Ai Cập rút khỏi “Sáng kiến NATO Ả Rập” của Tổng thống Trump
Ai Cập đã rút khỏi “Sáng kiến NATO Ả Rập” của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau chuyến thăm của Tổng thống nước này Abdel-Fattah Al-Sisi đến thăm Nhà Trắng.
Tổng thống Ai Cập El-Sisi (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng
Theo hãng tin Reuters, Ai Cập đã đưa ra quyết định trên rút lui khỏi Liên minh an ninh Trung Đông (MESA) do Mỹ lãnh đạo, được gọi là “NATO Ả Rập”.
Liên minh NATO – Ả Rập được thành lập bởi chính quyền Mỹ bao gồm một số quốc gia Ả Rập: Jordan, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Saudi Arabia, Bahrain, Oman, Kuwait và Qatar. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, Cairo đã quyết định rút khỏi liên minh vì lo ngại làm tổn hại mối quan hệ với Iran.
Quyết định của Cairo, được cho là đã giáng một đòn mạnh vào chiến lược của Tổng thống Trump, nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Iran trong khu vực, báo cáo của Reuters cho biết.
Video đang HOT
Ai Cập là quốc gia đông dân nhất ở Bắc Phi. Quốc gia này cũng sở hữu một trong những quân đội mạnh nhất trong thế giới Ả Rập.
Sáng kiến NATO – Ả Rập, được đề xuất bởi Saudi Arabia vào năm 2017 như một biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. Sáng kiến được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ủng hộ.
Theo ANTD
"Đòn" Su-35 của Nga bị Mỹ hạ gục dễ dàng?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại gây bất ngờ khi tuyên bố Ai Cập có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nếu nước này mua các chiến đấu cơ tối tân và thiện chiến Su-35 của Nga. Phát biểu này của ông Pompeo được cho là được đưa ra khi ông này có cuộc điều trần về đề xuất ngân sách của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Ngoại trưởng Pompeo được cho là đã nói rằng, Cairo sẽ đối diện với các biện pháp trừng phạt nếu nước này mua các chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Ông Pompeo được cho là nói thêm rằng, Ai Cập đã đảm bảo với Mỹ rằng nước này sẽ cân nhắc đến các biện pháp trừng phạt của Mỹ và bày tỏ hy vọng sẽ rút khỏi thỏa thuận Su-35 của Nga.
"Chúng tôi đã làm rõ rằng nếu họ mua các hệ thống vũ khí đó, họ sẽ đối mặt với các biện pháp trừng phạt. Chúng tôi đã nhận được lời đảm bảo từ họ, họ hiểu điều đó và tôi rất hy vọng họ sẽ quyết định không tiếp tục với hoạt động mua bán với Nga", ông Pompeo cho biết.
Trước đó cùng ngày, trước thềm chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi đến Washington, DC, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump đã tiết lộ Mỹ khuyến khích Ai Cập hướng tới phương Tây và tránh xa Nga.
"Nói đến việc ảnh hưởng của Nga ngày càng được mở rộng trong khu vực, đó rõ ràng là điều mà chúng tôi rất quan tâm. Chúng tôi không thấy có nhiều lợi ích vật chất gì trong mối quan hệ hợp tác với Nga. Chúng tôi chỉ khuyến khích Ai Cập hướng nhiều hơn về phương Tây, về phía Mỹ", vị quan chức Mỹ hôm qua (9/4) cho biết.
Ngoại trưởng Pompeo đã kêu gọi Ai Cập và các nước khác nếu có mong muốn duy trì một mối quan hệ quân sự với Mỹ thì hãy ngừng mua vũ khí của Nga bởi nếu không họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA).
Nếu đúng như lời ông Pompeo nói thì Mỹ đã thành công trong việc phá được hợp đồng Su-35 giữa Nga với Ai Cập.
Hồi giữa tháng Ba, Ai Cập và Nga được cho là đã ký một hợp đồng trị giá 2 tỉ USD để mua hơn 20 chiếc chiến đấu cơ đa năng Su-35 của Nga và các hệ thống vũ khí được phóng từ trên không.
Theo tờ Kommersant, thỏa thuận mua hơn 20 chiếc máy bay và vũ khí trị giá khoảng 20 tỉ USD chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2018. Hoạt động chuyển giao có thể bắt đầu vào năm 2020 hoặc 2021.
Tuy nhiên, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga (FSMTC) khẳng định, không có hợp đồng vũ khí nào được ký kết vào nửa sau của năm 2018.
Ngày hôm qua (9/4), Tổng thống Trump đã có cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Sisi. Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố trước đó rằng, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ai Cập sẽ tập trung thảo luận về mối quan hệ hợp tác quân sự và chống khủng bố.
Su-35 là một phiên bản hiện đại hóa rất sâu của loại chiến đấu cơ Su-27M - máy bay chiến đấu chủ lực hiện nay của Không quân Nga. Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Su-35 sở hữu khả năng tấn công hiệu quả vượt trội hơn so với rất nhiều loại chiến đấu cơ tối tân khác cùng loại của phương Tây khi có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu trên không bằng việc sử dụng cả các tên lửa và hệ thống vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Cụ thể, máy bay tiêm kích Su-35 thế hệ 4 có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất. Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Tổng thống Ai Cập khẳng định sự ủng hộ dành cho Palestine Sự nghiệp chính nghĩa của Palestine luôn là nội dung ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ai Cập. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi (phải) và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (trái) tại cuộc gặp ở Cairo ngày 5/1. (Ảnh: AFP/TTXVN) Đây là khẳng định của Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi với người đồng cấp Palestine Mahmoud Abbas trong...