Ai Cập mở trường đại học trên khắp châu Phi
Một số trường đại học tại Ai Cập đang gia tăng phạm vi hoạt động tại châu Phi bằng cách xây thêm cơ sở, mở rộng dịch vụ đào tạo.
Trường Đại học Ain Shams, Ai Cập.
Phản ứng này được các chuyên gia giáo dục đại học mô tả là động thái để thúc đẩy phát triển giáo dục đại học, hợp tác khu vực và mở rộng giao lưu văn hóa giữa Ai Cập và các quốc gia khác tại châu Phi.
Các trường đại học công lập đang mở rộng bao gồm Trường Đại học Ain Shams, Trường Đại học Tanta và Trường Đại học Mansoura.
Video đang HOT
Ngày 13/1, Giáo sư Mahmoud El-Matini, Hiệu trưởng Trường Đại học Ain Shams, thủ đô Cairo, thông báo cơ sở của trường sẽ được xây dựng ở thành phố Dar es Salaam, Tanzania. Trường cũng sẽ mở hai khoa mới vào cuối năm 2021 là Khoa Thú y và Vấn đề quốc tế – Chính trị. Trước đó vào năm 2020, trường đã mở thêm Khoa Khảo cổ học.
Ngày 17/1, Trường Đại học Tanta, Ai Cập, cũng ký thỏa thuận thành lập phân hiệu của trường tại thủ đô Djibouti, Djibouti. Trong khi đó, Trường Đại học Mansoura đã thành lập hai khoa gồm Y học và Điều dưỡng tại cơ sở nằm ở Comoros.
Đến tháng 6/2020, các trường đại học Ai Cập đã thành lập ba chi nhánh tại các nước châu Phi, bao gồm hai cơ sở của Trường Đại học Alexandria tại Chadian và Nam Sudan, cơ sở tại thủ đô Khartourm, Sudan, của Trường Đại học Cairo.
Mostafa Mohsen Radwan, cựu Phó khoa Kỹ thuật, Trường Đại học Fayoum, Ai Cập, đánh giá quốc gia này đang khôi phục ngoại giao với châu Phi thông qua khả năng đào tạo đại học. Đây cũng được coi là một trong những nguồn thu nhập quốc dân.
Radwan cho biết: “Trước đó, các trường đại học Ai Cập đã tạo điều kiện cho sinh viên châu Phi đến du học, cấp học bổng cho sinh viên châu Phi, tổ chức đào tạo, chương trình trao đổi giáo sư. Và đến bây giờ là thành lập các cơ sở đào tạo của Ai Cập tại các nước châu Phi”.
Giáo sư Hamed Ead, Giám đốc Trung tâm Di sản khoa học, Đại học Cairo, hoan nghênh những kế hoạch mới trong các trường đại học. Ông đánh giá giáo dục đại học được Ai Cập coi là cơ chế phát huy quyền lực mềm đối với các nước láng giềng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Hiện tại, Bộ Giáo dục Ai Cập trao 1.900 suất học bổng cho các nước châu Phi, với chi phí là 17 triệu USD hàng năm. Tính đến cuối năm 2020, khoảng 1.100 sinh viên châu Phi đang theo học tại Ai Cập.
Elizabeth Buckner, Trợ lý Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Giáo dục Ontario, Trường Đại học Toronto, Canada, nhận xét việc Ai Cập thành lập nhiều chi nhánh đào tạo đại học tại châu Phi là quyết định thú vị, tiềm năng nhưng cũng kéo theo một số rủi ro.
Nhược điểm chính liên quan đến chi phí tài chính cho cả hai bên để duy trì việc hoạt động của các cơ sở nước ngoài. Và nếu dự án không đạt được mục tiêu, các trường tại Ai Cập và các nước châu Phi phải lập chiến lược giảm thiểu tối đa rủi ro cho sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sẽ được hỗ trợ như thế nào nếu cơ sở của trường đại học Ai Cập đóng cửa.
Ai Cập, Sudan và Ethiopia tiếp tục đàm phán về đập Phục hưng
Thủ tướng Ai Cập Madbouly đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đàm phán để đạt được một thỏa thuận ràng buộc về việc xả nước và vận hành con đập.
Một cuộc họp chung sáu bên sẽ được tổ chức vào hôm nay (16/8), để thảo luận về những điểm còn bất đồng trong thỏa thuận xả nước vào đập Phục hưng ở Ethiopia.
Đập thủy điện đại Phục hưng ở Ethiopia. Ảnh: Skynewsarabia.
Cuộc họp gồm các Bộ trưởng Thủy lợi và Ngoại giao của Ai Cập, Sudan và Ethiopia, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, đại diện Liên minh châu Phi và Tổ chức liên chính phủ về phát triển (IGAD).
Trước đó trong cuộc gặp với người đồng cấp Sudan Abdullah Hamdok hôm qua (15/8) tại Khartoum, Thủ tướng Ai Cập Mustafa Madbouly đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đàm phán để đạt được một thỏa thuận ràng buộc về việc xả nước và vận hành con đập theo cách bảo vệ quyền, lợi ích của ba nước.
Hai bên tái cam kết đàm phán là cách tốt nhất để đạt được lợi ích của người dân trong khu vực đồng thời bày tỏ nguyện vọng về thành công của các cuộc đàm phán dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi, nhấn mạnh không nên thực hiện bất kỳ biện pháp đơn phương nào trước khi đạt được thỏa thuận thỏa đáng cho ba bên.
Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã tham gia vào các cuộc đàm phán từ năm 2011, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận liên quan tới đập thủy điện đại Phục hưng.
Chuyện gì xảy ra nếu Ai Cập không kích phá hủy siêu đập thủy điện của đối thủ? Ethiopia với lợi thế là quốc gia sở hữu 90% nguồn cung cấp nước cho sông Nile, muốn tận dụng sức nước để xây siêu đập thủy điện, nhưng đây lại là viễn cảnh thảm họa với người Ai Cập ở hạ lưu. Đập Đại Phục Hưng của Ethiopia một khi được xây xong sẽ là công trình thủy điện lớn nhất châu...