Ai Cập, Nga tiến hành các giao dịch bằng đồng nội tệ
Chủ tịch Ủy ban Thị trường Tài chính Duma quốc gia Nga, ông Anatoly Aksakov, ngày 15/6, cho biết Nga và Ai Cập sẽ tiến hành các giao dịch bằng đồng tiền nội tệ của hai nước.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: AA/TTXVN
Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF), ông Aksakov cho biết Nga và Ai Cập đang có các giao dịch chung bằng đồng tiền của hai quốc gia và Nga cũng đang có các cuộc đàm phán tương tự với Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Ông Aksakov nói thêm rằng tỷ lệ sử dụng đồng USD trong giao dịch tiền tệ quốc tế đã giảm trong hai năm từ mức 70% xuống 60%, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng nhiều quốc gia sẽ chuyển sang sử dụng đồng tiền quốc gia do chính sách trừng phạt không công bằng của Mỹ.
Video đang HOT
Nghị sĩ Nga cũng tiết lộ rằng 70% các giao dịch của Nga với Iran đang được thực hiện bằng đồng nội tệ của cả hai nước.
Theo ông Aksakov, Nga đã phê duyệt luật liên quan đến đồng ruble kỹ thuật số, dự kiến sẽ được sử dụng bắt đầu từ nửa cuối năm nay, đồng thời cho biết thêm Nga có thể giúp các nước Arập và các quốc gia thân thiện thiết lập các loại tiền kỹ thuật số quốc gia.
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg diễn ra từ ngày 14-17/6, tập trung vào các vấn đề kinh tế lớn và những thách thức mà Nga, các thị trường mới nổi và toàn thế giới phải đối mặt.
Sự kiện này là một diễn đàn hiệu quả để trao đổi quan điểm và kinh nghiệm giữa các nhà hoạch định chính sách, các quan chức và đại diện của khu vực doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Chủ đề chính của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg là “Phát triển có chủ quyền – nền tảng một thế giới công bằng. Nỗ lực chung vì lợi ích của các thế hệ tương lai” với hơn 140 sự kiện, trên 1.000 người điều hành và diễn giả phát biểu, thu hút sự tham gia của khoảng 17.000 đại biểu đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng thống Ai Cập đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị lịch sử với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 17/6 nói rằng quan hệ kinh tế giữa Ai Cập và Nga đã ghi nhận bước phát triển rất khởi sắc trong hai năm qua, đồng thời khẳng định Cairo đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị lịch sử với Moskva.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu qua video tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, diễn ra tại Nga từ ngày 15-18/6, Tổng thống El-Sisi cho biết Ai Cập và Nga đã hợp tác thực hiện các dự án lớn, như dự án nhà máy hạt nhân Dabaa, dự án khu công nghiệp của Nga trong Khu Kinh tế Kênh đào Suez và dự án nâng cấp mạng lưới đường sắt tại Ai Cập. Theo số liệu chính thức, trao đổi thương mại giữa Ai Cập và Nga đạt 4,7 tỷ USD trong năm 2021, tăng 5,1% so với năm trước đó, trong đó xuất khẩu của Ai Cập sang Nga đạt hơn 591 triệu USD và nhập khẩu từ thị trường này là hơn 4,1 tỷ USD.
Ông El-Sisi cũng kêu gọi các công ty tham dự diễn đàn nắm bắt cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực của Ai Cập. Nhà lãnh đạo Ai Cập nói thêm: "Diễn đàn năm nay được tổ chức trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức kinh tế và chính trị chưa từng có tiền lệ. Chúng tôi hy vọng kết quả của diễn đàn sẽ góp phần tìm ra các giải pháp hiệu quả cho những thách thức đó theo cách giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển".
Tổng thống El-Sisi cũng đã giới thiệu kế hoạch "Tầm nhìn 2030" của Ai Cập, theo đó chính phủ nước này đã hiện đại hóa hệ thống pháp luật để có thể thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, qua đó đưa đất nước Kim tự tháp vào nhóm các quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu ở châu Phi. Ai Cập là một trong số ít quốc gia trên thế giới đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 3,3% trong năm 2021, bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, Kinh tế Ai Cập dự kiến sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm tài chính hiện tại, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ năm 2021 tăng lên 32 tỷ USD. Ai Cập cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong chiến lược mở rộng diện tích đất nông nghiệp và thực hiện các dự án nông nghiệp quy mô lớn cũng như các siêu dự án trong lĩnh vực giao thông và năng lượng sạch.
Ông El-Sisi nói thêm rằng việc đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu đòi hỏi các nỗ lực và sự hợp tác quốc tế từ tất cả các bên để khôi phục trạng thái bình thường, đặc biệt là hoạt động hàng hải và chuỗi cung ứng lương thực, bao gồm cả ngũ cốc và dầu thực vật.
Châu Phi khởi động nỗ lực hòa giải Nga-Ukraine Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cùng lãnh đạo 3 quốc gia châu Phi khác đã lên đường tới Nga và Ukraine nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: ForeignPolicy TASS hôm nay (16/6) dẫn lời ông Yuri Ushakov, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận, phái...