Ai bao che ông Dương Chí Dũng nên sớm tự thú’
Ngay sau khi ông Dương Chí Dũng bị bắt, chiều 5/9, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu làm rõ người bao che, tiếp tay cho việc bỏ trốn của cựu Cục trưởng Hàng hải.
Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ, trả lời báo chí về vụ bắt ông Dương Chí Dũng, ông Vũ Đức Đam cho biết, việc tiến hành điều tra khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đặc biệt với ông Dương Chí Dũng đều được chỉ đạo theo đúng pháp luật. Thủ tướng chỉ đạo sát từ đầu vụ việc này.
Tuy nhiên, theo ông Đam, khi quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt được ban hành, việc thực hiện kế hoạch của Bộ Công an chưa chặt nên ông Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan công an đã kêu gọi đầu thú và sau đó có lệnh truy nã trong nước, quốc tế.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam tại phiên họp. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Video đang HOT
Thủ tướng đã nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bắt bằng được ông Dũng, đồng thời làm rõ người bao che, tiếp tay cho việc bỏ trốn của ông này. “Ai bao che, tiếp tay cho ông Dũng bỏ trốn, tốt nhất tự thú để hưởng khoan hồng”, ông Đam nói.
Ông Đam khẳng định lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là “không có vùng đất cấm” và “cá nhân nào vi phạm đều sẽ bị xử lý”.
Theo thông báo của Bộ công an, bị can Dương Chí Dũng đã bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165, Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17/5, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra Bộ công an đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân vận động ông Dũng ra đầu thú nhưng không có kết quả.
Một ngày sau, Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đặc biệt đồng thời phối hợp với tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng.
Sau hơn 3 tháng bị truy nã, ngày 4/9 cơ quan điều tra đã bắt được ông Dũng. Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong chiến công này.
Ông Dương Chí Dũng, 55 tuổi, được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải vào tháng 2. Trước đó, ông này nhiều năm là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong việc quản lý và sử dụng vốn giai đoạn 2007-2010, Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) đã có nhiều khuyết điểm như mua sắm tàu cũ không phù hợp với kế hoạch được phê duyệt, quản lý sử dụng thiếu hiệu quả, dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém… Việc này được xác định có phần trách nhiệm của ông Dũng khi là Chủ tịch HĐQT.Điều tra vụ việc, cơ quan điều tra phát hiện lãnh đạo Vinalines đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập nhật dự án vào quy hoạch chưa trình Thủ tướng xem xét quyết định theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc làm của ông Dũng, cùng một số người khác được cho là “trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng”, Luật đầu tư, Luật đấu thầu.Theo VNE
Vụ kiểm lâm làm ngơ cho lâm tặc phá rừng: Bao che cho cấp dưới?
Sáng 30.7, ông Nguyễn Văn Xuân, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, thừa nhận tại thời điểm ông trả lời trên Báo Tuổi Trẻ ngày 29.7, Hạt Kiểm lâm H.M'ĐRắk chưa có báo cáo vụ việc phá rừng giáp ranh giữa xã CưPrao, H.M'ĐRắk (Đắk Lắk) với xã EaLy, H.Sông Hinh (Phú Yên). Đến sáng 30.7, Hạt Kiểm lâm H.M'ĐRắk mới có báo cáo gửi Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk.
Với câu hỏi vì sao chưa có báo cáo và kết quả kiểm tra nhưng ông lại khẳng định là không có chuyện làm ngơ để lâm tặc phá rừng, ông Xuân trả lời: "Cái đó là tôi nhận định". Khi phóng viên dẫn chứng sự thờ ơ của Kiểm lâm H.M'ĐRắk sau khi nhận được tin báo của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh trưa 24.7, ông Xuân phân bua: "Không phải anh em làm lơ mà chậm trong thời gian phối hợp. Anh em phối hợp chưa chặt chẽ đó thôi".
Lâm tặc sử dụng cơ giới mở đường vào sâu trong rừng nhưng kiểm lâm M'ĐRắk không biết - Ảnh: BQL rừng phòng hộ Sông Hinh cung cấp
Báo cáo của Hạt Kiểm lâm M'ĐRắk cho rằng tiểu khu 707 thuộc địa phận xã CưPrao có dấu hiệu của việc xe đào mở đường đi qua nhưng chưa chặt hạ cây rừng, chỉ có những cây gỗ có đường kính nhỏ, dưới 30 cm bị ngã đổ sang 2 bên đường do việc mở đường gây ra. Còn tiểu khu 296 thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh, xe đào đã mở đường sâu vào bên trong địa phận rừng Sông Hinh 400 m với ý định khai thác gỗ trái phép.
Trong khi đó, ông Võ Trọng Bình, Phó giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh, cho biết đường kính cây gỗ do lâm tặc chặt phá từ 35-40 cm và còn khoảng 15 m3 nằm ở hiện trường. Hình ảnh do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh chụp lại trên xe tời do lâm tặc dùng chở gỗ trái phép có những khúc gỗ có đường kính gần 0,5 m. "Đến giờ, Hạt Kiểm lâm H.M'ĐRắk và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa làm việc với chúng tôi. Trong khi toàn bộ chứng cứ vụ phá rừng đang được lưu giữ tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh", ông Bình nói. Theo ông Bình, báo cáo của Hạt Kiểm lâm H.M'ĐRắk có nhiều chi tiết không đúng, vì lâm tặc đã phá rất nhiều rừng do H.M'ĐRắk quản lý. "Hạt Kiểm lâm H.M'ĐRắk không đến hiện trường kiểm tra mà chỉ lập biên bản ngoài khu vực rừng", ông Bình khẳng định.
Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk chưa thành lập đoàn thanh tra làm việc với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của Kiểm lâm M'ĐRắk mà chỉ dựa vào cảm tính để nhận định chủ quan.
Theo Thanh Niên
Cả thôn "bao che" án mạng Điều tra thông tin về một vụ tai nạn giao thông khiến 2 thanh niên thiệt mạng, CQĐT công an tỉnh Bắc Ninh, có sự phối hợp của Viện Khoa học hình sự- Bộ Công an đã phát hiện nhiều uẩn khúc. Tuy nhiên khi tiếp xúc với nhiều người dân ở khu vực được cho là xảy ra tai nạn, CQĐT gần...