Ai Cập lên kế hoạch phủ sóng internet tốc độ cao cho 60 triệu nông dân
Tính đến đầu năm 2021, Ai Cập, quốc gia đông dân nhất trong thế giới Arab, đã đạt độ bao phủ internet trên tổng 57,3% dân số.
Ai Cập dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao cho thêm 60 triệu nông dân. Ảnh: Unsplash
Trên đà này, Ai Cập lên kết hoạch phủ sóng internet tốc độ cao cho thêm hơn 60 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn. “Chúng tôi muốn cải thiện kết nối cho 60 triệu người Ai Cập đang sinh sống ở 4.500 xã, thông qua nâng cấp hạ tầng băng thông”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ai Cập Amr Talaat phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Cairo gần đây.
Theo ông Talaat, Ai Cập sẽ đầu tư khoảng 360 triệu USD để kết nối internet cho hơn 1 triệu hộ gia đình bằng cáp quang, giúp cho giới trẻ có điều kiện tiếp cận internet và nâng cao kiến thức, đào tạo, cơ hội nghề nghiệp mà thế giới số đem lại.
Video đang HOT
Tính đến tháng 1/2021, Ai Cập đạt độ bao phủ internet 57,3% trong dân chúng. 95,75 triệu người trên 103,3 triệu dân Ai Cập sử dụng điện thoại di động. Chương trình Đại kết nối ở Ai Cập cũng sẽ giúp thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử và nền kinh tế di động. Trong hai năm trở lại đây, Ai Cập đã đầu tư hơn 2 tỉ USD để tăng tốc độ internet ở các thành phố lớn, lên 42,5 megabyte/giây so với mức 6,5 megabyte/giây trước đó.
Theo bà Rania Al Mashat – Bộ trưởng Bộ Hợp tác quốc tế Ai Cập, châu Phi được xem là lục địa “trẻ nhất” trên thế giới, với khoảng 60% dân số ở độ tuổi dưới 25. Vì thế, chủ đề cấp bách nhất đối với nhiều nước là trang bị kiến thức cho giới trẻ, tinh thần khởi nghiệp và cách mạng kĩ thuật số. “Tạo ra khung chính sách hỗ trợ giới trẻ là điều cần thiết nhất. Tương lai của châu Phi phụ thuộc vào việc làm này”, bà Mashat nêu quan điểm.
Chuyển khỏi Cairo, Ai Cập đầu tư công nghệ nhảy vọt cho thủ đô mới
Tại thủ đô mới của Ai Cập ở vùng ngoại ô Cairo, người dân sẽ được dùng thẻ thông minh và các ứng dụng để mở cửa nhà, thanh toán, lướt web bằng sóng wifi phát từ cột đèn đường.
Dãy cột đèn thông minh được lắp đặt tại thủ đô mới của Ai Cập hồi tháng 7. Ảnh: Reuters
Một mạng lưới gồm ít nhất 6.000 máy quay sẽ giám sát hoạt động trên mọi tuyến phố, theo dõi người đi bộ cùng phương tiện để hỗ trợ điều tiết giao thông cũng như báo cáo hành vi khả nghi.
Hãng Reuters đưa tin thiết kế thành phố thông minh trên là điều khác xa so với thực trạng đang tồn tại ở nhiều khu vực ở thủ đô Cairo hiện nay: cơ sở hạ tầng cũ kỹ khiến sóng điện thoại và mạng Internet phập phù, các khu chung cư xây dày đặc vẫn do bảo vệ trông coi, trong khi người dân phải xếp hàng chờ nhiều giờ để xử lý thủ tục hành chính.
Được xây mới từ đầu trên sa mạc, Thủ đô Hành chính Mới của Ai Cập nhằm phục vụ 6,5 triệu cư dân và dự kiến mở cửa đón các công chức đầu tiên đến làm việc vào cuối năm nay.
Mức độ chuyển "trọng tâm" từ Cairo đến thủ đô mới nằm cách sông Nile 45km là bao nhiêu phần trăm vẫn chưa được công bố rõ ràng. Đối với những người dân thường đã nhiều thế hệ sống ở Cairo nhộn nhịp, việc di chuyển và chi phí sẽ là điều không thể tưởng tượng được.
Nhưng đối với những người chuyển nơi ở, họ được hứa hẹn hưởng tiện ích công nghệ tân tiến. Chẳng hạn như, chỉ cần dùng một ứng dụng duy nhất để thanh toán hóa đơn tiện ích, truy cập các dịch vụ địa phương cũng như khiếu nại vấn đề.
Giới chức Ai Cập cho biết những hệ thống công nghệ tiên tiến sẽ giúp giảm thiểu lãng phí điện, nước trong gia đình bằng cách phát hiện rò rỉ hoặc lỗi kỹ thuật, đồng thời cho phép người dân theo dõi mức tiêu thụ thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Ông Mohamed Khalil, người đứng đầu phụ trách công nghệ của Thủ đô Hành chính mới, cho biết: "Thông qua ứng dụng, một công dân sẽ có thể quản lý mọi công việc trong cuộc sống từ điện thoại di động. Ngoài ra, mô hình này đang được áp dụng tại tất cả 14 thành phố mới thành lập nhằm thiết lập một hệ thống đồng bộ".
Một số người Ai Cập quan niệm thủ đô mới phù hợp hơn với giới thượng lưu, do quốc gia này có gần một phần ba dân số sống dưới mức nghèo khổ. Những người khác lại cho rằng việc thúc đẩy đầu tư công nghệ này đã bị trì hoãn quá lâu. Ông Tark Habib, một thương nhân 53 tuổi ở trung tâm Cairo, nhận xét chính sách ứng dụng công nghệ này sẽ rất hữu ích cho công dân.
Ông Khalil cho hay các hợp đồng công nghệ và truyền thông cho thủ đô mới là 640 triệu đô la Mỹ và có thể tăng lên 900 triệu đô la Mỹ trong các giai đoạn sau. Đối tác tham gia gồm Huawei, Orange và Mastercard. Công ty Honeywell sẽ phụ trách triển khai hệ thống camera giám sát mật độ giao thông và đám đông để phát hiện tội phạm, cũng như phát cảnh báo tự động trong tình huống khẩn cấp. Các quan chức cho biết dữ liệu từ hệ thống giám sát sẽ được bảo vệ bởi luật pháp Ai Cập và các tiêu chuẩn quốc tế.
Italy ưu tiên sáu vấn đề trong kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19 Ngày 30/8, các nguồn tin trong Chính phủ liên minh cầm quyền của Italy xác nhận rằng số tiền 25 tỷ euro đầu tiên (khoảng 29,5 tỷ USD), được Liên minh châu Âu (EU) giải ngân vào đầu tháng Tám trong khuôn khổ quỹ Cơ sở phục hồi và chống đỡ (RRF), sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án...