Ai Cập mời gọi triệu phú quay về giúp nước
Ai Cập đang cần khoảng 20 tỷ USD hằng năm để trang trải thâm hụt ngân sách, bổ sung dự trữ ngoại tệ nhưng không thu hút được nhà đầu tư. Quốc gia này kêu gọi sự giúp sức của những doanh nhân lưu vong.
Vài chục nhà quản lý quỹ và một số nhà đầu tư đã đến Anh vào giữa tháng 1 năm nay để tham dự một buổi hội thảo về cơ hội đầu tư tại Ai Cập.
Những người lưu vong giàu có từ sau cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011 cũng được mời gọi tham gia bởi các đại diện của chính phủ Hồi giáo của Ai cập.
Ai Cập đang cần khoảng 20 tỷ USD hằng năm để tăng lượng quốc khố nhằm trang trải việc thâm hụt ngân sách và bổ sung việc sụt giảm dự trữ ngoại tệ.
Video đang HOT
Đứng đầu nhóm đại diện này là doanh nhân Hassan Malek. Ông cho biết: “Hầu như những nhà đầu tư ở đây đều có những dự án lớn riêng của họ tại Ai Cập”. Theo ông, hầu hết sự trở về của họ sẽ là dấu hiệu của sự bảo đảm cho những người khác muốn đầu tư tiền tại Ai Cập.
Chính phủ Ai Cập gặp nhiều khó khăn để có thể cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 12,5% và ra sức phục hồi nền kinh tế đang tăng dưới 2%.
Kể từ khi chính phủ của cựu tổng thống Mubarak bị lật đổ, một số doanh nhân và các cựu bộ trưởng chính phủ đã bị truy tố tội tham nhũng. Vào tháng 10 năm ngoái, Ahmed Ezz, một cựu quan chức trong đảng cầm quyền, đã bị kết án 7 năm cho hoạt động rửa tiền và bị phạt hơn 3 tỷ USD. Một nhân vật khác là Hussein Salem, 79 tuổi, từng hậu thuẫn ông Mubarak, đã đồng ý đưa cho chính phủ một nửa tài sản để giải quyết cáo buộc trốn thuế và tham nhũng. Các quan chức Ai Cập cũng đang dự thảo đạo luật cho phép doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp tài chính với cơ quan, chính quyền.
Tuy nhiên, Magdi Tolba, Chủ tịch xuất khẩu của Cairo Cotton Center, nói rằng những doanh nghiệp sẽ trở về cho đến khi họ thấy môi trường Ai cập thay đổi. Ông tỏ ra nghi ngờ khi cho rằng: “Những hứa hẹn ở hội nghị đầu tư tại London chưa đủ thuyết phục. Một khi những doanh nhân quay trở về thì họ có thể lại ở song sắt”.
Chính phủ Ai Cập hiện giờ đưa ra những lời kêu gọi giới triệu phú quay về với việc nhấn mạnh có cả sự thay đổi chính trị và những khó khăn khi tái khởi động nền kinh tế bị đình trệ. Samir Radwan, người nắm giữ cương vị Bộ trưởng tài chính trong suốt những tháng sau cuộc nổi dậy, nói rằng liên minh những người anh em Hồi giáo còn thiếu lý lịch của các tài phiệt từ thời Mubarak. “Nhìn chung, nhóm nhà kinh doanh thời ông Mubarak là những doanh nhân và doanh nghiệp thực thụ và họ am hiểu về nền kinh tế”, Radwan, dẫn lời cựu Bộ trưởng thương mại, Rachid Mohamed Rachid kiêm cựu phó chủ tịch điều hành khu vực của Unilever. Rachid đã rời Ai Cập để đến Dubai và ông đã không trở về quê hương.
Dưới triều đại của Mubarak, các thành viên anh em Hồi giáo đã bị hạn chế trong hoạt động kinh doanh bán lẻ hay thương mại và bị cấm thực hiện việc xây dựng cho ngành công nghiệp và bất động sản vì đó là đế chế riêng được kiểm soát bởi nhóm người của ông Mubarak.
Malek, 54 tuổi, một nhà phân phối nội thất và quần áo, từng ngồi tù về tội rửa tiền và đã được phóng thích chỉ sau khi chế độ Mubarak sụp đổ. Hiện tại, ông nói rằng không quan tâm đến những hoạt động kinh doanh không công bằng trong quá khứ mà chỉ muốn Ai Cập được thịnh vượng trở lại.
Nếu các giới giàu có trở về quê nhà, họ có thể nhận thấy đất nước đang trong tình trạng tê liệt và kinh tế sa sút. Cairo, thủ đô Ai Cập, đã bị tổn thương năng do hỗn loạn chính trị sau khi tổng thống Mursi vào ngày 22/11 đã ra sắc lệnh tập trung tất cả quyền lực của cơ quan lập pháp vào tay tổng thống.
Ai Cập đang cần khoảng 20 tỷ USD hằng năm để tăng lượng quốc khố nhằm trang trải việc thâm hụt ngân sách và bổ sung việc sụt giảm dự trữ ngoại tệ, theo Viện tài chính quốc tế. Tuy nhiên, số lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bó hẹp và gần như không thu hút được nhà đầu tư, chỉ chiếm khoảng hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội năm 2010. Chỉ số EGX 30 của Ai Cập đã giảm hơn 16% kể từ cuộc nổi dậy hồi tháng 1/2011.
Ai Cập hy vọng nhận sẽ có được khoản vay từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhằm giúp tăng lượng dữ trữ đang cạn kiện và để mở đường cho việc nhận viện trợ từ các nhà tài trợ khác. Tuy nhiên, do lo sợ phản ứng dữ dội từ người dân nên chính phủ Ai Cập vẫn còn do dự trong việc tăng các loại thuế và cắt giảm trợ cấp nhiên liệu như IMF mong muốn. Bên cạnh đó, Malek cũng lo lắng sự nổi giận của dân chúng nên nhấn mạnh chỉ những doanh nhân không phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng mới có thể quay trở về quê hương.
Theo VNE
"Tránh vách đá tài chính"
Chỉ còn hơn chục ngày nữa là bước sang năm 2013 với hàng loạt thay đổi trong chính sách tài chính nhưng nước Mỹ vẫn chưa tìm được lối thoát để tránh va phải điều mà các nhà kinh tế gọi là "vách đá tài chính".
Dòng người xin việc ở Mỹ vẫn chưa hề giảm
Cụm từ "vách đá tài chính" được sử dụng để nói về nguy cơ mà chính phủ Mỹ sẽ gặp phải với một loạt các thay đổi trong chính sách có hiệu lực vào cuối năm nay nếu như thỏa hiệp giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ không đạt được.
Trước hết là các chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Bush sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Trong bối cảnh mức thâm hụt ngân sách hàng năm của Washington đã vượt quá 1 nghìn tỉ USD, nâng tổng số nợ của Mỹ vượt giới hạn ấn định là khoảng 16 nghìn tỉ USD, Tổng thống Mỹ B.Obama muốn tăng thuế đối với những hộ gia đình có thu nhập khá, từ 250.000 USD/năm trở lên, để bù đắp chi tiêu.
Tiếp đó là việc cắt giảm bội chi ngân sách. Nếu thực hiện "chương trình khắc khổ", nước Mỹ có thể giảm mức thâm hụt ngân sách khoảng 700 tỉ USD vào cuối năm 2013. Điều này sẽ giúp nước Mỹ lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư, những người đang nản lòng trước con số bội chi ngân sách khổng lồ của nước Mỹ.
Tuy nhiên, chính sách tăng thuế thu nhập và cắt giảm bội chi ngân sách của ông B.Obama gặp phải sự phản ứng của Đảng Cộng hòa hiện đang chi phối Quốc hội. Các nhà kinh tế của Đảng Cộng hòa nhấn mạnh giảm chi tiêu gắt gao và tăng thuế sẽ làm cho nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ giảm, làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế và làm tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, điều này có thể đẩy nước Mỹ rơi trở lại tình trạng suy thoái.
Theo Đảng Cộng hòa, Chính phủ Mỹ nên chú ý nhiều hơn đến sự hồi phục kinh tế vẫn còn "mong manh" của đất nước thay vì bị ám ảnh quá mức với việc cắt giảm thâm hụt ngân sách. Họ lo ngại việc một loạt thay đổi lớn diễn ra từ đầu năm 2013 sẽ khiến ngân sách sụt giảm mạnh và theo lý thuyết thì đây là mối đe dọa lớn đến quá trình phục hồi nền kinh tế.
Mỗi bên một ý đã làm các cuộc đối thoại giữa hai đảng Dân chủ và Công hòa tại Quốc hội lâm vào bế tắc. Trước mắt, ngày 17-12 vừa rồi, Tổng thống B.Obama đã nhượng bộ khi ngỏ ý chấp thuận tăng thuế đối với những hộ gia đình có thu nhập từ 400.000 USD/năm, thay vì 250.000 USD/năm như trước đây ông từng đề xuất. Tuy nhiên, tiếp tục chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Bush thì ông B. Obama không thể.
Ai cũng biết là chủ trương tăng thuế với người giàu và giảm thuế cho các thành phần còn lại trong xã hội là một trong những chủ đề quan trọng trong chiến dịch tái vận động tranh cử vừa qua của Tổng thống B.Obama. Bản thân ông B.Obama thừa nhận rằng, một trong những nguyên nhân giúp ông giành thắng lợi trước đối thủ Cộng hòa M. Romney trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi là do chính sách kinh tế, trong đó có các đề xuất cải cách hệ thống thuế được cử tri ủng hộ.
Ông B.Obama không thể "nuốt" lời hứa tranh cử, Đảng Cộng hòa thì cũng quyết không nhượng bộ. Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ khi thời điểm 1-1-2013 đang đến gần?
Theo ANTD
Tây Ban Nha: Hàng chục ngàn y, bác sĩ biểu tình Hàng chục ngàn y, bác sĩ đã tràn xuống đường phố ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào ngày 18.11, biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ nước này nhằm cắt giảm ngân sách và tư nhân hóa ngành y tế. Theo AFP, những y, bác sĩ mặc đồng phục màu trắng xuống đường hô...