Aguero tiết lộ hậu trường (Kỳ 3): Mancini “phát điên” vì Tevez
Trong phần trích đoạn này, Aguero tiết lộ những thông tin ít ai biết về HLV Roberto Mancini, lý do vì sao ông lại mâu thuẫn với Carlos Tevez.
Là một cầu thủ, bạn phải tuân theo chỉ thị của HLV. Chắc chắn sẽ có những hiểu lầm, nhưng nhìn chung mọi thứ rất ổn dưới thời Mancini.
Nhưng điều ấy không áp dụng với tất cả. Ai cũng biết là giữa ông ấy và Carlos Tevez có vấn đề. Những gì xảy ra ở Munich trong mùa bóng đầu tiên của chúng tôi ở Champions League là đề tài bàn tán trên báo suốt một thời gian dài.
Aguero kể có rất nhiều vụ cãi vã giữa Mancini và Tevez
Khi ấy tôi đang thi đấu ở trên sân và không hề biết những gì xảy ra ở bên đường pitch. Nhưng sau trận đấu mọi thứ hết sức căng thẳng. Mancini rất điên tiết với Tevez và bảo anh ấy hãy cuốn gói về Argentina. Cơn giận ấy thậm chí còn lây lan sang đến một số cầu thủ khác.
Khi Mancini đang hăng say chỉ trích thì tôi ngồi kế bên Carlitos. Có lúc tôi ngỡ ông ấy cũng bảo tôi cuốn xéo về Argentina. Tôi tự nghĩ: “Thật ư? Đuổi mình ư? Vậy thì mình sẽ giông về nhà thăm gia đình vài ngày cũng được”.
Mancini không còn nói chuyện nhiều với Carlitos sau đó. Ngay hôm sau màn nguyền rủa, anh ấy bay về Argentina và không trở lại cho đến tận 4 tháng sau đó.
Video đang HOT
Còn có vô số những cuộc cãi vã giữa Carlitos và Manini sau đó. Tevez, cũng như Mancini, đều là những “quả bom nổ chậm” và mâu thuẫn giữa họ có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào.
Chuyện giữa Mancini và Mario Balotelli lại khác. Cậu ấy và Mancini có thể cắn nhau như chó với mèo ngay trên sân tập, chửi thề, quát tháo, nhưng ngay sau đó lại thân thiết như cha con.
Khi đá tập, chúng tôi chia thành những đội 5 người và Mancini sẽ tham gia vào đội đối thủ của Mario. Họ va chạm nhau, khích bác, chửi nhau như 2 con gà chọi. Để rồi khi kết thúc trận đấu, Mancini lại nghiêm trang nói: “Xong rồi, bây giờ tôi lại là thầy của anh”. Mario nghe thế thì cảm thấy bất công, anh ấy hờn dỗi suốt mấy ngày trời như một đứa con nít. Quan hệ giữa 2 người đàn ông ấy buồn cười như vậy đó.
Có những lời bàn tán về việc Mancini sẽ bị sa thải và thay thế bởi người khác vào cuối mùa, nhưng ở trong đội bóng thì tuyệt không có ai bàn tán về chuyện ấy.
Trong mùa bóng mà Man City vô địch, các đội bóng đều hết sức bất ngờ trước khả năng của chúng tôi. Các tân binh làm thay đổi hoàn toàn lối chơi của đội. Nếu đối phương dám tấn công Man City, họ thường thuốc lấy những thất bại thê thảm. Không ai nghĩ là chúng tôi có thể ghi nhiều bàn đến như vậy.
Nhưng có vẻ như Man City dần trở nên dễ đoán. Đế cuối mùa bóng 2011/12, cơn khô hạn bàn thắng trên sân nhà kéo đến vì các đối thủ đến Etihad với tất cả sự thận trọng.
Họ luôn phòng ngự thật chặt và khiến mọi thứ trở nên khó khăn. Điều ấy tiếp tục kéo dài sang đến tận mùa 2012/13 bởi các đối thủ nhận ra phòng ngự với số đông là con đường hiệu quả nhất để có điểm.
Thời gian ấy thật sự khó khăn. Rất khó để duy trì sự hưng phấn sau một mùa bóng mà bạn đã trút hết mọi năng lượng để có thể vô địch. Chúng tôi cũng gặp vấn đề với sự thỏa mãn.
Man City bắt đầu đánh rơi điểm khi MU tìm được sự ổn định. Việc Mancini bị sa thải và bị thay thế bởi Manuel Pellegrini suy cho cùng cũng không hề làm tôi bất ngờ. Ở Independiente, tôi từng chứng kiến 8 HLV đến rồi đi chỉ trong một mùa. Ở Atletico, cũng từng có mùa thay đến 3 nhà cầm quân.
Vì thế tôi hiểu việc thay HLV cũng là chuyện bình thường trong bóng. Điều duy nhất ngạc nhiên là Mancini bị sa thải ngay trước khi mùa bóng kết thúc, đấy không phải là điều thường diễn ra tại Anh.
Theo Khampha
Cha Neymar lại tính lách luật FIFA?
Chuyển nhượng cầu thủ bây giờ phức tạp và có chi phí cao hơn trước rất nhiều. Ngoài lý do căn bản từ đội mua và đội bán còn có tác động lớn từ bên thứ ba hay còn được gọi là TPO (Third-Party Ownership).
Nhiều năm qua, TPO được coi là mối nguy hại tới tính toàn vẹn của bóng đá thế giới. "Bên thứ ba" hết thời TPO thực chất là một tổ chức sở hữu cầu thủ. Nếu như một CLB muốn mua cầu thủ này, họ sẽ phải ký hợp đồng với CLB chủ quản và cả bên thứ ba.
Đây là cách sở hữu cầu thủ ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Theo thống kê của tập đoàn kiểm toán KPMG, ở châu Âu cứ 100 cầu thủ thì có khoảng 5 đến 7 người thuộc dạng sở hữu của bên thứ ba. Tỷ lệ này đang tăng dần trong 5 năm qua và kèm theo đó là... những rắc rối.
Hai bố con Neymar.
Năm 2006, vụ West Ham mua Carlos Tevez từ CLB Corinthians của Brazil đã tạo nên bê bối trong làng bóng đá Anh. Mua bán xong xuôi, Liên đoàn bóng đá Anh mới phát hiện Tevez có sở hữu của bên thứ ba. Một năm sau đó, tới lượt Man United vướng vào rắc rối. Khi mua Anderson từ Porto, họ phải trả 4 triệu bảng cho người môi giới Jorge Mendes. Số tiền này chính là 20% chi phí Mendes đã đầu tư để mua Anderson từ Gremio năm 2006.
Sự phức tạp của TPO khiến FA quyết định cấm chuyển nhượng cầu thủ có sở hữu của bên thứ ba. Giải đấu cao nhất của Pháp và Ba Lan cũng áp dụng quy định này. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng "tay ba" hiện vẫn là hình thức rất phổ biến tại một số quốc gia khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và một số nước ở Đông Âu. Và tất nhiên, những hệ lụy là không tránh khỏi. Gần đây nhất là vụ Barca mua Neymar từ Santos. Thương vụ này kéo theo một loạt những bê bối liên quan tới đội chủ sân Camp Nou, khiến ông Sandro Rosell phải từ chức Chủ tịch.
Nhức nhối liên quan đến TPO khiến UEFA chẳng thể ngồi yên. Chủ tịch Michel Platini từ vài năm qua đã kêu gọi FIFA hành động để chấm dứt sự tồn tại của một dạng "mafia bóng đá này". Mãi cho tới hôm 27/9 vừa qua, FIFA mới hưởng ứng đề xuất của ông.
Nước cờ của cha Neymar
Chủ tịch Sepp Blatter của FIFA cho hay sau cuộc họp mới nhất của hội đồng điều hành FIFA, các thành viên quan trọng nhất của tổ chức này đều nhất trí cấm bên thứ ba can thiệp vào các thương vụ mua bán cầu thủ.
Phản ứng trước thông báo của FIFA, Chủ tịch UEFA Michel Platini tỏ ra rất vui mừng. "TPO ngày càng lan rộng trong thế giới bóng đá. Nó đe dọa tính minh bạch của các giải đấu. Nó đe dọa nền thể thao toàn cầu, hủy hoại hình ảnh đẹp đẽ của bóng đá. TPO cũng đe dọa tình hình tài chính của các CLB và đặt ra những câu hỏi về phẩm giá con người. Ngày nào TPO còn tồn tại thì ngày đó bóng đá thế giới còn chịu tổn thất và bị đe dọa".
Động thái của FIFA chẳng khác nào tuyên án tử cho các công ty sở hữu cầu thủ và những tay cò từ lâu "ngầm" mua % giá trị cầu thủ thông qua các công ty riêng. Tình thế buộc những đối tượng này phải tìm cách khác để tồn tại. Hôm qua, một ngày sau tuyên bố của FIFA, NR Sport - công ty do cha Neymar và tay cò Wagner Ribeiro đồng lãnh đạo - tuyên bố đang đàm phán để mua lại CLB Uberlandia, đang chơi ở giải hạng 2 của Brazil.
Ribeiro chia sẻ với báo chí rằng mục đích của ông ta là đầu tư để giúp Uberlandia có cơ hội thăng hạng. Tuy nhiên, báo chí địa phương nghi ngờ rằng mục đích của cha Neymar và cộng sự là chọn một CLB để che giấu hoạt động của TPO.
Tương lai của quá trình đàm phán này còn phụ thuộc vào cuộc bầu cử chức Chủ tịch của Uberlandia vào tháng 11 tới. Đến thời điểm đó, cha Neymar sẽ biết mình có thành công hay không?
Theo TTVH
Carlos Tevez mất cả tỷ đồng chuộc cha bị bắt cóc tống tiền Sau 8 giờ bị giam giữ, cha của Carlos Tevez đã được thả tự do với một số tiền chuộc không hề nhỏ chút nào. Trong khi đang tập luyện cùng các đồng đội Juventus, CarlosTevez đã phải đáp chuyến bay khẩn cấp khi nghe tin dữ từ quê nhà. Segundo Tevez, cha của chân sút 30 tuổi người Argentina đã bị một...