Ai có nguy cơ ‘mắc kẹt’ khi quan hệ tình dục?
Từ lâu đã có nhiều lời đồn đại về tình trạng “ mắc kẹt” khi quan hệ tình dục gây ra nhiều câu chuyện dở khóc dở cười.
Thậm chí có những cặp đôi đang trong tư thế “ân ái” phải đưa đi cấp cứu. Nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Theo bác sĩ Phạm Minh Ngọc – chuyên khoa nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, ngay từ thời La Mã người ta dùng từ Penis Captivus để chỉ dương vật bị mắc kẹt. Trong lịch sử y khoa cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp như vậy.
“Dưới góc nhìn y học hiện đại, tình trạng này gọi là co thắt âm đạo và theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được xếp vào nhóm rối loạn đau tình dục – rối loạn thâm nhập (HA20: Sexual pain-penetration disorder).
Nguyên nhân của bệnh co thắt âm đạo có thể do tâm lý, nhiều người lo sợ âm đạo rất bé, sợ đau khi quan hệ tình dục. Một số khác đến từ việc ám ảnh quá khứ bị lạm dụng tình dục, cưỡng bức hoặc chứng kiến cảnh lạm dụng tình dục.
Ngoài ra còn có nguyên nhân do viêm nhiễm, giảm nội tiết dẫn đến đau khi quan hệ, căng cơ/ tăng trương lực cơ quá mức vùng chậu cũng có nguy cơ gây ra tình trạng này”, bác sĩ Ngọc thông tin.
Video đang HOT
Bác sĩ Ngọc cho biết biểu hiện tình trạng này là xuất hiện phản xạ co thắt của nhóm cơ đi từ xương mu đến xương cụt, khiến cho các cơ ở âm đạo trở nên căng cứng đột ngột, không dung nạp.
Người bệnh không tạo ra sự co thắt một cách có ý thức, quan hệ tình dục cũng rất đau hoặc không thể thực hiện được.
“Khi đã phát hiện bị co thắt âm đạo, việc cần làm là khai thác tiền sử tình dục, khám tìm nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị. Có nhiều cách điều trị bệnh, chủ yếu là tâm lý liệu pháp kết hợp với vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, một số khác cần dùng thuốc (hormone, thuốc tê, corticoid, botulimum A).
Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, laser CO 2, sóng âm đang được thử nghiệm và cần nghiên cứu thêm”, bác sĩ Ngọc cho hay.
Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương… mời gửi email đến hộp thư suckhoe@tuoitre.com.vn (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
Con gái quan hệ tình dục sớm có nguy cơ gặp rối loạn ham muốn
Theo một nghiên cứu khảo sát hơn 1.000 phụ nữ thăm khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, kết quả cho thấy phụ nữ quan hệ tình dục sớm trước 22 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn ham muốn gấp hai lần so với nhóm quan hệ sau 22 tuổi.
Bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: D.LIỄU
Đây là nghiên cứu của bác sĩ Phan Thị Bích Thuận - Trung tâm y học giới tính, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Bác sĩ Thuận cho hay nghiên cứu được thực hiện trên 1.039 phụ nữ trong ba tháng tới khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quan hệ tình dục sớm ở nữ giới khi chưa lập gia đình không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn ham muốn tình dục nhưng là một yếu tố nguy cơ.
Nguyên nhân là ở độ tuổi dưới 22, phụ nữ thường trẻ, chưa lập gia đình, thường là các bạn sinh viên nên không có kiến thức nhiều về giới tính.
Bên cạnh đó, văn hóa Á Đông chưa thực sự cởi mở về quan hệ tình dục trước hôn nhân do vấn đề trinh tiết. Không ít bệnh nhân chia sẻ cảm thấy mặc cảm về vấn đề trinh tiết, dẫn tới những trục trặc về ham muốn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh cảnh lâm sàng.
"Bên cạnh đó, một số ít trường hợp nữ giới có quan hệ tình dục sớm có hậu quả của việc ép buộc, lạm dụng tình dục sẽ để lại những sang chấn, vết sẹo ghi nhớ tại não. Điều này khiến cho người phụ nữ khó khăn khi quan hệ, không có ham muốn và trở thành bệnh lý.
Vấn đề rối loạn ham muốn tình dục nữ là vấn đề phổ biến. Rất nhiều phụ nữ gặp khó khăn về rối loạn ham muốn và hưng phấn tình dục tuy nhiên ngại ngùng, chưa dám chia sẻ với bác sĩ, đặc biệt là đối tượng hiếm muộn", bác sĩ Thuận thông tin.
Theo các chuyên gia, mặc dù nhiều bệnh nhân nữ gặp vấn đề về sức khỏe tình dục, giới tính nhưng vẫn còn tâm lý e ngại không đến thăm khám trong thời gian dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là hiếm muộn nhiều năm.
Vì vậy, khi gặp vấn đề liên quan đến tình dục và giới tính, bệnh nhân cần được chia sẻ và can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình hay mang thai.
Đi khám vì mất ham muốn tình dục Người phụ nữ 39 tuổi tìm đến bác sĩ vì mất hoàn toàn ham muốn tình dục, sợ gần gũi chồng, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ Bệnh nhân cho biết khoảng một năm nay chị xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khoảng cách giữa các kỳ kinh thất thường và mất hoàn toàn ham muốn tình dục, sợ gần gũi...