Ai Cập và Liên hợp quốc giám sát việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza
Ngày 18/10, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết chính phủ nước này và Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Ai Cập sẽ phối hợp với Liên hợp quốc (LHQ) giám sát việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza hiện đang bị phong tỏa.
Người dân Palestine sơ tán khỏi thành phố Gaza nhằm tránh xung đột giữa Israel và Phong trào Hamas, ngày 11/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang tin Alarabiya News dẫn lời ông Shoukry nêu rõ: “Mục tiêu của Cairo là đẩy nhanh việc đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza”.
Trong vài ngày vừa qua, nhiều tấn hàng cứu trợ từ Ai Cập, Jordan, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tới cửa khẩu Rafah, chờ tiếp cận vùng lãnh thổ của Palestine từ phía Ai Cập.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với người dân Palestine đồng thời kịch liệt phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm di dời họ tới Bán đảo Sinai lân cận của Ai Cập.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 18/10, nội các thời chiến của Israel đã quyết định cho phép hàng cứu trợ thiết yếu từ Ai Cập vào Gaza, động thái mà Ngoại trưởng Ai Cập miêu tả là “một diễn biến tích cực”.
Trong khi đó, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Trung Đông Tor Wennesland ngày 18/10 cảnh báo Hội đồng bảo an LHQ rằng nguy cơ xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine lan rộng tại Dải Gaza là “rất thực tế và đặc biệt nguy hiểm”. Lời cảnh báo trên được ông Tor Wennesland đưa ra từ Doha (Qatar), trong cuộc họp trực tuyến với 15 thành viên của Hội đồng bảo an LHQ.
Đặc phái viên Tor Wennesland nêu rõ: “Tôi lo ngại rằng chúng ta đang ở bên bờ vực của một nguy cơ có thể thay đổi diễn biến tình hình xung đột Israel-Palestine, nếu như không muốn nói là của toàn bộ khu vực Trung Đông”.
Xung đột bùng phát từ ngày 7/10 đã khiến hàng nghìn người ở cả Israel và Dải Gaza thiệt mạng. Israel đã phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza, cắt nguồn cung nhu yếu phẩm và năng lượng cho vùng đất này. Cộng đồng quốc tế liên tục kêu gọi tạo điều kiện để đưa hàng hóa cứu trợ từ bên ngoài qua cửa khẩu Rafah trên biên giới Ai Cập vào Dải Gaza. Đây là điểm duy nhất đi vào Gaza mà không nằm trong sự kiểm soát của Israel.
Ai Cập khẳng định không đóng cửa khẩu mà những diễn biến tại thực địa và các vụ đánh bom liên tiếp xảy ra tại Dải Gaza đã khiến hoạt động tại cửa khẩu bị ảnh hưởng.
Ai Cập thúc đẩy chuyển viện trợ tới Dải Gaza
Ngày 12/10, Ai Cập đã kêu gọi cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Palestine ở Dải Gaza, đồng thời cho biết nước này đang điều hướng các chuyến bay quốc tế tới Al Arish, gần biên giới với vùng lãnh thổ này.
Người dân Palestine rời bỏ nhà cửa ở Dải Gaza nhằm tránh cuộc xung đột Hamas - Israel, ngày 9/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Ai Cập thông báo cửa khẩu Rafah giữa bán đảo Sinai với Dải Gaza vẫn hoạt động, và nước này đã yêu cầu Israel không tấn công phía bên cửa khẩu dẫn sang Dải Gaza. Cửa khẩu Rafah là điểm duy nhất để tiếp cận với Dải Gaza mà không nằm dưới sự kiểm soát của Israel.
Hoạt động đi lại của người dân đã đăng ký qua Rafah, nơi chịu sự kiểm soát chặt chẽ, đã bị gián đoạn kể từ khi Israel tiến hành các cuộc tấn công về phía bên kia cửa khẩu giáp với Dải Gaza. Trước đó, Ai Cập khẳng định đang nỗ lực tạo điều kiện cho việc chuyển hàng viện trợ cho người dân Palestine ở Dải Gaza, song kế hoạch này không thể thực hiện được do tình hình khó khăn tại vùng lãnh thổ trên.
Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Litva, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết ngay từ khi bùng phát xung đột mới giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas, nước này đã nhấn mạnh đến việc duy trì hoạt động cửa khẩu Rafah để có thể cung cấp hàng viện trợ cho người dân Palestine và cửa khẩu này vẫn tiếp tục mở cửa cho tới khi đáp ứng đầy đủ nhu cầu viện trợ.
Trong khi đó, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi nhấn mạnh sự cần thiết trong việc đảm bảo hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho người dân Palestine. Ông cũng nói rõ nỗ lực không ngừng nghỉ của Cairo trong việc kêu gọi các bên kiềm chế tối đa nhằm tránh gây thêm thương vong.
Liên quan đến vấn đề này, cùng ngày một quan chức của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các Lực lượng vũ trang nước này sẵn sàng gửi hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Palestine tại Dải Gaza, song điều này khó thực hiện bởi tình hình hiện này rất phức tạp.
Cùng ngày, phát biểu với báo giới, Giám đốc Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) khu vực Trung Cận Đông Fabrizio Carboni cho biết Dải Gaza vẫn còn nhiên liệu để vận hành các máy phát điện, bao gồm máy phát điện tại bệnh viện, song chỉ đủ để hoạt động trong vài giờ.
Ông Carboni cũng bày tỏ quan ngại về việc vận chuyển hàng cứu trợ y tế tới khắp Dải Gaza trong bối cảnh tình hình an ninh không được đảm bảo. Ông khẳng định tổ chức này vẫn còn dự trữ thuốc men và hàng cứu trợ bên trong vùng lãnh thổ này nhưng do không có hành lang an toàn, nên không thể phân bổ hàng cứu trợ tới khắp Dải Gaza.
Trước tình hình này, ông Carboni cho biết các bên, trong đó có Ai Cập, đang thúc đẩy các cuộc đối thoại để thiết lập một hành lang nhân đạo cùng với cửa khẩu Rafah.
Hầu hết người dân Gaza không có điện và nước sau khi bùng phát cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas. Ông Carboni cho biết thêm các nhóm nhân viên của ICRC đang bố trí nhân viên và kho dự trữ tại các trung tâm chiến lược gần Gaza để chuẩn bị cho mọi tình huống.
Ai Cập kêu gọi quốc tế duy trì tài trợ cho cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ai Cập ngày 5/9 đã kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế duy trì đóng góp cho Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine tại vùng Cận Đông của Liên hợp quốc (UNRWA), nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của người Palestine trong bối cảnh tình hình khu vực hiện nay. Người dân...