Ai Cập phản đối đề xuất của Israel về cửa khẩu Rafah
Ngày 16/5, các nguồn tin an ninh của Ai Cập cho biết nước này đã phản đối đề xuất của Israel về việc hai nước phối hợp để mở cửa trở lại cửa khẩu Rafah nằm giữa bán đảo Sinai và Dải Gaza cũng như cùng quản lý hoạt động vận chuyển hàng viện trợ qua cửa khẩu này trong tương lai.
Người dân Palestine đi qua cửa khẩu Rafah ở khu vực biên giới phía Nam Dải Gaza, giáp Ai Cập. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Rafah là cửa khẩu quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa viện trợ nhân đạo vào Gaza. Tuần trước, quân đội Israel tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự ở phía Đông thành phố Rafah và đã kiểm soát cửa khẩu Rafah phía Gaza. Kể từ đó, cửa khẩu này đã bị đóng.
Hôm 15/5, trong chuyến thăm Cairo, quan chức Cơ quan an ninh quốc gia Israel (Shin Bet) đã đưa ra kế hoạch nói trên, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước sau khi Israel tăng cường hoạt động quân sự ở Rafah, khiến hàng trăm nghìn người Palestin phải di tản khỏi thành phố này.
Theo các nguồn tin an ninh của Ai Cập, trong đề xuất, Israel đề cập đến cách thức quản lý cửa khẩu Rafah sau khi Israel rút quân. Tuy nhiên, Ai Cập phản đối đề xuất này, cho rằng việc quản lý cửa khẩu này thuộc về phía Palestine. Ngoài ra, phái đoàn của Israel cũng thảo luận các cuộc đàm phán bị đình trệ về thỏa thuận ngừng bắn và trao trả tự cho con tin bị bắt giữ ở Gaza. Ai Cập cùng với Mỹ và Qatar lâu nay đóng vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Video đang HOT
Hôm 15/5, người phát ngôn chính phủ Israel, ông David Mencer nói rằng Ai Cập đã phản đối đề xuất của Israel mở cửa trở lại cửa khẩu Rafah cho người dân ở Gaza muốn di tản qua đó để tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn.
Còn một nguồn tin giấu tên của Israel cho hay phái đoàn của nước này đã đến Ai Cập chủ yếu để thảo luận những vấn đề liên quan đến Rafah và những diễn biến gần đây, song không thông tin thêm chi tiết.
Ai Cập và Israel từ lâu đã ký hiệp ước hòa bình và hợp tác an ninh, song quan hệ giữa hai nước trở nên xấu đi kể từ khi xung đột xảy ra ở Gaza, nhất là sau khi Israel tăng cường hành động quân sự ở Rafah. Hôm 14/5, Ngoại trưởng Ai Cập nêu rõ việc Israel kiểm soát cửa khẩu Rafah cũng như các hoạt động quân sự của Israel khiến các nhân viên cứu trợ và tài xế xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza đối mặt với nhiều nguy hiểm. Ngoại trưởng Shoukry khẳng định đây là lý do chính khiến không thể đưa viện trợ qua cửa khẩu này.
Liên hợp quốc không còn lều và thực phẩm cho gần 2 triệu người tại Gaza
Quan chức Liên hợp quốc (LHQ) chiều 15/5 chia sẻ với tờ Guardian (Anh) rằng các nhà kho của họ đã cạn kiệt lều và thực phẩm để phân phát cho gần 2 triệu người tại Gaza.
Đoàn xe chở hàng cứu trợ đến Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah ngày 21/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, các kho hàng của LHQ ở phía Nam con sông ngăn cách một phần ba phía Bắc của Gaza với phía Nam, hiện hoàn toàn trống rỗng. Do đó, các kho hàng sẽ không còn khả năng được bổ sung đồ tiếp tế nếu những tuyến đường chính vào Gaza vẫn bị đóng cửa sau các cuộc tấn công của Israel.
Ông Georgios Petropoulos tại chi nhánh Gaza của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) chia sẻ: "Không còn lều trong kho nhân đạo. Cũng không còn lương thực cho Chương trình Lương thực thế giới hoặc Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) ở phía Nam con sông. Thời gian không còn nhiều để mở một tuyến đường bền vững cho các nguồn cung cấp nhân đạo vào miền Nam Gaza".
Trong suốt cuộc xung đột kéo dài 7 tháng, WFP và UNRWA đã cung cấp cho phần lớn người dân Gaza những nhu yếu phẩm cơ bản. Tuy nhiên, việc phân phối chúng phụ thuộc vào các đoàn xe tải chủ yếu đi qua cửa khẩu Rafah giữa Gaza với Ai Cập và điểm vào gần đó từ Israel - cửa khẩu Kerem Shalom.
Quân đội Israel đã kiểm soát cửa khẩu Rafah từ tuần trước và đến nay nó vẫn bị đóng cửa. Các quan chức LHQ lý giải rằng giao tranh tiếp diễn và các vấn đề hậu cần nghiêm trọng khác liên quan đến chiến dịch của Israel tại Rafah đã gây cản trở cho các đoàn xe đi qua Kerem Shalom.
Theo ước tính mới nhất của LHQ, hơn 600.000 người đã nghe theo kêu gọi của quân đội Israel chạy trốn khỏi Rafah. 100.000 người khác ở phía Bắc Gaza đã thực hiện theo yêu cầu tương tự của Israel để sơ tán khỏi nhà hoặc nơi trú ẩn trước một đợt đụng độ dữ dội mới giữa quân đội Israel và Hamas.
Tất cả đều được yêu cầu di chuyển đến một "khu vực nhân đạo mở rộng" dọc theo bờ biển phía Nam của Gaza, nơi hầu như không có nơi trú ẩn hoặc thực phẩm. Các quan chức y tế và viện trợ mô tả tình trạng khủng khiếp trong khu vực này khi thiếu nơi ở, nước, thực phẩm và nhà vệ sinh.
Đoàn xe chở hàng cứu trợ đến Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah ngày 21/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một diễn biến khác, có 54 xe tải đã vào Gaza qua cửa khẩu Erez phía Bắc hôm 14/5. Nhưng người ta ước tính cần khoảng 500 xe tải để cung cấp nhu cầu thiết yếu cho dân số 2,3 triệu người ở Gaza.
Trong một số tuyên bố mạnh mẽ nhất cho đến nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/5 nhấn mạnh Israel cần một kế hoạch rõ ràng và cụ thể cho tương lai của Gaza. "Chúng tôi không ủng hộ và sẽ không ủng hộ sự chiếm đóng của Israel. Tất nhiên, chúng tôi cũng không ủng hộ việc cai trị của Hamas ở Gaza... Chúng ta đã nhiều lần chứng kiến điều đó dẫn đến gì đối với người dân Gaza và Israel. Không thể để xảy ra tình trạng vô chính phủ và khoảng trống có nguy cơ bị lấp đầy bởi hỗn loạn", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Israel tấn công Gaza sau lệnh sơ tán ở Rafah Ngày 12/5, quân đội Israel đã tiến hành những đợt tấn công vào Dải Gaza sau khi gia hạn lệnh sơ tán người dân khỏi thành phố Rafah. Xe quân sự Israel tham gia chiến dịch tấn công ở Rafah, phía Nam Dải Gaza ngày 10/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan Phòng vệ Dân sự Gaza cho biết 2 bác sĩ đã thiệt mạng...