Ai ăn bánh hỏi thì về Diêu Trì
Trong lần đến Bình Định gần đây, sau một buổi rong ruổi các cung đường, chúng tôi dừng tại quán bánh hỏi ở Diêu Trì. Anh bạn đồng hành người bản địa úp mở: “Bánh hỏi Diêu Trì – món quen nhưng hương vị lạ, thử rồi sẽ biết!”.
Hấp dẫn bánh hỏi Diêu Trì
Quán bánh hỏi nằm ngay ngã ba Phú Tài trên QL1A, đoạn đầu cầu Diêu Trì, H.Tuy Phước, Bình Định. Quán nhỏ, đơn sơ và đông khách nhất vào buổi sáng. Chưa tới mươi phút chờ đợi, cô chủ quán đã mang đủ “bộ” gồm đĩa bánh hỏi – lòng heo, chén cháo lòng. Tôi đã từng thưởng thức bánh hỏi ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, chả ở Đà Nẵng, Nha Trang, Bến Tre nhưng ăn với lòng heo thì lần đầu. Và quả như bạn nói, thử rồi mới biết!
Cô chủ quán vui vẻ tâm sự khi tôi mon men xuống bếp hỏi quy trình chế biến: Bánh hỏi có cách chế biến đơn giản nên đòi hỏi sự tinh tế để có được mẻ bánh ngon như ý. Gạo phải đúng loại lúa mới, thơm, mềm, ngâm nước qua đêm rồi xay nhuyễn.
Ở Diêu Trì, người dân vẫn còn giữ thói quen xay gạo bằng cối đá. Bỏ gạo vào họng cối, quay cối, cứ dăm ba vòng lại thêm một ít nước để cối khỏi “nghẹn”. Bột gạo cho vào bao vải khô để ráo nước. Tiếp tục hấp bột vừa đủ chín, nhồi và chia bột thành từng khối chừng nửa ký trước khi cho vào khuôn ép thành bánh.
Công đoạn ép bánh thường hai người làm. Mỗi lần ép đòn bẩy xuống là những vòi bột tuôn ra. Người thứ hai nhanh tay hứng lấy và ngắt ra từng đoạn dài chừng 10 cm. Xong một mẻ bột mới mang bánh hấp lần nữa. Bánh chín, nhẹ tay thoa lên trên mặt bánh trắng muốt một ít dầu phụng đã khử với nén xanh để thêm chút vị béo. Riêng lòng heo được lấy mỗi sáng, người nấu nhanh tay làm sạch lòng bằng muối hột rồi bỏ luộc trong nồi cháo nở lúp búp. Tất cả lòng và có thể thêm một ít ba chỉ (nếu khách yêu cầu) đều phải thật tươi, mới mổ từ những con heo khỏe mạnh, ăn rau, ăn cám.
Video đang HOT
Bánh hỏi được thoa nhẹ lớp dầu phi lá nén
Món bánh hỏi Diêu Trì bình dị có sức quyến rũ lạ kỳ một phần còn nhờ nước mắm. Nước mắm nhĩ ăn bánh hỏi ở Diêu Trì tuyệt đối không pha bất kỳ một gia vị nào nên có độ đạm rất cao, vị ngọt nhẹ và sở hữu màu vàng cánh gián, mùi thơm tỏa ra đầy hấp dẫn.
Món bánh hỏi, tất nhiên có ở nhiều nơi. Nhưng với riêng tôi, có lẽ chỉ bánh hỏi Diêu Trì được chế biến tỉ mỉ, công phu từ khâu chọn nguyên liệu, hấp bánh, nấu cháo cho tới chén nước mắm đỏ sậm. Thế nên, có dịp ngang qua Diêu Trì – thủ phủ bánh hỏi Bình Định, bạn đừng cho phép mình bỏ lỡ cơ hội thưởng thức nhé!
Theo Thanhnien
5 món ngon nhất định phải thử khi đến Phú Yên
Ngoài bánh hỏi lòng heo, cá ngừ đại dương hay lẩu gà lá dít cũng là những món ngon nổi tiếng của vùng đất 'hoa vàng cỏ xanh'.
Cá ngừ cuốn cải xanh
Cách ăn cá sống chấm mù tạt không chỉ có ở Nhật Bản mà cũng rất lừng danh ở Phú Yên. Với đặc sản là loại cá ngừ đại dương, đây là cách thưởng thức phổ biến để cảm nhận trọn vẹn hương vị tươi ngon của nó. Một phần ăn đầy đủ sẽ gồm đĩa cá ngừ phi lê với những lát thịt đỏ tươi, cắt thành miếng mỏng, dài, hình chữ nhật; đĩa cải xanh kèm rau sống, chuối chát; đĩa gia vị với hành, sả, gừng cắt nhỏ; lạc rang, bánh tráng.
Thực khách phải tự pha nước chấm bằng cách lấy mù tạt, trộn thêm chút xì dầu, tương ớt, vắt nước cốt chanh rồi trộn đều. Bước cuối cùng là lấy bánh tráng nhúng nước cho mềm, bỏ vào bẹ cải xanh kèm rau húng quế, chuối chát, hành gừng, đặt lên trên lát cá ngừ, rắc chút lạc, cuốn lại rồi chấm. Món ăn tạo cảm giác tươi mát với vị rau xanh và biển khơi.
Mắt cá ngừ đại dương
Món ăn này còn được ví như đèn pha đại dương và thường được chế biến bằng cách hầm với thuốc bắc. Một trong những khâu quan trọng nhất là khử mùi tanh, sau đó đầu bếp sẽ hầm mắt cá ngừ với kỷ tử, táo tàu... Món được bày trong thố nhỏ, đặt trên đĩa cồn cháy nên luôn nóng khi thưởng thức. Vị béo ngậy, ngọt thơm của mắt cá lẫn với thuốc bắc chính là điểm khiến thực khách khó phai.
Súp trứng vịt lộn
Thay vì hầm lá ngải thuốc bắc hoặc luộc và đập ra bát, người Phú Yên ăn trứng vịt lộn trong nồi lớn, nấu cùng các vị thuốc bắc, bỏ thêm chút gừng rau răm thơm phức. Khi ăn, thực khách lấy một quả trứng bỏ vào bát rồi chan nước hầm, thêm táo tàu, rau, gừng. Món ăn nhờ thế không bị khô mà thơm ngon và bổ dưỡng hơn.
Lẩu gà lá dít
Lá dít được coi là đặc sản Phú Yên, bởi chỉ mọc ở một số vùng nhất thiết và có vị chua đặc trưng. Nhờ đó, khi nấu với các loại hải sản và gà, chim, lá dít góp phần tạo vị thanh mát, rất dễ ăn, nhất là trong tiết trời nóng bức. Lẩu gà lá dít hợp nhất là ăn thêm cùng bún. Chỉ cần chan nước lẩu, thêm vài lá dít và miếng thịt gà mềm tơi, bạn sẽ có một bữa ăn ngon.
Bánh hỏi lòng heo
Có nhiều cách ăn kèm bánh hỏi nhưng lòng heo là sự phối hợp tạo nên đặc trưng cho ẩm thực Phú Yên. Bánh hỏi tạo nên từ những sợi nhỏ, giống sợi bún, trên chan nước mỡ hành ngầy ngậy. Những con heo nhờ chỉ được cho ăn gạo và cám nên lòng trắng, thơm ngon. Món ăn sẽ mất đi hương vị nếu thiếu bát nước chấm gồm mắm, chanh, ớt và tỏi. Điều đặc biệt là nước chấm ở Phú Yên đều do du khách tự gia giảm, vị mặn của mắm không quá gắt và ớt là loại xanh, có vị cay vừa phải.
Theo Asiabooking
4 loại bánh mới lạ thu hút giới trẻ ở TP.HCM Những loại bánh sắc màu dưới đây đang là món được giới trẻ tích cực săn lùng. Ngày đẹp trời, hãy rủ hội bạn thân tới 4 địa điểm này để thưởng thức hương vị bánh độc đáo, mới lạ. Bánh mini ngọt, mặn - 46B Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận: Những chiếc bánh nhỏ nhắn với màu sắc bắt mắt này...