Ai Cập nỗ lực đối phó với ‘quả bom’ dân số
Là quốc gia đông dân nhất thế giới Arab với khoảng 105 triệu người, Ai Cập đang nỗ lực kiểm soát dân số gia tăng, biến dân số thành tài sản chứ không phải trách nhiệm đối với đất nước.
Người dân Ai Cập tại một khu chợ ở Menufia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 27/5, một hội nghị với chủ đề “Dự báo tình hình dân số ở Ai Cập và cải thiện các đặc điểm dân số” đã được tổ chức tại thủ đô Cairo, kêu gọi thúc đẩy một lộ trình kiểm soát sự gia tăng dân số – vốn đang gây gánh nặng lớn đối với các nguồn lực và ngân sách của đất nước.
Là một phần trong khuôn khổ Đối thoại Quốc gia bắt đầu vào ngày 3/5 vừa qua, hội nghị này có sự tham gia của nhiều đại diện chính phủ và các nhóm hoạt động xã hội tại Ai Cập.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, ông Talat Abdel-Gawad – một thành viên Hội đồng Ủy thác của sự kiện này – cho rằng Ai Cập “cần kích hoạt và tài trợ cho Chiến lược Phát triển và Dân số Quốc gia (2015-2030) nhằm tăng cường kế hoạch hóa gia đình, trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy phúc lợi của thanh niên và thiếu niên, cải thiện giáo dục, thúc đẩy truyền thông và truyền thông xã hội”.
Nhận thức được nguy cơ bùng nổ dân số đối với an ninh quốc gia, ông Abdel-Gawad khẳng định sự cần thiết phải ban hành 3 đạo luật nhằm hạn chế thất học, tảo hôn và lao động trẻ em.
Trong khi đó, ông Neveen Ebeid – một chuyên gia khác tại hội nghị – chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế, ví dụ như vấn đề tài chính, đang cản trở các chiến lược kế hoạch hóa gia đình tại Ai Cập. Theo ông, các cuộc khảo sát về y tế đã không xác định được những khu vực có tỷ lệ sinh cao hoặc thấp trong vài thập kỷ qua.
Chuyên gia về nhà ở Ahmad Ashour nhất trí rằng dân số quá đông là trở ngại chính cho các kế hoạch phát triển, đồng thời dự đoán rằng Ai Cập sẽ chứng kiến sự bùng nổ dân số trong những thập kỷ tới, nhưng tình trạng sức khỏe và thể chất của người dân suy giảm hơn.
Trong khi đó, bà Neven Othman – thành viên của Hội đồng Quốc gia về Trẻ em và Làm mẹ, đánh giá sự gia tăng dân số sẽ tạo ra một nguồn nhân lực lớn nếu có thể phát triển phù hợp với tăng trưởng kinh tế và được đầu tư tốt. Bà đồng thời kêu gọi tối đa hóa vai trò của các tổ chức xã hội và khu vực tư nhân thông qua một cơ chế độc lập, nhằm theo dõi và đánh giá các chiến lược chính thức.
Trong nhiều năm qua, Ai Cập đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng quá tải dân số. Cuối năm 2020, nước này đã áp dụng một chiến lược toàn diện nhằm cung cấp các biện pháp miễn phí giúp người dân kiểm soát sinh đẻ, thiết lập một cơ chế phù hợp để mọi phụ nữ ở Ai Cập có thể tiếp cận và khuyến khích họ tích cực tham gia kiểm soát sự gia tăng dân số.
Hồi tháng 2/2022, Tổng thống Abdel-Fattah al-Sisi cũng đã khởi động dự án phát triển gia đình quốc gia, nhằm giải quyết các khía cạnh y tế, giáo dục, xã hội, văn hóa và kinh tế của tình trạng dân số quá đông.
Gần đây nhất, vào tháng 3 vừa qua, chính phủ nước này thông báo sẽ trợ cấp 1.000 bảng Ai Cập (32,3 USD)/năm cho những phụ nữ trong độ tuổi từ 21-45 đã kết hôn và có tối đa 2 con. Khoản tiền này sẽ được tích lũy và trao toàn bộ cho người nhận khi họ bước sang tuổi 45.
Chính quyền Ai Cập cho phép chụp ảnh đường phố
Du khách và người dân Ai Cập sẽ không còn phải chụp lén những bức ảnh đường phố sau khi Bộ Du lịch nước này ngày 20/7 thông báo cho phép chụp ảnh nghiệp dư tại các không gian công cộng ở quốc gia Bắc Phi này.
Tượng nhân sư tại Giza, Cairo, Ai Cập. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, thông báo của Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết "đã thông qua các quy định mới về việc chụp ảnh vì mục đích cá nhân của cả người dân Ai Cập và khách du lịch nước ngoài", theo đó cho phép mọi người chụp ảnh bằng tất cả các loại máy ảnh truyền thống, máy ảnh số và máy quay video mà không cần phải xin phép trước. Tuy nhiên, tuyên bố nêu rõ sẽ áp đặt những hạn chế đối với việc chụp ảnh trẻ em và chụp ảnh thương mại. Bộ này lưu ý rằng không được phép chụp hoặc chia sẻ các bức ảnh "có những cảnh có thể, bằng cách này hay cách khác, làm xấu hình ảnh của đất nước".
Động thái trên diễn ra sau khi người dân Ai Cập và du khách nước ngoài phàn nàn về việc chính quyền nước này yêu cầu phải có giấy phép chụp ảnh ở các khu vực công cộng, đôi khi còn thu giữ máy ảnh và cấm quay phim ngay cả khi có giấy phép.
Việc Ai Cập nới lỏng tương đối các quy định chặt chẽ về chụp ảnh có thể là tín hiệu tốt cho ngành du lịch của nước này, vốn đóng góp hơn 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trong tổng dân số 103 triệu người của quốc gia này. Trong nhiều năm qua, Ai Cập đã nỗ lực nhằm phục hồi ngành công nghiệp "không khói" trước ảnh hưởng liên tục của giai đoạn bất ổn chính trị từ năm 2011 và tiếp đó là đại dịch COVID-19.
Lý giải du lịch Nga vẫn phát triển bất chấp những hạn chế của EU EU đã áp đặt các hạn chế đối với người Nga đi du lịch đến châu Âu sau cuộc xung đột ở Ukraine, với một số quốc gia - đặc biệt là Estonia, Latvia, Litva, Phần Lan, Ba Lan và CH Séc - áp đặt lệnh cấm hoàn toàn. Những hạn chế này đã mở ra những thị trường mới trên khắp thế...