Ai Cập phát hiện quan tài một vị quan có niên đại từ thời Ramses II
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 20/9, đoàn khảo cổ Ai Cập thuộc Khoa Khảo cổ trường Đại học Cairo do Giáo sư Ola al-Egezy đứng đầu thông báo khai quật thành công 1 quan tài bằng đá granit màu hồng của Ptah-em-uya, một vị quan dưới thời trị vì của Pharaoh Ramses II Ai Cập cổ đại (1279-1213 TCN).
Quan tài của Ptah-em-uya, chính khách cấp cao dưới thời trị vì của Pharaoh Ramses II Ai Cập cổ đại, được phát hiện tại khu vực khảo cổ Saqqara, gần Kim tự tháp Unas, Ai Cập, ngày 19/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Quan tài bằng đá granit này được phát hiện trong cuộc khai quật tại khu vực khảo cổ Saqqara ở phía Tây Nam thủ đô Cairo.
Video đang HOT
Theo Tổng Thư ký của Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập Mostafa Waziri, chiếc quan tài được khắc các dòng chữ thể hiện tên của chủ nhân Ptah-em-uya và những cảnh tượng trưng cho các con trai của thần Horus – vị thần cai quản bầu trời và quan trọng nhất trong thần thoại Ai Cập, kèm theo lời kêu gọi bảo vệ những người đã khuất. Quan tài có một nắp đậy với hình dạng mô tả khuôn mặt của người đã khuất.
Ông Waziri cho biết phát hiện khảo cổ này rất quan trọng vì nó tiết lộ những chức vụ mà chủ nhân chiếc quan tài đã nắm giữ. Theo ông Waziri, trong số các chức danh mà Ptah-em-uya đảm nhiệm có chức Thư ký hoàng gia, người đứng đầu kho bạc tại đền thờ Ramasseum, đồng thời chịu trách nhiệm về nghi lễ cúng tất cả các vị thần của Ai Cập.
Theo Giáo sư al-Egezym, chiếc quan tài được tìm thấy trong phòng chôn cất chính bên trong lăng mộ và có một vết nứt trên nắp quan tài, điều này cho thấy ngôi mộ đã được mở trong các thời đại sau này do bị trộm.
Saqqara từng là nơi chôn cất quan trọng của người Ai Cập cổ đại trong hơn 3.000 năm. Với những phát hiện có giá trị gần đây, địa điểm khảo cổ Saqqara của Ai Cập với hơn một chục kim tự tháp, khu chôn cất động vật… đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới khảo cổ học.
Cổ vật hé lộ hình thức phạt học sinh phạm lỗi ở Ai Cập xưa
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện 18.000 mảnh gốm có khắc chi tiết về cuộc sống tại Ai Cập cổ đại.
Những cổ vật này cũng hé lộ hình thức phạt học sinh hư ở thời điểm cách đây 2.000 năm.
Một trong những mảnh gốm cổ được khai quật. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết các mảnh gốm 2.000 năm này bao gồm chữ viết với nội dung về thương mại, biên lai, nội dung dạy học...
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tbingen (Đức) là đơn vị tiến hành khai quật các cổ vật này tại Athribis, một khu định cư cổ cách thành phố Luxor 200 km về phía Bắc.
Những mảnh gốm này được được gọi là "ostraca", là phần còn lại của các bình hoặc lọ mà người Ai Cập xưa sử dụng làm vật liệu để viết. Họ đã dùng cây lau sậy hoặc que rỗng để viết lên các bình hoặc lọ này.
Nhiều mảnh gốm có biểu tượng giống nhau được viết ở mặt trước và mặt sau. Ảnh: CNN
Giáo sư Christian Leitz, người dẫn dắt cuộc nghiên cứu cho biết nhiều mảnh gốm có nguồn gốc từ một trường học cổ. Ông Leitz nêu rõ: "Có danh sách tháng, các con số, bài tập ngữ pháp, vấn đề số học và bảng chữ cái loài chim với mỗi chữ cái gắn liền với loài chim có tên bắt đầu bằng chữ cái đó".
Ngoài ra, hàng trăm mẩu gốm cũng có biểu tượng lặp lại ở đằng sau và đằng trước. Các nhà khảo cổ học cho rằng đây là bằng chứng học sinh hư bị phạt viết những dòng chữ này nhiều lần.
Theo trường Đại học Tbingen, việc phát hiện được lượng lớn "ostraca" như vậy là hiếm có. Nằm gần thành phố Sohag ở bờ Tây sông Nile, Athribis vốn là địa điểm tổ chức các cuộc khai quật trong hơn 100 năm qua. Nhưng việc nghiên cứu chuyên sâu đã được khởi động tại khu vực rộng 30 ha này từ 2003 khi Đại học Tbingen cùng Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cùng thi hành dự án Athribis.
Ai Cập, Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược song phương Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 20/9, trong cuộc hội đàm bên lề khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tại New York, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước là một trong những trụ cột chính của an ninh và...