Agribank trao tặng Quân khu 7 một tỷ đồng phòng chống dịch
Ngày 26-8, tại TP.HCM, Agribank đã trao tặng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 số tiền một tỷ đồng để ủng hộ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19…
Trước đó vào ngày 21-7, Đảng ủy Quân khu 7 đã ban hành Chỉ thị về mở chiến dịch cao điểm giúp dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trao tặng Quân khu 7 kinh phí một tỷ đồng
Sau hơn một tháng thực hiện, lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã thể hiện ý chí quyết tâm và trách nhiệm chính trị cao, các biện pháp được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ và quyết liệt.
Đặc biệt, từ ngày 23-8, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ của Bộ Quốc phòng và lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã được tăng cường cho TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, sẵn sàng xông pha trên tuyến đầu chống dịch, vì mục tiêu sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Trong những ngày này, bất cứ ở đâu có điểm nóng dịch COVID-19 là bộ đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ với tinh thần “Vì nhân dân quên mình”, “Vì nhân dân phục vụ”, từ truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị, tổ chức cách ly tập trung, tiêm vaccine đến chăm sóc bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho người dân, bệnh nhân, các lực lượng phòng, chống dịch, lan tỏa hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Video đang HOT
Thiếu tướng Võ Văn Thi (thứ hai từ phải qua) – Phó Tư lệnh Quân khu 7 tiếp nhận kinh phí ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 do ông Phạm Trung Kiên (thứ hai từ trái qua) – Phó trưởng Văn phòng Đại diện khu vực miền Nam của Agribank trao tặng
Thời gian qua, phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, Agribank luôn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chung tay với cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 thông qua ủng hộ bằng tiền và hiện vật cho các địa phương, bệnh viện tuyến đầu, lực lượng phòng, chống dịch với tổng số tiền hỗ trợ ước tính 300 tỷ đồng. Riêng tại TP.HCM, chỉ trong tháng 8, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam, Agribank trao tặng 25 tỷ đồng; trao tặng hai tỷ đồng cho Công an TP.HCM và lần này là trao một tỷ đồng cho Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Đồng thời, trao tặng Bệnh viện Thống Nhất một tỷ đồng phòng, chống dịch COVID-19…
Triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ khách hàng
Bên cạnh đó, Agribank luôn tích cực, trách nhiệm, quyết liệt bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và diễn biến dịch COVID-19 để triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới… theo Thông tư 01, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước.
Agribank đã thực hiện cơ cấu lại, miễn giảm lãi, phí cho 12.500 khách hàng với dư nợ 30.109 tỷ đồng; cho vay mới hơn 203.000 tỷ đồng cho trên 50.000 khách hàng. Đồng thời, triển khai nhiều chương trình tín dụng lãi suất ưu đãi, gồm: tăng gấp đôi hạn mức chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với quy mô 100.000 tỷ đồng, mức lãi suất, phí hỗ trợ tối đa 2,5%/năm; Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô 30.000 tỷ đồng, hỗ trợ mức phí tối đa 2%; Cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu quy mô 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD; Cho vay khách hàng lớn quy mô 15.000 tỷ đồng; Cho vay khách hàng tiêu dùng quy mô 20.000 tỷ đồng.
Với sự hỗ trợ này, Agribank dự kiến cắt giảm khoảng 7.000 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế.
Những bếp ăn nghĩa tình ấm lòng trong mùa dịch
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", gần 3 tháng qua, các "chiến sĩ" nơi tuyến đầu chống dịch của tỉnh Vĩnh Long đã và đang căng mình thực hiện nhiệm vụ, sớm đưa địa phương trở về trạng thái bình thường mới.
Sẻ chia với những vất vả của lực lượng tuyến đầu, nhiều tổ chức, đoàn thể và người dân đã chung tay góp sức nấu hàng ngàn suất cơm bổ dưỡng để hỗ trợ. Những phần cơm được trao tay vội vàng nhưng tràn đầy sự ấm áp và sẻ chia như một lời động viên tinh thần, cùng nhau khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch.
Bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long thu hút nhiều lực lượng cùng tham gia.
Ngay từ những ngày đầu tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hội viên phụ nữ các cấp của thành phố đã tích cực tham gia các hoạt động tại bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long để hỗ trợ lực lượng y tế, chốt kiểm soát dịch bệnh và người dân khó khăn, người bệnh đang chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn. Bếp ăn hoạt động từ 7-19 giờ hàng ngày với nhiệm vụ cung ứng từ 800 - 1.000 suất ăn/ngày cho các lực lượng. Bình quân mỗi ngày có 15 - 20 chị tham gia, chia làm 3 ca để đảm bảo thực hiện việc giữ khoảng cách.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long Nguyễn Ánh Nguyệt cho biết, hàng ngày bếp ăn đáp ứng đầy đủ 3 suất ăn cho các lực lượng. Thực đơn được thay đổi liên tục, tất cả nguyên liệu đều tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sự khéo léo, các hội viên phụ nữ đã chế biến nên nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đong đầy yêu thương. Những phần ăn đều được chăm chút, chỉnh chu trước khi trao đến cho người nhận.
Chị Nguyễn Ánh Nguyệt chia sẻ: "Điều đáng quý nhất khi chúng tôi phát động bếp ăn này là bên cạnh đóng góp các của nhà hảo tâm còn có sự tham gia nhiệt tình của các hội viên ở cơ sở. Ai cũng muốn góp sức để tham gia cùng với bếp. Người góp công, người góp của, mỗi người đóng góp vài bó rau, vài kg gạo để cùng giữ lửa cho bếp ăn trong suốt những ngày cả tỉnh cùng chung sức chống dịch".
Chị Nguyễn Thị Mộng Thùy, Phó trưởng Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Long cho biết, ngoài công việc chuyên môn hàng ngày ở cơ quan, chị cố gắng sắp xếp thời gian để tranh thủ đến hỗ trợ bếp ăn. Những phần cơm được trao không chỉ làm ấm lòng người nhận mà còn là niềm vui, hạnh phúc của các thành viên bếp ăn. Các hội viên ai cũng muốn góp một chút công sức của mình đem niềm vui đến để các lực lượng tuyến đầu vững tâm làm nhiệm vụ, giúp người dân có bữa cơm ấm lòng trong mùa dịch.
Bí thư Thành ủy Vĩnh Long Đặng Văn Chính đánh giá, hoạt động của bếp ăn có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ người bệnh, người dân tại các khu cách ly, khu vực phong tỏa và lực lượng tuyến đầu. Bếp ăn đã được sự đồng tình, thu hút nhiều lực lượng cùng tham gia, huy động được sự đóng góp và ủng hộ của nhân dân. Bên cạnh sự đóng góp của các đoàn thể, doanh nghiệp, hàng ngày nhiều người dân đã mang gạo, rau củ, gia vị đến để hỗ trợ duy trì hoạt động bếp ăn. Hơn bao giờ hết, tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẻ chia đang được lan tỏa. Đây là một trong những nhân tố có đóng góp quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn.
Chuẩn bị các suất ăn cung ứng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân tại các khu cách ly.
Tại huyện Tam Bình, để tiếp sức cho các lực lượng y tế, tình nguyện viên thực hiện nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa và chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, gần 1 tháng qua, một bếp ăn thiện nguyện đã được nhóm bạn trẻ "Điều ước Ban mai" (phường 4, thành phố Vĩnh Long) phối hợp với các đoàn thể của huyện duy trì. Bếp ăn đặt tại Trường Trung học Phổ thông Trần Đại Nghĩa với sự đóng góp, tham gia của nhiều đoàn viên viên, hội viên và giáo viên trên địa bàn. Hàng ngày, bếp cung ứng hơn 300 phần cơm cho các lực lượng làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch.
Là người tham gia bếp ăn xuyên suốt ngay từ ngày đầu mới hoạt động, thầy Trần Hữu Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Vĩnh Long cho biết, Trường có 14 giáo viên cùng tình nguyện tham gia phục vụ bếp ăn. Không ai bảo ai, cứ đến giờ là mọi người có mặt để chia nhau những công việc, người sơ chế nông sản, người nấu cơm, người chế biến canh... Hàng ngày, bếp luôn cố gắng xây dựng thực đơn khác nhau, đảm bảo đủ các món mặn, xào, canh và trái cây để có đẩy đủ dinh dưỡng cho lực lượng chống dịch làm nhiệm vụ.
Bạn Nguyễn Trí Ngân, Trưởng nhóm thiện nghiện "Điều ước ban mai" cho biết, bên cạnh việc duy trì bếp ăn ở huyện Tam Bình, nhóm vẫn đang phục vụ các suất ăn tối cho lực lượng y, bác sĩ làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Các bữa ăn được đầu tư vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng nhằm động viên tinh thần, thể hiện niềm tin và sự sẻ chia của người dân trong tỉnh đến các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch.
Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, những bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa được lập nên đến đâu, các "Bếp ăn 0 đồng" có mặt ở đó để hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân còn khó khăn. Những việc làm nhân văn, đầy ý nghĩa đang được nhân lên từng ngày, thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân tỉnh Vĩnh Long trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh chia sẻ, cùng với nỗ lực của địa phương, nhiều tổ chức, cá nhân đã đồng hành với các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân khó khăn thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau. Bên cạnh các "Gian hàng 0 đồng", các "Bếp ăn 0 đồng" ngày đêm đỏ lửa để kịp thời mang lại bữa cơm đầy dinh dưỡng cho các lực lượng. Những phần cơm mang tấm lòng của người hậu phương gửi đến các "chiến sĩ" nơi tuyến đầu như một lời động viên tinh thần, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để cùng nhau khắc phục khó khăn, kiểm soát được dịch bệnh.
Người dân TP.HCM không tự đi chợ, lương thực được phát tận nhà Trong 2 tuần tới đây, 100% nhu yếu phẩm cho người dân TP.HCM do lực lượng chức năng đảm nhiệm phân phối. Thông tin này được đề cập trong cuộc họp chiều 20/8 của Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam với lãnh đạo TP.HCM. Cuộc họp nhằm...