Ai cần người yêu? Tôi cho thuê
Dù bạn có hãnh diện “ế nhưng tinh tế”, thì mỗi dịp lễ, tết cũng không thể nào trốn tránh câu hỏi “Tại sao mày không dẫn bạn gái/bạn trai về ra mắt gia đình hả?”. Thế là dịch vụ cho thuê người yêu ra đời phục vụ cho các bạn đang trong tình trạng… “ê sắc”.
Anh Nguyễn Xuân Thiện, tổng giám đốc công ty cổ phần Vinamost nói: “Thời nay nhiều người ham công việc, quên lấy vợ nên công ty của tôi ra đời từ 2008 để làm cái chuyện xe duyên tạm thời cho đôi trẻ để đối phó với “phụ huynh”. Có 1001 lý do để họ phải đi thuê một người lạ hoắc tay trong tay với mình. Có người thuê vì vừa chia tay người yêu, hoặc muốn lấy oai với bạn bè, đồng nghiệp. Có người bi kịch hơn: thuê để có đôi có cặp đi chơi với bạn bè nếu không sẽ bị cho ra rìa… Đa phần họ là dân công sở đủ các ngành nghề. Khách hàng nam chiếm hơn 80%, còn lại là nữ và Việt kiều, thậm chí có cả những người thuộc giới tính thứ ba.
Trung bình mỗi mùa tết công ty anh có từ 300-400 lượt thuê, đông nhất là ở Hà Nội, rồi tới TP.HCM. Từ một tháng trước tết, khách bắt đầu đặt hàng, kéo dài đến tận ngày tết nhưng cao điểm nhất là một tuần trước tết. Đây là lúc các chàng, các nàng thường thuê người yêu từ 1 đến 3 ngày để đưa về nhà ra mắt hoặc tham dự buổi lễ nào đó của gia đình. Vì là người yêu thuê nên nhiều khách hàng yêu cầu tiêu chuẩn cũng ngất ngưởng không thua gì người mẫu: chiều cao phải cỡ 1m65, dáng đẹp, mặt ưa nhìn, học ít nhất là cao đẳng, giao tiếp và ứng xử nhẹ nhàng khéo léo, đôi khi khách hàng tin tướng số còn yêu cầu tuổi tác, cung mệnh phải hợp rơ mới chịu. Bù lại, để tránh những rủi ro tế nhị, khi cho thuê, công ty cũng hợp đồng chặt chẽ các điều khoản cam kết như cấm ép buộc người được thuê uống rượu, cầm tay, hay ôm eo, hôn hít. Tuy vậy, chị T.H, nhân viên công ty bộc bach: “Có nhiều trường hợp mình phải diễn như thật, để ảnh nắm tay thân thiết vì dẫn đi giới thiệu với bạn bè phải thoải mái một chút rồi tùy cơ ứng biến”. Chuyện nắm tay nắm chân còn đỡ, khó nhất là chuyện nghỉ qua đêm ở nhà khách hàng. Công ty buộc khách hàng phải có phòng riêng cho “người yêu” nghỉ ngơi khi ở lại qua đêm. Để chắc ăn, công ty còn cử người giám sát và có luôn “mật vụ” như phim hành động vậy.
Chị T.H. cho biết chi phí một ngày thuê trung bình 1,5 – 2,5 triệu, một buổi từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu. Tiền lương cho nhân viên trong tết khoảng 70% giá trị hợp đồng từ khách hàng. Vậy nên mỗi nhân viên dịp tết có thể kiếm được từ 7-15 triệu. Tuy làm cái nghề lạ lùng như vậy, nhưng công ty hiện nay có khoảng hai ngàn nhân viên ký hợp đồng thời vụ có độ tuổi từ 18 đến 25 chia đều cho các khu vực trên cả nước, tất cả đều có chiều cao tối thiểu 1,58m. Trong đó hơn 80% là sinh viên các trường đại học và cao đẳng.
L.P. 23 tuổi, làm nhân viên công ty được hai mùa tết, kể: “Có lần tôi đi cùng một anh trưởng phòng về quê ảnh ở Cần Thơ. Trước khi đi đã trò chuyện kỹ lưỡng về tính tình của nhau, thói quen sinh hoạt của gia đình ảnh nhưng xuống tới dưới thì nhà ảnh đông người quá, ai cũng đua nhau hỏi chuyện, nhiều lúc “đơ” ra vì không kịp nghĩ câu trả lời. Còn cô em gái của ảnh thì cứ hỏi về những kỷ niệm khi hai người yêu nhau, làm ảnh phải nghĩ kế đưa tôi đi đâu đó để tránh bị lộ”. Những ngày tết thường có nhậu nhẹt bia bọt, nhân viên phải hết sức hạn chế vì sợ “rượu vào lời ra” và xảy ra những chuyện không hay. Cũng may đối tượng thuê đều là người học thức lịch thiệp nên trước giờ cũng không xảy ra chuyện gì đáng ngại”. Với L.P. dù có lợn cợn đôi chút việc phải nói dối nhưng cảm giác giúp được khách hàng yên ổn qua đợt “truy sát” ráo riết của gia đình cũng khá là vui. Công việc này cũng giúp ích cho L.P. rất nhiều khả năng ứng xử. “Nếu lỡ khách hàng “bồ kết” mình thiệt thì tính sao?” – tôi hỏi, chị cười: “Đó là duyên trời sao biết được!”. Cái duyên đó không phải hiếm hoi, bởi đã có không ít đôi từ tình giả trở thành tình thật với cái kết có hậu.
Theo TTC
Qui định và thực tế
Từ thuở cha sanh mẹ đẻ, tui đi biết nhiêu cái đám ma. Quê tui, đám nhà giàu cũng như nhà nghèo ăn uống nhạt nhẽo cả mấy ngày trời, có nhà làm đám xong mắc nợ mấy năm trả hổng nổi.
Mới rồi nghe ti-vi nói chính phủ có Nghị định 105 gì đó qui định vòng hoa đám tang tui thấy cũng chí lý thiệt, tiết kiệm được biết bao nhiêu.
Vậy mà hôm thằng con làm trên huyện về kể đám ma nhà ông sếp nó, tui thấy con người ta lách luật dễ ẹt. Ông sếp thằng con tui (đương nhiên là làm lớn rồi) có ông già chín mấy tuổi, bệnh già, mất. Ngày ông già mất, mấy đứa lính như con tui chạy sấp ngửa trực ngày trực đêm, tui kêu nó về chở đi khám bệnh mà nó nói: "con bận lắm, tía để qua đám con chở tía đi".
Cứ tưởng sau 48 giờ thì thằng con tui được về vì chắc đám cũng xong rồi, ai dè nó còn hổng kịp nghe điện thoại vì bận tiếp khách, xếp vòng hoa cho sếp. Hóa ra qui định là phải chôn người chết 48 giờ sau khi liệm, thế là nhà sếp nó để khách tới viếng hai ngày rồi mới liệm. Tội nghiệp ông già chết rồi không được yên.
Tui nói với sắp nhỏ, mai mốt tía "về với ông bà", tụi bây không phải để lâu phiền hàng xóm, tía không cần vòng hoa đâu. Ai dè thằng con nói làm tui chưng hửng: "Trời, tía tưởng muốn có vòng hoa là có hả tía?! Làm sếp cỡ nào mới được như thế, chứ nhà mình tía làm nông, con làm lính chắc giỏi lắm sấp nhỏ ra hái hoa dại làm vòng hoa thôi tía ơi!".
Theo TTC
Cười nửa đêm: Mơ làm gà mái Như mọi buổi tối, Tèo lên giường 'vui ve' với vợ rồi lăn ra ngủ. Ảnh minh họa Đột nhiên, Tèo tỉnh dậy và thấy một người đàn ông mặc áo choàng trắng đứng ngay cạnh giường, tự nhận mình là thiên thần và thông báo Tèo đã chết. Quá bất ngờ, Tèo gào thét ầm ỹ và đòi được sống lại nhưng...