Ai Cập ra mắt ứng dụng trực tuyến tái tạo hình ảnh cổ vật bị hư hại
Ngày 11/11, Ai Cập đã ra mắt ứng dụng bộ lọc kỹ thuật số mới để tái tạo các hiện vật Ai Cập cổ đại bị hư hại được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở quảng trường Tahrir và Bảo tàng quốc gia về nền văn minh Ai Cập ở thủ đô Cairo.
Toàn cảnh bên trong Bảo tàng Ai Cập ở Tahrir. Ảnh: english.ahram.org.eg
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, là ứng dụng di động tương tác để quảng bá các cổ vật Ai Cập, dự án sử dụng công nghệ thực tế ảo để hiển thị hình dạng ban đầu được quan sát cách đây hàng nghìn năm của các hiện vật bị hư hại đang được trưng bày tại hai bảo tàng nói trên. Tổng giám đốc Bảo tàng Ai Cập, Ali Abdel-Halim, cho biết bộ lọc Instagram, do tập đoàn công nghệ Meta thiết kế và được Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập giám sát, đã khởi động dự án này với một số hiện vật cổ, bao gồm một bức tượng đá của Pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun. Dự án này nhằm mục đích quảng bá và bảo vệ văn hóa Ai Cập bằng cách tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội hiện đại.
Cũng theo quan chức trên, du khách có thể quan sát những hình ảnh thực tế ảo của các bức tượng và hiện vật bị hư hại ở dạng đầy đủ, bằng cách quét mã vạch được gắn dưới mỗi bức tượng.
Trải nghiệm này sẽ góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa ở quốc gia Bắc Phi giàu di sản lịch sử và di tích.
Trong những năm gần đây, Ai Cập đã chứng kiến một số khám phá khảo cổ học lớn, khánh thành một số bảo tàng mới và cải tạo nhiều di tích khảo cổ để bảo tồn di sản cổ xưa và thúc đẩy du lịch, một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước “kim tự tháp”.
Ai Cập: Nỗ lực ngăn chặn nạn buôn bán cổ vật
Phóng viên TTXVN tại Cairo đưa tin, trong một tuyên bố, Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết cảnh sát nước này ngày 14/10 đã thu giữ 1.945 đồng tiề.n bạc và đồng cổ có niên đại từ thời La Mã trong lịch sử Ai Cập, kéo dài từ năm 30 trước Công nguyên đến năm 395 sau Công nguyên.
Theo tuyên bố, cảnh sát đã bắt giữ hai nghi phạm và những người này thú nhận có ý định bán những đồng tiề.n cổ La Mã nói trên.
Cuộc điều tra tiết lộ rằng những cá nhân bị bắt giữ đã sở hữu những cổ vật này thông qua các cuộc khai quật mà họ thực hiện ở một vùng núi của Ai Cập.
Là cái nôi của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, Ai Cập từ lâu đã phải đối mặt với vấn đề buôn bán cổ vật bất hợp pháp.
Ngoài việc tăng cường truy quét các hoạt động buôn bán cổ vật ở trong nước, Ai Cập cũng tích cực vận động nhằm hồi hương các hiện vật khảo cổ có giá trị từ khắp nơi trên thế giới, thông qua các nỗ lực của các cơ quan đại diện ngoại giao của nước này ở nước ngoài.
Mới đây, Ai Cập cũng đã hồi hương thành công 3 hiện vật cổ từ Đức. Các hiện vật thu hồi bao gồm hộp sọ và bàn tay xá.c ướ.p mạ vàng đã được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật ở Hamburg trong hơn 30 năm. Hai hiện vật này có niên đại hơn 2.000 năm trước Công nguyên, thuộc về nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, hoàn cảnh xung quanh việc tại sao các hiện vật này có mặt ở Đức vẫn chưa được làm sáng tỏ. Ngoài ra, hiện vật thứ ba được hồi hương là một lá bùa hộ mệnh Ai Cập cổ đại với hình biểu tượng Ankh, có niên đại từ năm 600 trước Công nguyên, bị tịch thu tại sân bay Frankfurt sau khi được tuồn lậu từ Vương quốc Anh.
Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật Ai Cập, Sherif Fathi đã ca ngợi sự hợp tác giữa Ai Cập và Đức trong việc chống lại nạn buôn bán trái phép các hiện vật văn hóa, nhấn mạnh rằng việc thu hồi này đán.h dấu một cột mốc mới trong nỗ lực chung giữa hai nước nhằm ngăn chặn nạn buôn bán cổ vật.
Ai Cập và Malaysia kêu gọi HĐBA xem xét đơn xin gia nhập LHQ của Palestine Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ai Cập và Malaysia ngày 10/11 đã kêu gọi đảm bảo hòa bình và an ninh tại Trung Đông, đồng thời hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) xem xét đơn xin gia nhập LHQ của Palestine, phù hợp với nghị quyết liên quan được Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ)...