Ai Cập phản đối Israel hiện diện tại cửa khẩu Rafah và hành lang Philadelphi
Ngày 26/8, Ai Cập đã tái khẳng định lập trường không chấp nhận sự hiện diện của Israel tại cửa khẩu Rafah hay hành lang Philadelphi.
Israel tuyên bố giành được quyền kiểm soát toàn diện ở hành lang Philadelphi. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Kênh truyền hình Al Qahera News TV ngày 26/8 đã dẫn lời một nguồn tin cấp cao nêu rõ Ai Cập “đã nhắc lại với tất cả các bên rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ sự hiện diện nào của Israel” dọc theo Hành lang Philadelphi chiến lược ở biên giới giữa Dải Gaza và nước này.
Ai Cập là một trong những bên trung gian hòa giải quan trọng trong các nỗ lực thúc đẩy việc đạt được lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas tại Gaza. Một điểm bế tắc chính trong cuộc đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza do Mỹ, Ai Cập và Qatar làm trung gian là việc Israel muốn hiện diện tại Hành lang Philadelphi, một dải đất hẹp dài 14,5 km dọc biên giới phía Nam của Gaza với Ai Cập. Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn cũng kêu gọi Israel rút quân khỏi cửa khẩu Rafah, cửa khẩu duy nhất từ lãnh thổ Palestine không do Israel trực tiếp kiểm soát.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Israel thông báo kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Dải Gaza, quốc gia này đã đặt mua và nhận được tổng cộng hơn 50.000 tấn hàng hóa quân sự từ nước ngoài.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, thông báo cho biết Cục Sản xuất và Mua sắm thuộc Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các đơn vị thuộc Lực lượng Phòng vệ (IDF) để tổ chức các chuyến vận chuyển hàng bằng cả đường không và đường biển, bao gồm “ xe bọc thép, đạn dược, thiết bị bảo vệ cá nhân và thiết bị y tế, vốn đặc biệt quan trọng để duy trì các chiến dịch của IDF”.
Thông báo không nêu rõ nguồn gốc của hàng hóa. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ Israel từng nói rằng phần lớn vũ khí và đạn dược nước này nhập khẩu được sản xuất tại Mỹ và châu Âu.
Video đang HOT
Lí do Israel khăng khăng giành kiểm soát 2 hành lang Gaza khi đàm phán?
Một trong những điều kiện then chốt của Israel trong khi đàm phán với Hamas về một lệnh ngừng bắn là quyền kiểm soát lâu dài đối với hai hành lang chiến lược ở Gaza.
Tuy nhiên, điều kiện này luôn bị Hamas bác bỏ, có nguy cơ làm hỏng các cuộc đàm phán ngừng bắn nhằm chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 10 tháng và trao trả các con tin.
Binh lính Ai Cập tuần tra trên con đường bị ngăn bởi Hành lang Philadelphi. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AP, các quan chức biết rõ các cuộc đàm phán cho biết Israel muốn duy trì sự hiện diện quân sự tại một vùng đệm hẹp dọc biên giới Gaza-Ai Cập mà nước này gọi là hành lang Philadelphi và một hành lang khác có tên Netzarim.
Không rõ liệu việc Israel kiểm soát các hành lang này có nằm trong đề xuất do Mỹ hậu thuẫn hay không. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Israel, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi Hamas chấp nhận nó để phá vỡ sự bế tắc trong các cuộc đàm phán ngừng bắn. Cũng theo Ngoại trưởng Mỹ, Israel đã đồng ý với đề xuất này mà không nêu rõ các điều kiện.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết cần phải kiểm soát khu vực biên giới Ai Cập để ngăn chặn Hamas bổ sung kho vũ khí của mình thông qua các đường hầm và Israel cần một "cơ chế" để ngăn chặn lực lượng quay trở lại miền Bắc.
Trong khi đó, Hamas nói rằng bất kỳ sự hiện diện lâu dài nào của Israel ở Gaza sẽ dẫn tới sự chiếm đóng quân sự. Ai Cập, quốc gia đóng vai trò trung gian hòa giải chính trong các cuộc đàm phán, cũng kiên quyết phản đối sự hiện diện của Israel ở phía bên kia biên giới với Gaza.
Hành lang Philadelphi là một dải đất hẹp rộng khoảng 100 mét chạy dọc theo chiều dài 14 km nằm ở biên giới Gaza với Ai Cập. Nó bao gồm Giao lộ Rafah - lối thoát duy nhất của Gaza với thế giới bên ngoài mà không do Israel kiểm soát.
Israel cho biết Hamas đã sử dụng một mạng lưới đường hầm rộng lớn bên dưới biên giới để vận chuyển vũ khí. Quân đội Israel cho biết họ đã tìm thấy và phá hủy hàng chục đường hầm kể từ khi chiếm hành lang này vào tháng 5.
Ai Cập bác bỏ những cáo buộc đó, nói rằng họ đã phá hủy hàng trăm đường hầm ở phía biên giới nhiều năm trước và thiết lập vùng đệm quân sự của riêng mình để ngăn chặn nạn buôn lậu.
Hành lang Netzarim dài khoảng 6 km chạy từ biên giới Israel đến bờ biển phía Nam Thành phố Gaza, cắt đứt khu vực đô thị lớn nhất lãnh thổ và phần miền Bắc còn lại.
Trong các cuộc đàm phán, Hamas ra yêu cầu hàng trăm nghìn người Palestine chạy trốn khỏi miền Bắc được phép trở về nhà của họ. Israel đã đồng ý cho họ trở về nhưng muốn đảm bảo rằng họ không được trang bị vũ khí.
Tại sao Hamas và Ai Cập phản đối sự kiểm soát của Israel?
Việc Israel kiểm soát một trong hai hành lang đồng nghĩa với việc đường bị phong tỏa, hàng rào, tháp canh và các cơ sở quân sự khác được dựng lên. Các trạm kiểm soát là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất về sự cai trị quân sự không giới hạn của Israel đối với Bờ Tây và trên Gaza trước khi rút quân năm 2005.
Israel nói rằng những trạm kiểm soát như vậy là cần thiết để đảm bảo an ninh, nhưng người Palestine coi chúng là hoạt động xâm phạm đời sống hàng ngày. Nhiều người Palestine coi đây là khúc dạo đầu cho một cuộc chiếm đóng quân sự lâu dài và sự trở lại của các khu định cư Do Thái.
Về phía Ai Cập, nước này cho biết các hoạt động của Israel dọc biên giới đe dọa hiệp ước hòa bình mang tính bước ngoặt năm 1979 giữa hai nước. Họ đã từ chối mở cửa khẩu Rafah cho đến khi Israel trả lại phía Gaza cho người Palestine kiểm soát.
Đây có phải là những yêu cầu mới của Israel?
Israel khẳng định nó không phải yêu cầu mới và nói rằng đó chỉ là những chi tiết làm rõ đề xuất trước đó được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố trong bài phát biểu ngày 31/5 và được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra trong một nghị quyết ngừng bắn hiếm hoi.
Tuy nhiên, cả bài phát biểu lẫn nghị quyết của Hội đồng Bảo an đều không đề cập đến yêu cầu của Israel liên quan đến các hành lang - vốn chỉ được công bố trong những tuần gần đây. Các bên đều đề cập đến việc lực lượng Israel phải rút quân hoàn toàn. Mỹ cũng cho biết họ phản đối bất kỳ việc tái chiếm Gaza hoặc thu hẹp lãnh thổ của nước này.
Theo các quan chức y tế Gaza, việc không đạt được thỏa thuận ngừng bắn sẽ kéo dài một cuộc chiến trong đó cuộc tấn công của Israel đã giết chết hơn 40.000 người Palestine, khiến phần lớn trong số 2,3 triệu cư dân của Gaza phải di dời và phá hủy phần lớn lãnh thổ nghèo khó.
Các tay súng Palestine vẫn đang giam giữ khoảng 110 con tin bị bắt trong vụ tấn công ngày 7/10. Israel mới chỉ giải cứu được 7 con tin thông qua các hoạt động quân sự. Theo chính quyền Israel, khoảng 1/3 trong số 110 người đã chết.
Một thỏa thuận ngừng bắn cũng mang lại cơ hội tốt nhất để ngăn chặn hoặc ít nhất là trì hoãnmột cuộc tấn công tiềm tàng của Iran hoặc Hezbollah vào Israel sau vụ ám sát một chỉ huy Hezbollah ở Beirut và một thủ lĩnh Hamas ở Tehran vào tháng trước. Israel cam kết sẽ đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào, làm dấy lên nguy cơ về một cuộc chiến lan rộng và tàn khốc hơn.
Ai Cập yều cầu Israel rút khỏi Hành lang Philadelphi Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, kênh truyền hình Al-Qahera News của Ai Cập ngày 21/7 dẫn một nguồn tin cấp cao khẳng định Cairo nhất quyết yêu cầu phía Israel rút quân hoàn toàn khỏi Hành lang Philadelphi, nằm trên biên giới Ai Cập - Dải Gaza. Israel tuyên bố giành được quyền kiểm soát toàn diện ở hành lang Philadelphi. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vai trò nổi bật của căn cứ Mỹ ở Greenland trong cạnh tranh với Nga và Trung Quốc

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Israel xây dựng tuyến đường chia cắt Bờ Tây

Tổng thống Trump 'ám chỉ' về nhiệm kỳ thứ ba

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí thúc đẩy thương mại khu vực

Tổng thống Mỹ Trump lên kế hoạch thăm quốc gia đã tổ chức 4 cuộc đàm phán với Nga, Ukraine

Mỹ thu hồi giấy phép cấp cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí PDVSA

Thủy thủ Trung Quốc mất tích ngoài khơi Ghana, nghi ngờ bị cướp biển tấn công

Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin

Truyền thông Mỹ tiết lộ cảm giác lẫn lộn ở Washington khi Ukraine đánh chìm soái hạm của Nga

Lễ Idul Fitri ở Indonesia: Tinh thần bao dung và sự đoàn kết tôn giáo

Thái Lan vẫn sẽ tổ chức lễ hội Songkran theo đúng kế hoạch
Có thể bạn quan tâm

Á hậu Hồng Đăng từng bị quấy rối, nhận lời khuyên bức xúc, dàn sao Việt phẫn nộ
Sao châu á
14:20:42 31/03/2025
Top MV 100 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Bắc Bling đạt kỷ lục thần tốc vẫn chưa thể vượt qua 2 "ngọn núi" này
Nhạc việt
14:10:02 31/03/2025
Giọng hát của G-Dragon gây tranh cãi, lầm bầm nhỏ đến mức fan phải hét lên không nghe thấy gì?
Nhạc quốc tế
14:06:09 31/03/2025
Sao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thường
Sao việt
14:01:38 31/03/2025
Khởi tố vụ án gây ô nhiễm tại làng nghề đúc đồng ở Bắc Ninh
Pháp luật
13:56:20 31/03/2025
Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng
Tin nổi bật
13:48:55 31/03/2025
Đang ghi hình giới thiệu đặc sản địa phương, nữ MC "đứng hình" vì sự cố bất ngờ
Netizen
13:16:19 31/03/2025
Người phụ nữ trung niên bằng mọi giá mua được căn nhà vì quá mê khu vườn, thành quả khiến ai đặt chân đến đều thấy xóa tan hết mọi muộn phiền trên đời
Sáng tạo
12:51:39 31/03/2025
Tý sự nghiệp lên như diều gặp gió, Tỵ được quý nhân giúp đỡ ngày 31/3
Trắc nghiệm
12:34:16 31/03/2025
Nhan sắc cá tính và gu thời trang gợi cảm của tân Hoa hậu Hòa bình Thái Lan
Phong cách sao
12:31:01 31/03/2025