Ai Cập mở quan tài có xác ướp hơn 2.500 năm tuổi
Ai Cập ngày 14/11 công bố việc phát hiện hơn 100 quan tài nguyên vẹn, có niên đại hơn 2.500 năm trước, và 40 tượng mạ vàng. Đây là kho báu lớn nhất được tìm thấy trong năm nay.
Các quan chức cổ vật Ai Cập ngày 14/11 công bố họ phát hiện ít nhất 100 quan tài cổ, một số có xác ướp bên trong, và khoảng 40 bức tượng mạ vàng trong khu mộ Pharaon rộng lớn ở phía nam Cairo.
Các quan tài bằng gỗ được niêm phong này thuộc về các quan chức hàng đầu của thời kỳ Hậu nguyên và vương triều Ptolemaic của Ai Cập cổ đại.
Các quan tài này được tìm thấy trong ba hầm chôn cất ở độ sâu 12 m ở nghĩa địa Saqqara phía nam thủ đô Cairo của Ai Cập.
Các nhà khảo cổ đã mở một quan tài. Bên trong quan tài này là xác ướp được bọc trong một tấm vải liệm được trang trí bằng chữ tượng hình màu sắc rực rỡ.
Saqqara, nơi có hơn một chục kim tự tháp, tu viện cổ và khu chôn cất động vật, là một nghĩa địa rộng lớn tại thủ đô Memphis của Ai Cập cổ đại. Đây là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Hơn 100 quan tài này được tìm thấy chỉ hơn một tháng sau khi các nhà khảo cổ học tìm thấy 59 quan tài bằng gỗ được niêm phong và bảo quản tốt trong cùng khu vực. Những quan tài này cũng có niên đại hơn 2.500 năm trước.
“Chúng ta vẫn chưa tìm thấy hết bí mật của Saqqara. Nơi này là một kho báu”, Bộ trưởng Cổ vật và Du lịch Khaled al-Anani cho biết tại buổi lễ công bố. “Các cuộc khai quật vẫn đang được tiến hành. Bất cứ khi nào chúng tôi khai quật xong một hầm chôn cất, chúng tôi lại tìm thấy lối vào hầm chôn cất khác”. Hơn 40 bức tượng của các vị thần cổ đại và mặt nạ người chết cũng được phát hiện.
Theo Mostafa Waziri, Tổng thư ký của Hội đồng cổ vật tối cao, hai bức tượng gỗ khác cũng được tìm thấy trong lăng mộ một thẩm phán của triều đại thứ 6.
Các quan tài sẽ được chia ra trưng bày tại một số bảo tàng ở Ai Cập, bao gồm cả Đại Bảo tàng Ai Cập chưa mở cửa tại cao nguyên Giza.
Bộ trưởng Anani cho rằng sự bùng nổ của các phát hiện ở Saqqara là do công trình khai quật mở rộng trong những năm gần đây. Một khám phá khác ở khu vực này sẽ được công bố trong những tuần tới, ông Anani nói thêm.
Các nhà khảo cổ cũng hy vọng sẽ sớm tìm thấy xưởng chế tạo quan tài bằng gỗ cho xác ướp cổ, ông Waziri cho biết.
Ai Cập hy vọng những khám phá khảo cổ này sẽ thúc đẩy du lịch, lĩnh vực đã phải chịu nhiều cú sốc kể từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Arab năm 2011 và đến nay là đại dịch Covid-19.
Bật nắp quan tài TQ, phát hiện "khủng" về xác ướp mỹ nhân
Trong cuộc khai quật tại Trung Quốc, các chuyên gia phát hiện một ngôi mộ có niên đại hơn 2.000 tuổi. Bên trong ngôi mộ có quan tài giống hình cái phễu. Khi bật nắp quan tài, các chuyên gia phát hiện nhiều khó ngờ.
Vào năm 1971, các công nhân tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Các nhà khảo cổ lập tức tới hiện trường và tiến hành khai quật ngôi mộ. Theo đó, họ tiến hành bật nắp quan tài được tìm thấy bên trong ngôi mộ.
Điều khiến các chuyên gia bất ngờ đầu tiên là cỗ quan tài giống hình cái phễu. Không những vậy, bên trong quan tài còn có một xác ướp mỹ nhân trông giống như vừa mới qua đời.
Căn cứ vào những cổ vật được tìm thấy, các chuyên gia xác nhận người phụ nữ trong quan tài tên Xin Zhui hay còn gọi là Lady Dai (Phu nhân Đại). Bà là vợ của Hầu tước Đại sống ở triều đại Nhà Hán (206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên).
Phu nhân Đại qua đời vào năm 163 trước Công nguyên. Điều này có nghĩa xác ướp của bà hơn 2.000 năm tuổi. Dù đã qua đời từ hơn 2 thiên niên kỷ nhưng thi hài của bà vẫn nguyên vẹn đến khó tin.
Cụ thể, làn da của phu nhân Đại vẫn còn khá mềm mại, tóc đen nháy và dài, lông mi và lông mày còn nguyên. Thêm nữa, các khớp tay chân vẫn có thể co duỗi một cách đáng kinh ngạc.
Kỳ lạ hơn, máu vẫn chảy trong tĩnh mạch của xác ướp vị phu nhân này. Nhờ đó, các chuyên gia tiến hành lấy mẫu máu và xác định được bà thuộc nhóm máu A. Bà được các chuyên gia xác định qua đời vì đau tim. Ngoài căn bệnh tim, khi còn sống, phu nhân Đại còn mắc một số bệnh khác như: sỏi mật, cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh gan.
Thậm chí, các chuyên gia còn phát hiện 138 hạt dưa chứa trong dạ dày và ruột của phu nhân Đại. Những hạt dưa thường phải mất một giờ mới được tiêu hóa hết. Từ đây, các chuyên gia cho hay đó chính là bữa ăn cuối cùng của bà. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ăn dưa, bà lên cơn đau tim và tử vong.
Với những đặc điểm trên, xác ướp của phu nhân Đại được đánh giá là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất thế giới từng được phát hiện đến nay.
Song song với đó, các chuyên gia vô cùng tò mò vì sao xác ướp phu nhân Đại được bảo quản tốt đến vậy. Người xưa thực hiện việc ướp xác như thế nào để thi hài phu nhân Đại trông giống như mới qua đời.
Kể từ đó đến nay, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu nhưng vẫn chưa thể tìm ra lời giải cho bí ẩn này.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Rùng mình người xưa dùng xác ướp Ai Cập làm điều quái dị Vào thời Trung cổ, một số thầy thuốc ở châu Âu sử dụng xác ướp Ai Cập nghiền thành bột để bào chế thuốc. Họ quảng cáo những đơn thuốc này có thể chữa nhiều căn bệnh, thậm chí là giúp trường sinh. Khi nhắc đến xác ướp Ai Cập, nhiều người nghĩ ngay đến những thi hài hàng ngàn năm tuổi được...