Ahmed Shafiq – Tổng thống Ai Cập tương lai?
Các điểm bỏ phiếu vừa mở cửa trên khắp Ai Cập. Đây là cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên từ sau cuộc nổi dậy của quần chúng, lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak.
Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong 2 ngày tại 13.000 địa điểm trong điều kiện an ninh được thắt chặt. Cuộc bầu cử lần này được xem là cuộc tự do và công bằng nhất ở Ai Cập trong 60 năm qua.
Khoảng 50 triệu cử tri hợp lệ sẽ chọn ra 1 trong số 13 ứng cử viên Tổng thống. Các ứng cử viên tiềm năng gồm cựu Tổng Thư ký Liên đoàn Arab Amr Moussa, cựu thành viên tổ chức “Anh em Hồi giáo” Aboul Fotouh, thủ lĩnh đảng Tự do và Công lý Mohamed Morsi và cựu Thủ Tướng Ahmed Shafiq.
Tới nay, chưa ai tỏ ra đủ “mạnh” để giành chiến thắng ngay vòng bỏ phiếu thứ nhất nên có khả năng Ai Cập phải tổ chức bầu cử bổ sung vào các ngày 16-17/6 giữa hai ứng cử viên có số phiếu ủng hộ cao nhất. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 21/6.
Khoảng 50 triệu cử tri hợp lệ sẽ chọn ra 1 trong số 13 ứng cử viên Tổng thống.
Tất cả 4 ứng cử viên hàng đầu đều xuất thân từ hệ thống cũ, hoặc là từ chế độ của Tổng thống Hosni Mubarak, hoặc là từ lực lượng Anh em Hồi giáo, đối thủ truyền thống của chế độ trước đây.
Nổi bật nhất là ông Ahmed Shafiq – Thủ Tướng cuối cùng của chế độ Hosni Mubarak. Ông đang nổi lên như ứng cử viên sáng giá, với cam kết lập lại ổn định và bảo đảm sự lãnh đạo mang tính thế tục.
Video đang HOT
Dưới chế độ cũ, ông từng buộc phải thoái vị dưới sức ép của những người biểu tình, chỉ vài tuần trước khi “ông chủ” Hosni Mubarak bị lật đổ vào tháng 2/2011.
Ahmed Shafiq, từng là Tư lệnh không quân, nhận được sự ủng hộ của những người muốn quay trở lại thời kỳ Mubarak. Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây, tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên này tăng mạnh sau khi ông công khai tỏ ý khinh bỉ làn sóng biểu tình lật đổ chế độ của Tổng thống Hosni Mubarak vào ngày 25/2/2011. Tuần qua, phát biểu trong một chương trình truyền hình, ông Shafiq lên tiếng chỉ trích những người biểu tình vì gây ra tình trạng hỗn loạn tại Ai Cập sau làn sóng biểu tình kéo dài 18 ngày này.
Ứng cử viên sáng giá nhất – Ahmed Shafiq.
Khả năng giành chiến thắng tại cuộc bầu cử vòng 2 của ứng cử viên Ahmed Shafiq đang làm cho cả phe cách mạng lẫn lực lượng “Anh em Hồi giáo” hết sức tức giận. Ứng cử viên của lực lượng này là Mohammed Morsi tìm cách tập hợp những người ủng hộ với những lời phát biểu đả kích nhằm vào những “tàn dư” của chế độ cũ.
Tương tự, các đảng phái từng tham gia biểu tình lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak xem việc tái xuất của ông Ahmed Shafiq, người khi còn đương chức Thủ Tướng từng ra lệnh đàn áp đẫm máu những người biểu tình, như một hành động phỉ báng cách mạng.
Tuy nhiên, bất chấp những lời công kích trên, tỷ lệ ủng hộ của ứng cử viên Ahmed Shafiq vẫn tăng cao do người dân Ai Cập quá chán ngán khi phải chứng kiến những cảnh xung đột bạo lực, tình trạng vô pháp luật ngày càng gia tăng và nền kinh tế kiệt quệ.
Đối với một số người Ai Cập, Shafiq hội tụ tất cả những điểm tốt. Ông tự tạo cho mình hình mẫu một lãnh đạo truyền thống, mạnh mẽ, cam kết giải quyết vấn đề an ninh của đất nước trong vòng 24 giờ cũng như nhiều vấn đề kinh tế và dập tắt các cuộc biểu tình một khi nhận được ủy nhiệm của cử tri trong cuộc bầu cử sắp tới.
Cựu Trung úy quân đội Adel Mansour 61 tuổi cho rằng, với lai lịch quân đội, ông Shafiq có đủ khả năng đưa Ai Cập thoát khỏi tình trạng nghèo đói kinh niên và vô pháp luật. Anwar Rizk, một người thu gom rác theo đạo Thiên chúa, cho biết ông thích Shafiq Moussa hơn vì sợ những gì sẽ xảy ra nếu những người của Anh em Hồi giáo thắng cử.
Shafiq cũng được hưởng lợi từ nỗi sợ hãi trong phái ôn hòa và Thiên chúa giáo về sự ảnh hưởng đang lên của các phong trào Hồi giáo như Anh em Hồi giáo và đảng Salafis có tư tưởng bảo thủ cực đoan. “Họ (Anh em Hồi giáo) không thể là đại diện duy nhất của Ai Cập. Chúng ta cũng đều là người Hồi giáo”, ông Gaber Qassem, lãnh đạo nhóm Sufis, một phong trào Hồi giáo thần bí cho biết. Trước đó, Sufis tuyên bố ủng hộ ông Shafiq, ca ngợi dòng dõi của ứng cử viên này là hậu duệ của đấng tiên tri Mohammed.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị và chiến lược Al-Ahram là ông Diaa Rashwan nhận định, dù ai giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu này đi nữa, cuộc chiến giành quyền lực giữa nhiều thế lực tại Ai Cập cũng chỉ mới bắt đầu. “Cuộc xung đột chính trị sẽ tiếp tục nóng bỏng. Đó không phải là khởi đầu của một nước cộng hòa mới. Thành công của tân Tổng thống sẽ phụ thuộc vào việc làm thế nào ông ta đặt nền tảng cho nước cộng hòa mới này. Tuy nhiên, ông ta sẽ không tìm thấy nó”, ông Rashwan chia sẻ.
Hoàng Tụy
Theo Infonet
Sinh nhật buồn của ông Mubarak
Tổng thống Ai Cập bị lật đổ, Hosni Mubarak, bước qua tuổi 84 vào ngày 4.5 và mừng sinh nhật tại một bệnh viện ở thủ đô Cairo, nơi ông đang bị giam giữ.
Ông Mubarak nằm trên cáng khi rời một phiên tòa đầu năm nay - Ảnh: AFP
Cựu đệ nhất phu nhân Suzanne Mubarak đã đến thăm ông Mubarak cùng với người thân và cháu của họ, hãng tin AP dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết.
Đây là sinh nhật thứ hai trong cảnh giam cầm của ông Mubarak. Ông Mubarak bị xét xử về các cáo buộc liên quan đến việc đồng lõa trong vụ giết hại hàng trăm người biểu tình trong cuộc nổi dậy kéo dài 18 ngày, vốn đã đẩy ông ra khỏi vị trí quyền lực vào tháng 2.2011. Hơn 800 người đã thiệt mạng trong cuộc nổi dậy, nhiều người trong số này bị lực lượng an ninh bắn chết.
Việc phán quyết và kết án ông Mubarak sẽ được tiến hành vào ngày 2.6. Nếu bị kết tội, nhân vật có gần 30 năm ngồi ghế tổng thống này sẽ phải lãnh án tử hình. Nếu phán quyết không có tội, vốn là khả năng không thể loại trừ, có thể kích hoạt một làn sóng phản đối mới ở quốc gia ven sông Nile.
Sinh nhật của ông Mubarak diễn ra giữa lúc những người phản đối xô xát với binh lính trên đường phố Cairo trong diễn biến bất ổn mới nhất trước cuộc bầu cử tổng thống, vốn bắt đầu vào ngày 23.5.
Bạo lực đã đẩy cuộc bỏ phiếu vào tình cảnh khó khăn, với nhiều ứng cử viên ngừng vận động tranh cử nhằm phản đối cách xử lý tình hình của quân đội Ai Cập.
Các lãnh đạo quân đội lên cầm quyền sau khi ông Mubarak từ chức đã cam kết chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự vào ngày 1.7, nhưng điều đó không thể xoa dịu lo ngại của những người phản đối rằng giới tướng lĩnh có thể tìm cớ để níu giữ quyền hành.
Báo Al-Masry Al-Youm của Ai Cập cho biết ông Mubarak đã nhận được hoa chúc mừng sinh nhật từ những người còn ủng hộ nhà lãnh đạo bị lật đổ.
Theo Thanh Niên
Cựu tổng thống Mubarak có khả năng trắng án Hôm qua, phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã bắt đầu nhưng việc các cảnh sát giết hại người biểu tình được tuyên bố trắng án khiến dư luận cho rằng đó có thể là tiền đề cho việc huỷ bỏ các cáo buộc chống lại nhà lãnh đạo Ai Cập bị lật đổ này. Nhà cựu lãnh...