Agribank và các giải pháp khắc phục ảnh hưởng dịch COVID-19
Ngày 25-4, Agribank tổ chức hội nghị trực tuyến tại 178 điểm cầu từ trụ sở chính tới các chi nhánh cấp tỉnh, thành phố, huyện trong toàn hệ thống.
Hội nghị nhằm triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Hội nghị trực tuyến tại 178 điểm cầu triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 .
Đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt
Trong thời gian qua, bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, xây dựng chi tiết các kịch bản ứng phó, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt, chưa có đơn vị nào phải dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Agribank đã triển khai kịp thời, đồng bộ, thực chất các giải pháp cơ cấu lại khoản vay, miễn, giảm lãi, phí, cho vay mới với gói tín dụng 100.000 tỉ đồng ưu đãi giảm lãi suất tới 2,5%/năm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, Agribank luôn tiên phong, tích cực trong công tác an sinh xã hội thông qua các hoạt động tiêu biểu như ủng hộ 10 tỉ đồng tại lễ phát động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; trao 5 tỉ đồng kinh phí trang bị kit xét nghiệm và các trang thiết bị y tế phục vụ phòng dịch; trao 800 triệu đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; các chi nhánh trong toàn hệ thống ủng hộ kinh phí phòng, chống dịch tại địa phương; vận động cán bộ, người lao động trích một ngày lương ủng hộ phòng, chống dịch;… qua đó lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng được Ngân hàng Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao.
Video đang HOT
“ Khẩn trương - C hặt chẽ – Đ úng đối tượng”
Đến ngày 22-4, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 là 22.008 tỉ đồng với 3.530 khách hàng; dư nợ được miễn, giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ là 2.952 tỉ đồng với 258 khách hàng. Bên cạnh đó, doanh số cho vay của Agribank tính từ ngày 23-1 đến nay đạt trên 300.000 tỉ đồng, trong đó cho vay mới đối với 6.776 khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tại hội nghị, hội đồng thành viên, ban điều hành đã nghe các chi nhánh báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả triển khai thực tế, những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai. Xác định tình hình dịch bệnh còn diễn biến kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân, tác động tiêu cực nền kinh tế trong nước, Agribank tiếp tục triển khai nghiêm túc các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với phương châm “Khẩn trương – Chặt chẽ – Đúng đối tượng”; chủ động xây dựng phương án ứng phó trước kịch bản tác động của dịch bệnh, đảm bảo hoạt động thông suốt, đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng số, ngân hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu về vốn và các dịch vụ ngân hàng tới người dân, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Song song việc triển khai có hiệu quả các biện pháp mở rộng tín dụng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khôi phục sản xuất, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, các chi nhánh trong toàn hệ thống cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết không hạ chuẩn tín dụng dẫn đến phát sinh về nợ xấu, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng chính sách, gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Ghi nhận những kết quả bước đầu triển khai thời gian qua, hội đồng thành viên, ban điều hành đề nghị các chi nhánh trong toàn hệ thống thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm chi phí hoạt động, tiếp tục vận động cán bộ, người lao động tiếp tục phát huy truyền thống của “ngân hàng vì cộng đồng”, thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội để tập trung ưu tiên hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế; có các biện pháp xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân cố tình gây chậm trễ, trục lợi. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông, thông tin đầy đủ các chương trình, chính sách hỗ trợ; công bố rộng rãi đường dây nóng, kịp thời tiếp nhận, xử lý vướng mắc, trả lời thỏa đáng cho khách hàng.
MAI ANH
Agribank cơ cấu lại nợ cho 15 ngàn khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19
Gần 30 ngàn tỷ đồng là tổng dư nợ của các khách hàng gặp khó khăn tạm thời do bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã được Agribank thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm 2020 đến nay. Đây là một trong những NHTM tích cực nhất thực hiện chia sẻ khó khăn hỗ trợ bù đắp thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra.
Theo số liệu cập nhật đến thời điểm 17/4, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ gần 30 ngàn tỷ đồng, với gần 15 ngàn khách hàng.
Thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 do NHNN ban hành, Agribank đã cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ 20.906 tỷ đồng của 4.733 khách hàng.
Có 208 khách hàng với dư nợ 2.474 tỷ đồng được miễn giảm lãi suất; có 21.360 khách hàng với dư nợ 26.066 tỷ đồng được hạ lãi suất.
Lãnh đạo Agribank cho hay, ngân hàng này đang tiếp tục đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng của khách hàng do dịch COVID-19, cùng khách hàng rà soát đánh giá các phương án sản xuất kinh doanh, từ đó tư vấn và hỗ trợ phù hợp.
Song song với việc cơ cấu lại nợ, Agribank đang tích cực triển khai chương trình tín dụng dành 100 ngàn tỷ đồng cho vay ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Agribank thống kê doanh số cho vay tính từ 23/1 đến nay đạt trên 300 ngàn tỷ đồng. Trong đó, doanh số cho vay mới đối với các khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đạt hơn 8.186 tỷ đồng với 5.892 khách hàng, góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị thiệt hại, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo lãnh đạo Agribank, căn cứ hiệu quả của công tác phòng chống dịch COVID-19, từ tháng 5 trở đi, khi giãn cách xã hội tiếp tục được nới lỏng, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng như cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới được triển khai trong điều kiện thuận lợi hơn thì tổng số dư nợ Agribank thực hiện hỗ trợ trong quý II và quý III dự kiến đạt mức 250 ngàn tỷ đồng.
"Ngân hàng sẽ tiếp tục cùng khách hàng rà soát đánh giá các phương án, cùng khách hàng đưa sản xuất kinh doanh bật hồi nhanh sau dịch bệnh, thể hiện quyết tâm góp phần hiện thực hóa mục tiêu kép của Chính phủ đề ra đó là vừa chiến thắng dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội", lãnh đạo Agribank khẳng định.
Tại Hội nghị trực tuyến "Tăng cường tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19" do NHNN tổ chức mới đây, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) Nguyễn Quốc Hùng cho hay: Để hỗ trợ các thiệt hại, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện cho 166.544 khách hàng, với dư nợ là 62.835 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ là 14.368 khách hàng, với dư nợ là 12.319 tỷ đồng; thực hiện hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 289.204 khách hàng, với dư nợ là 948.407 tỷ đồng; số lãi dự kiến hạ cho khách hàng là 3.530 tỷ đồng...
Như vậy, căn cứ vào tỷ trọng, có thể thấy Agribank là một trong những NHTM tích cực nhất thực hiện chia sẻ khó khăn hỗ trợ các thiệt hại của DN, hộ kinh doanh do dịch COVID-19 gây ra.
Ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank đã chia sẻ: Để thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân, DN bị thiệt hại do COVID-19 ngân hàng này cũng phải chịu nhiều áp lực, trong đó, Agribank đã phải xác định lại toàn bộ phương án tài chính, doanh thu năm có thể bị giảm 6 nghìn tỷ, lợi nhuận giảm khoảng 20%...".
Với những kết quả bước đầu trong việc "trợ lực" các DN, hộ kinh doanh, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã đánh giá cao sự tích cực của các NHTM trong việc hỗ trợ nền kinh tế dù bản thân ngành này cũng chịu nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng, yêu cầu thực tiễn đòi hỏi các NHTM phải quyết liệt hơn nữa để đưa được những giải pháp chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN đi vào cuộc sống, tháo gỡ kịp thời tất cả khó khăn vướng mắc phát sinh để hỗ trợ DN, người dân.
Anh Minh
Phát triển Điện lực VN báo lãi quý 1 vỏn vẹn 167 triệu đồng do ảnh hưởng của El Nino CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (HoSE: VPD) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với lợi nhuận sauthuế chỉ đạt 167 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, lao dốc tới 99% so cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần chỉ đạt 58 triệu đồng, giảm tới hơn 51% so với mức 120 tỷ đồng của cùng kỳ. Trong cơ cấu...