Ai có khả năng dễ mắc ung thư vú?
Ung thư vú là căn bệnh ung thư khá phổ biến. Đây là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở phụ nữ.
Ngày nay người ta đã có cách điều trị ung thư vú này. Tuy nhiên để có thể chữa bệnh ung thư vú thì bệnh nhân cần được phát hiện bệnh sớm. Nếu phát hiện bệnh quá muộn thì có thể sẽ dẫn đến tử vong.
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú
- Phụ nữ ở độ tuổi 45 – 50.
- Phụ nữ mãn kinh trễ trên 55, có kinh sớm trước 10 tuổi.
- Không có con, có con đầu lòng khi trên 35 tuổi, không cho con bú.
- Đã bị ung thư vú một bên.
- Trong gia đình có mẹ hay chị, em, con gái bị ung thư vú. Khoảng 5 – 10% ung thư do di truyền.
- Bản thân đã có khối u vú với tăng sản ống tuyến vú không điển hình.
- Đã hay đang bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.
- Tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia xạ.
- Chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, giàu chất béo, ít rau quả và người hút thuốc lá, uống nhiều rượu.
- Phụ nữ béo phì sau mãn kinh.
- Uống lâu dài liên tục thuốc nội tiết thay thế sau mãn kinh.
Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới
Những triêu chưng cua ung thư vú
- Chảy dịch ở núm vú, có thể là dịch trong, vàng trong, màu sậm giống máu.
- Núm vú bị loét, rỉ dịch.
Video đang HOT
- Núm vú bị co kéo tụt vào trong.
- Sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú hay nách.
- Da vú bị nhăn, da dày giống da trái cam sành.
- Da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia.
- Đau vú một hay nhiều nơi.
Khi bệnh nhân phát hiện có bât ky dấu hiệu nghi ngờ hoăc môt trong nhưng triêu chưng trên thi cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
Cac biên phap đê phat hiên sơm ung thư vú
Phat hiên sơm co y nghia quyêt đinh đên kêt qua điêu tri. Cac biên phap đê giup phat hiên ung thư vu gôm: Tư kham vu, kham vu đinh ky tai cơ sơ chuyên khoa, siêu âm hoăc chup vu.
Tự khám vú: Khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất khám sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất.
Phát hiện sớm ung thư vú giúp việc điều trị hiệu quả hơn
Khám vú tại cơ sở chuyên khoa: Nêu phat hiên bât ky dâu hiêu bât thương nao cua vu, nên đến khám bác sĩ, không nên quá sợ. Phần lớn các u bất thường của vú đều không phải là ung thư. Nhưng để chắc chắn hãy đến các bac sĩ chuyên khoa xác định và hướng dẫn giúp bạn.
Siêu âm hoăc chụp vú: Ngoài việc tự khám vú một cách thường xuyên, các phụ nữ từ 45 tuổi trở lên hoăc co cac yêu tô nguy cơ cũng nên chụp vú (hoăc siêu âm) kiểm tra theo định kỳ mỗi năm một lần.
Tự khám vú để phát hiện ung thư ngực sớm nhất
Thời gian khám:
- Hãy tự khám vú mỗi tháng 1 lần.
- Khám thường xuyên đều đặn kể cả khi đã mãn kinh thì vẫn nên khám.
- Nên khám vú vào sau kì kinh nguyệt là tốt nhất, vì lúc đó vú mềm dễ khám hơn, và chuẩn xác hơn.
Cách khám vú:
Bước 1: Cởi áo ra ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương ở tư thế xuôi 2 tay và nhìn quan sát xem:
- Vú có sự thay đổi nào về kích thước hình dạng hay không, có sự biến dạng bất thường nào không? Ví dụ như vú bị méo xô lệch về 1 bên.
- Quan sát xem ở vú có chảy dịch hay mẩn ngứa nổi nốt ở xung quanh quầng vú hay không? Xem da xung quanh núm vú có bị co kéo nhăn nheo hay không?
- Dùng tay ấn vào vú có bị đau hay không?
Bước 2: Đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu:
- Bạn đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu, người hơi xô về phía trước và quan sát sự bất thường của ngực như ở bước 1.
Tự kiểm tra vú tại nhà là cách phát hiện bệnh sớm nhất
Bước 3: Đưa 1 tay lên đầu:
- Đưa 1 tay lên đầu còn tay kia khám ngực: Dùng 3 ngón tay xòe thẳng ấn nhẹ lên bầu vú, bắt đầu từ trong quầng vú vừa ấn nhẹ vừa di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc, và bên ngực đối diện cũng khám tương tự như thế.
- Khi sờ thấy 1 vùng nào đó bất thường thì nên kiểm tra so sánh giữa 2 ngực có gì bất thường không? Có giống nhau không? Sự bất thường là gì?
- Tiếp tục khám lên cao đưa tay vừa ấn nhẹ vừa di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách, xem có hạch hay không? Hay có sự bất thường gì không?
- Sau đó bạn dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nắn nhẹ núm vú xem có chảy nước vàng hay máu ra không?
Bước 4: Ở tư thế đứng chống nạnh:
- Khi bạn đứng ở tư thế chống nạnh hơi gồng người một chút sẽ làm căng cơ ngực khiến bầu vú nổi rõ hơn, kiểm tra quan sát so sánh xem 2 bên vú có gì khác thường không? Hình dáng có bị bất thường như méo mó lệch gì không?
Bước 5: Tư thế nằm có độn gối hoặc khăn dưới vai:
- Thực hiện việc khám vú ấn di chuyển trên vú giống như ở bước 3.
- Khám tất cả xung quanh bầu vú lên tới nách, khám cả 2 bên và có sự so sánh để xem có sự bất thường nào không.
Theo Phạm Minh/vnmedia.vn
Những hiểu lầm to đùng về áo chíp
Áo chíp rất dễ bẩn vì ẩn chứa nhiều vi khuẩn do thấm hút mồ hôi, dầu tự nhiên trên da...
1. Áo chíp ảnh hưởng tới sức khỏe
Quan niệm sai lầm này xảy ra ở hầu hết phái nữ. Do đó mà đã có hơn 20 năm, cuộc cách mạng tẩy chay áo chíp đã bùng phát mạnh mẽ. Sự kiện này bắt đầu từ năm 1991 khi một cuộc nghiên cứu công bố việc không mặc áo chíp giúp hạn chế nguy cơ ung thư vú. Bởi lẽ gọng sắt của áo chèn ép lên vòng 1 gây ứ đọng độc tố. Tuy nhiên, trên thực tế, khoa học hiện đại chưa tìm ra bất kỳ lý do nào cho thấy nguyên nhân kể trên có liên quan tới bệnh ung thư vú.
Khoa học chưa tìm ra lý do nào cho thấy nguyên nhân mặc áo ngực gây bệnh ung thư vú (Ảnh minh họa: Internet)
2. Mặc áo chíp đi ngủ khiến núi đôi biến dạng
Đa phần các bạn nữ khi đi ngủ đều tạm thời 'bái bai' chiếc áo chíp. Một phần vì để cảm thấy dễ chịu hơn, phần khác lo lắng việc mặc áo khi ngủ sẽ khiến vòng 1 gặp sự cố về hình dáng. Thực tế thì không phải vậy, thậm chí nếu chọn đúng loại áo nâng ngực phù hợp, bạn còn giúp núi đôi hoàn hảo hơn, đặc biệt là khi tập thể dục.
3. Có size chung
Bạn lầm tưởng các hãng áo chíp đều thống nhất một size chung cho sản phẩm của họ. Do vậy nên khi chọn mua thường không thử xem áo có vừa với mình không. Thực tế, không chỉ mỗi hãng có quy định khác nhau về size, mà mỗi kiểu áo cũng được thiết kế theo tiêu chí size khác nhau.
Không phải hãng áo chíp nào cũng đều thống nhất một size (Ảnh minh họa: Internet)
4. Vô tư bỏ áo chíp vào máy giặt
Do lười hay vì nghĩ rằng bỏ áo chíp vào máy giặt sẽ chẳng ảnh hưởng gì, nên bạn vẫn duy trì thói quen này. Tuy nhiên, việc ấy có thể làm biến dạng kiểu áo, co giãn dây, đặc biệt là áo có gọng sắt. Nếu không thể giặt tay, bạn nên dùng dụng cụ dành cho cho áo chíp khi giặt máy.
5. Chỉ cần giặt áo chíp 1 lần mỗi tuần
Bạn nghĩ áo chíp không tiếp xúc với chất bẩn bên ngoài nên rất sạch sẽ và chỉ cần giặt một lần mỗi tuần? Vậy thì bạn đã nhầm, thậm chí áo chíp còn ẩn chứa nhiều vi khuẩn do thấm hút mồ hôi, dầu tự nhiên trên da... Bạn nên giặt áo mỗi ngày.
6. Áo chíp hàng hiệu dùng được lâu
Bạn không lỡ vứt bỏ chiếc áo chíp hàng hiệu vì cho rằng chúng có 'tuổi thọ' cao hơn. Tuy nhiên hầu hết các loại áo ngực chỉ có tác dụng tốt nhất trong 6 - 9 tháng mà thôi. Thậm chí, thời gian này còn rút ngắn lại rất nhanh nếu bạn giặt không đúng cách.
Theo VNE
Bị ung thư vú có nên quan hệ tình dục? Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người bệnh ung thư vú nhưng ít khi dám tâm sự với ai... GS. Nguyễn Bá Đức cho rằng, bệnh tật là điều không ai mong muốn xảy ra đối với mình, nhất là với những chị em mắc ung thư vú...