phát triển quá mức của các loại nội tiết tố như estrogen, androgen… gây nên.
Video đang HOT
PGS.TS. Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học Hạt nhân Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đối với bệnh phì đại tuyến vú ở nam giới, đây là một bệnh lành tính nhưng bệnh thường gây tình trạng mặc cảm ở nam giới làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cho người bệnh. Điều trị phì đại tuyến vú ở nam giới thường sử dụng nội tiết hoặc phẫu thuật.
Trước đây, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh này do thấy xuất hiện khối u nhỏ dưới quầng vú trái, sờ không đau, không sưng nóng, không co kéo da vùng núm vú trái, không có hiện tượng tụt núm vú trái. Bệnh nhân không sốt, không đau ngực, không khó thở. Bệnh nhân đã khám và điều trị theo đơn thuốc của một phòng khám tư nhân nhưng không đỡ. Gần đây, bệnh nhân nhận thấy khối ở vú trái to lên nhiều hơn gây cảm giác phiền phức và lo lắng. Sau khi khám, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị phì đại tuyến vú.
Theo các chuyên gia y tế, đối với các trường hợp bị phì đại tuyến vú, phương pháp điều trị thông thường là cắt rời tuyến vú, lấy phần quầng và núm vú ghép lên trên để tạo hình thẩm mỹ. Tuy nhiên, ngoài tính thẩm mỹ thì người bệnh mất hết cảm giác.
Mới đây, có một phương pháp tốt hơn là phẫu thuật thu gọn có bảo tồn tuyến vú. Theo đó, các bác sỹ sẽ giữ lại cuống nuôi, giữ lại một phần ống tuyến nên sau khi phẫu thuật thu nhỏ tỉ lệ rối loạn cảm giác thấp, bệnh nhân vẫn có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ.
Chia sẻ về khoảng thời gian bị bệnh nhưng vẫn chịu đựng nuôi con, chị T sụt sùi nói: “Tôi sinh xong, sữa bớt đi thì ngực càng mềm và chảy dài ra, dù đau lắm nhưng do con nhỏ, lại không có tiền nên đành để vậy. Nhiều hôm ở nhà trông con, tôi bế con lên rồi nhưng ngực vẫn còn chưa lên nổi để đi ấy”. Đối mặt với muôn vàn khó khăn khi phải mang vác theo bộ ngực khủng, chị T cũng tự ti, ngại với mọi người. Ai trong xóm hiểu được thì không sao, nhưng người ngoài không biết sẽ dè bỉu, kì thị chị.
Theo Danviet
Nghệ An: "Thư gửi mẹ" của học sinh lớp 7 gây xúc động cộng đồng mạng
Bố mất vì căn bệnh thế kỷ, mẹ sau đó cũng bỏ "ra đi" khi em mới tròn 4 tuổi. Trải qua hơn 8 năm với bao ký ức đau thương, hờn tủi cùng thời gian, mới đây, trong cuộc thi viết "Thư gửi mẹ", những mảnh vỡ quá khứ, nỗi buồn thân phận đã được em tâm sự khiến người đọc ứa nước mắt, xót xa.
Em Ngô Kiều Anh, học sinh lớp lớp 7A, học sinh Trường THCS Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất sắc vượt qua gần 100 bài viết dự thi cuộc thi "Thư gửi mẹ" với tổng điểm 10 và đạt giải nhất.
Em Kiều Anh là học sinh giỏi văn của trường THCS Diễn Kỷ. Do bố mẹ mất sớm, từ năm lên 4 em đã phải sống với bà nội hơn 80 tuổi. Trong thư em kể về những tháng ngày đẫm nước mắt với cuộc sống bao khó khăn vất vả, tủi hờn, nghi kỵ, ghẻ lạnh của người đời... Rồi với bao nỗ lực vượt khó, được sự giúp đỡ động viện của thầy cô giáo và một số bạn bè trong lớp, Kiều Anh dần vượt qua nỗi đau, sống hòa đồng với bàn bè trong lớp, trong trường... đồng thời em còn vươn lên trong học tập.
Dưới đây là bức thư gửi mẹ của em, chúng tôi gửi đến bạn đọc.
Em Ngô Kiều Anh và bà.
"Mẹ yêu quý!
Vậy là sắp đến ngày mồng 8.3 rồi. Bạn bè con ở lớp ai cũng dự định sẽ mua hoa để tặng mẹ vào ngày đó. Các bạn còn nói cho nhau nghe về cách tạo bất ngờ cho mẹ mình vào hôm ấy nữa. Xem ra ai cũng rất hồi hộp và háo hức mẹ ạ. Chắc chắn khi các bạn mang hoa về tặng mẹ sẽ được mẹ đáp lại bằng những cái ôm thật ấm áp. Còn con, con sẽ tặng mẹ ở một nơi khác - nơi thật xa - nơi mà có lẽ mẹ nhìn thấy con nhưng con lại chẳng thấy mẹ ở đâu cả. Và món quà con nhận lại không phải là cái ôm của mẹ mà là chính sự nhẹ nhõm trong lòng con. Tuy được vơi đi phần nào nỗi buồn nhưng lòng con vẫn thấy trống trải. Không hiểu sao hôm nay con lại nhớ mẹ nhiều đến thế! Con thèm khát một vòng tay âu yếm, thèm khát một lời động viên an ủi và hơi ấm của tình mẫu tử. Có lẽ là do không khí rạo rực của ngày 8.3 sắp đến mẹ nhỉ? Vì vậy con viết những dòng tâm sự này để gửi mẹ. Dẫu biết rằng bức thư không có địa chỉ đến nhưng con vẫn tin sợi dây của tình mẫu tử sẽ nối kết những tâm sự của con đến bên mẹ.
Mẹ ơi! Mẹ có còn nhớ ngày 8.3 của mười năm trước không? Hồi ấy sao mà vui quá! Khi ấy con còn nhỏ nên mẹ đã làm một bữa ăn thật ngon để dành tặng con và cũng là để tự tặng mẹ. Hai mẹ con mình cùng hát, cùng vỗ tay, lời bài hát " Mồng 8 tháng 3" cứ ngân nga mãi trong lòng con, có lẽ đến suốt đời. Mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp nhưng con đâu ngờ đó là năm đầu tiên và cũng là năm cuối cùng con được đón ngày 8.3 cùng mẹ, khi mà con gần 4 tuổi thì mẹ đã bỏ con mà đi, đi thật xa. Với con, mất mẹ là nỗi đau lớn nhất, là sự mất mát không gì có thể bù đắp được vì trước đó không lâu con đã mất đi người cha yêu dấu do căn bệnh thế kỷ.
Khi ấy con đã rất đau nhưng vì có mẹ kề bên an ủi nên con cũng bớt đau đi phần nào. Thế mà giờ đây con lại mất luôn cả mẹ. Thay vì được an ủi, sẻ chia con chỉ còn lẻ loi một mình. Nỗi đau lại nhân lên gấp bội lần. Con đã khóc, khóc rất nhiều. Con không thể níu giọt nước mắt lại cũng như không thể kéo mẹ về bên con. Lúc ấy con không dám tin vào sự thật nữa. Không thể tin lúc ấy mẹ lại nằm trên gường bệnh và chỉ nói với con: "Sau này khi mẹ không còn ở bên con nữa thì con hãy vẫn cứ yên tâm, cố gắng học thật tốt, nhớ giữ gìn sức khỏe và phải thật chăm ngoan để không phụ lòng mẹ nghe con". Thật sự lúc ấy con chỉ biết gật đầu và khóc nức nở. Thế rồi mẹ xa con, mãi mãi. Tất cả chìm trong nước mắt.
Mẹ biết không, sau khi mẹ mất con đã rất đau khổ, con cảm thấy bơ vơ, hụt hẫng vì không có bàn tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nữa. Con chỉ biết dựa vào bà nội hơn 80 tuổi như chiếc lá vàng trên cây. Con cứ tưởng tượng một ngày nào đó bà cũng sẽ bỏ con mà đi thì cuộc sống của con sẽ ra sao? Nghĩ đến mà con hoảng hốt. Con thực sự rất buồn. Đáng buồn hơn là bạn bè, người thân và một số phụ huynh tìm cách để xa lánh con, không cho con họ chơi với con nữa vì sợ mắc phải căn bệnh quái ác kia. Lúc ấy con không hiểu được đó là căn bệnh gì và nguy hiểm thế nào? Con chỉ biết rằng họ rất coi thường, sợ hãi và xa lánh con.
Mãi lâu sau nhờ sự can thiệp của nhà trường, sự động viên quan tâm của thầy cô giáo và một số bạn trong lớp con mới bình tâm trở lại với cuộc sống, con mới có cơ hội hòa nhập hơn với mọi người. Con đã cố nén nỗi đau để tiếp tục sống, để làm mẹ vui lòng nơi chín suối. Khoảng thời gian đầu con cứ cố rồi lại thất bại, lại khóc. Cứ mỗi lần thấy bạn được mẹ mình âu yếm, con lại chạnh lòng nghĩ đến mẹ. Nghĩ đến ngày xưa con cũng từng được mẹ vỗ về, yêu thương như thế. Những lúc như thế nước mắt con lại tuôn rơi âm thầm, lặng lẽ.
Con sợ nhất là những đêm mưa, không hiểu sao mưa đêm làm con buồn đến thế! Con sợ mẹ ướt, con sợ mẹ lạnh, con sợ bao nhiêu điều mà không dám nói ra. Con tâm sự với cô giáo dạy văn và cô ân cần nói với con: "Mẹ của con không ướt, không lạnh, mẹ của con đã hóa thành trời xanh, thành mây trắng". Và con tin. Mẹ sẽ không lạnh khi mưa xuống, phải không mẹ!
Thời gian trôi đi, nỗi đau cũng vơi dần. Con cũng tập làm quen với thực tại. Ban đầu con cũng rất nhút nhát nhưng giờ con đã mạnh mẽ rồi mẹ ạ. Con không còn yếu đuối, mặc cảm như trước kia nữa. Cuộc sống đã rèn luyện con phải biết cố gắng, biết tự tin, biết suy nghĩ và mạnh mẽ lên.
Mẹ à! Con giờ đây đã học lớp 7 rồi đấy. Con đang được sống trong tình yêu thương của mọi người. Bạn bè, thầy cô ai cũng rất yêu mến con. Mẹ ở nơi xa mẹ có nhìn thấy con không? Có thấy con đang học rất giỏi không? Học kỳ I vừa rồi con đã được xếp thứ hai của một lớp chọn đấy nhé. Sắp tới con còn tham gia kỳ thi học sinh giỏi văn nữa. Mẹ có vui không? Con đã làm theo lời mẹ dặn trước lúc lâm chung rồi đấy. Con còn ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cứu người nữa. Con mong sẽ không ai bị bệnh, không ai mất mẹ để bao trẻ em khác sẽ không phải chịu nhiều khổ đau như con.
Con yêu của mẹ!".
Sau khi bức thư được một nhà báo đưa lên trang cá nhân thì được nhiều bạn đọc hưởng ứng và hết lời khen ngợi nghị lực vượt khó và áng văn giàu cảm xúc của em.
Bạn đọc Hoàng Vũ bình luận "Tuyệt vời, đọc mà mắt ướt nhòe anh ạ."
Trong khi đó bạn đọc Quốc Huy cũng tỏ ra khen ngợi bức thư đầy cảm xúc: "Thương lắm. Bài viết cần được in vào sách, dạy thêm cho trẻ nhỏ và người lớn..."
Còn bạn đọc Nguyễn Đức Thanh bình luận: "Em cũng khóc khi đọc thư. Kiều Anh viết bằng những ký ức đau buồn nhất của cuộc đời, và lại biết dựa vào ký ức đó để đứng lên. Nếu em trở thành nhà văn thì những tác phẩm là những bài học đắt giá".
Theo_Dân việt
Thương cô bé dân tộc Khmer mắc bệnh hiểm nghèo Cô bé người dân tộc Khmer mắc căn bệnh bướu nguyên bào thần kinh đang phải từng ngày chống chọi với căn bệnh quái ác. Cha mẹ bé cũng quá đuối sức vì tiền kiếm được thì ít, tiền chi tiêu thì lại nhiều. Cơ hội vay mượn cũng không còn, toa thuốc ngoài danh mục vẫn chưa có tiền mua. Đó là...