Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển dịch vụ kiều hối
Nhờ phát triển dịch vụ kiều hối, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa ( Agribank Thanh Hóa) đã giúp nhiều lao động làm việc tại nước ngoài và bà con kiều bào có điều kiện chuyển tiền về nước nhanh chóng, an toàn, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Khách hàng đến giao dịch tại Agribank Yên Định.
Cuối giờ chiều, bà Nguyễn Thị Lan trú tại xã Quý Lộc (Yên Định) vẫn đến Agribank Yên Định rút tiền từ khoản ngoại tệ do con gái ở Nhật Bản gửi về. Thường xuyên sử dụng dịch vụ, nắm rõ các thủ tục cần thiết nên chỉ sau vài phút đến quầy giao dịch, bà Hà được cán bộ ngân hàng chi trả đủ số tiền. Bà Lan phấn khởi: “Tôi có con gái đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gần 2 năm. Cứ đều đặn mỗi tháng một lần, con tôi lại gửi tiền về qua Agribank Yên Định. Sau khi nhận ngoại tệ, tôi thường đổi ra tiền Việt Nam để tiện chi tiêu sinh hoạt…”.
Ông Nguyễn Văn Hải, xã Đông Lĩnh (Đông Sơn) có hai con đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc cũng cho biết: “Gia đình tôi được như ngày hôm nay do khoản tiền các con chắt chiu trong thời gian đi xuất khẩu lao động. Những năm về trước cũng nhờ khoản tiền ngân hàng cho vay vốn để các con tôi có điều kiện học ngoại ngữ và có cơ may xuất khẩu lao động. 3 tháng một lần, tôi đến Agribank Đông Sơn nhận tiền chuyển qua Western Union thuận tiện, nhanh chóng và bảo đảm an toàn, chỉ cần có chứng minh nhân dân trong vòng 5 phút tôi đã nhận được số tiền con gửi từ nước ngoài về. Trước kia chưa có dịch vụ chuyển tiền này, tôi thường nhận tiền qua các kênh khác cũng phải mất một tuần”.
Với hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch phủ khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, thời gian qua, Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển dịch vụ kiều hối tín dụng. Trong đó, vận dụng mạng lưới rộng, đơn vị thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương nắm bắt số lượng người đi xuất khẩu lao động, hộ gia đình có thân nhân công tác, sinh sống ở nước ngoài, giao cán bộ tiếp cận vận động khách hàng sử dụng dịch vụ kiều hối tại Agribank. Ngân hàng cũng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn sử dụng các dịch vụ kiều hối phù hợp, bảo đảm tỷ giá mua ngoại tệ luôn cạnh tranh. Tích cực mở rộng các thị trường mới bằng việc ký kết thêm nhiều thỏa thuận hợp tác quốc tế, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ kiều hối nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Agribank. Các sản phẩm kiều hối mới như BNY, CTBC bank, Wu, SW, MB, Kookminbank… được triển khai và phát triển tương đối tốt. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ kiều hối hằng năm được duy trì từ 10 đến 20%. Nguồn kiều hối đã trở thành nguồn vốn quan trọng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương.
9 tháng đầu năm 2019, doanh số chi trả kiều hối của hệ thống Agribank Thanh Hóa đạt gần 35 triệu USD. Trong đó, chuyển nhiều nhất qua kênh BNY Mellon (kênh chuyển tiền qua hệ thống Ngân hàng New York Mellon – Chi nhánh Đài Loan) và WesternUnion (dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế) đạt gần 15 triệu USD. Với kết quả này, Agribank Thanh Hóa tiếp tục là một trong những ngân hàng thương mại dẫn đầu toàn tỉnh về doanh số chi trả kiều hối. Lượng kiều hối trong thời gian này phần lớn được chuyển về từ các thị trường có lao động Thanh Hóa đang làm việc như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Dự kiến từ nay đến Tết Nguyên đán, lượng ngoại tệ do người đi xuất khẩu lao động gửi về cho người thân trong tỉnh tiếp tục tăng. Để bảo đảm an toàn tài sản khi nhận kiều hối, ngoài chi tiêu vào các mục đích cần thiết, khách hàng nên gửi tiết kiệm tại ngân hàng, không nên cho vay cá nhân với lãi suất cao bởi rất dễ gặp rủi ro, thiệt hại. Đồng thời, cần tuyệt đối chấp hành quy định không giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Thời điểm này, Agribank Thanh Hóa đang tập trung cao cho dịch vụ kiều hối. Toàn bộ hệ thống thiết bị được nâng cấp đồng bộ, bảo đảm khâu nhập, truyền dữ liệu nhanh và chính xác. Agribank Thanh Hóa chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc tiếp tục phát huy vai trò của tổ tư vấn, hướng dẫn về kiều hối, phát hành nhiều tài liệu liên quan cho khách hàng chuẩn bị đi xuất khẩu lao động.
Bài và ảnh: Lương Khánh
Video đang HOT
Theo baothanhhoa.vn
"Thủ phủ du lịch miền Trung" bỏ ngỏ kinh tế ban đêm
Theo báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, trong sáu tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu du lịch ước đạt hơn 14,97 tỷ đồng (tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2018). Tuy nhiên, nguồn thu này vẫn chủ yếu đến từ các hoạt động ban ngày. Khoang trông lơn vê kinh tê ban đêm hiện nay đặt ra nhiều nuối tiếc cho "thu phu du lich miên Trung".
Thiếu trải nghiệm đêm, khách rời Đà Nẵng sớm
Đầu tháng 8 vừa qua, chị Thu Hương (ngõ 464, đường Âu Cơ, Hà Nội) cùng nhóm bạn đã có chuyến du lịch miền Trung một tuần. Dư đinh lưu tru tai Đa Năng 3 đêm, nhưng sau đêm đâu tiên nghi tai khu du lich Ba Na Hills, đêm thư hai tai thanh phô, ho đa quyêt đinh rơi thành phố này.
"Không giông như ban ngay, buổi tối ở Đà Nẵng qua te nhat. Chúng tôi ăn tối ở nhà hàng gần bãi biển, đi dạo phố, rồi vào một quán bar. Sau đó, chúng tôi trở về khách sạn và kết thúc một ngày thăm thú lúc 11 giờ đêm. Hôm sau, chúng tôi lên đường vào Quảng Nam," chị Hương kể.
Loanh quanh dạo phố, ngắm cầu, ngắm sông, ... là "đặc sản" của du lịch đêm Đà Nẵng (Ảnh: shutterstock)
Nói về lý do rời Đà Nẵng, chị bảo: "Chúng tôi đến Đà Nẵng không phải dịp lễ hội pháo hoa hay có sự kiện gì tương tự vào buổi tối nên không có nhiều lựa chọn trải nghiệm. Ngoài chợ đêm Sơn Trà và một vài cây cầu nổi tiếng, chúng tôi không biết nên đến đâu, chơi trò gì. Trong khi đó, vào Quảng Nam, chúng tôi có thể thong dong đi dạo phố cổ, khám phá ẩm thực đêm, xem biểu diễn nghệ thuật thực cảnh buổi tối...".
Câu chuyện của chị Thu Hương cũng là "nỗi niềm" chung của khá nhiều du khách khi đặt chân tới Đà Nẵng. Vào ban ngày, khách du lịch có khá nhiều lựa chọn như đên Ba Na Hills, tham quan Ngũ Hành Sơn, trải nghiệm lặn san hô, chơi du biên, khám phá bãi biển Mỹ Khê, vui chơi ở công viên suối khoáng nóng núi Thần Tài... Thế nhưng, vào buổi tối, rất ít lựa chọn cho họ được chơi cho đến tận cùng của kỳ nghỉ.
Những khu chợ đêm ... "vô hồn"
Trong vai một du khách muốn trải nghiệm "hình thái manh nha của kinh tế ban đêm Đà thành", chung tôi đã dạo qua một loạt khu chợ đêm nổi tiếng như Helio (quận Hải Châu), Sơn Trà, Lê Duẩn... Cảm giác nổi trội nhất là: địa điểm nào cũng na ná như nhau và... rất giống mọi khu chợ tương tự khác của cả nước.
Chợ đêm Sơn Trà thiếu bản sắc
Nằm ở vị trí đắc địa gần với cầu Tình yêu, cầu Rồng, chợ đêm Sơn Trà được thiết kế với mô hình hỗn hợp giữa phố đi bộ và hoạt động kinh doanh buôn bán. Chợ đêm Sơn Trà dễ làm người ta lầm tưởng mình đang có mặt tại... môt chơ nao đo ơ Hà Nội, hay TPHCM. Cũng những dãy cửa hàng ẩm thực, lưu niệm, thời trang, đồ mỹ nghệ. Cũng những gam màu sặc sỡ của đủ thứ trang sức mỹ ký, áo quần, lưu niệm, dép giày đổ đống... Những người đi tìm "phần hồn" của thành phố sông Hàn chỉ thoảng nhận ra một chút qua những món ăn như bánh canh, bún chả cá, mỳ Quảng... - vốn không thiếu vao ban ngày.
Thiếu đặc trưng vùng miền tới độ, xen lẫn trong dãy hàng đủ mọi loại sản phẩm còn co sạp nhỏ bán tò he - vốn là loại đồ chơi mang đậm bản sắc đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Chợ đêm Helio chưa để lại dấu ấn, 10h đã thu dọn hàng quán
Ngay cả Helio, khu chợ đêm vốn có tiếng về độ "sang và đầy đủ" cũng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Âm thưc thiêu ban săc, đong cưa tư 22h30, nên Helio cung chi khiên ngươi ta đên môt lân rôi tam biêt. Con chơ đêm Lê Duân chi la con ngo nho, kinh doanh nhưng măt hang thơi trang re tiên, nhêch nhac, trông giông môt chơ danh cho sinh viên.
Tinh tư phat la thư rât dê nhân ra ơ các chợ đêm Đà Nẵng. Thay vì dãy cửa hiệu được quy hoạch và xây dựng cố định, hầu hết các "shop" đều chỉ được bày ra sau 18 giờ dưới hình thức di động và có phần... tạm bợ.
"Nếu như Hà Nội còn có Tạ Hiện, TPHCM có Bùi Viện thì đến Đà Nẵng rất khó tìm được một khu thực sự có chất Đà thành," chị Thu Hương tỏ ra thất vọng.
Chưa tương xưng tiêm năng
Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn, có tiềm năng du lịch như Đà Nẵng nói riêng, tuy kinh tế đêm vơi biểu hiện cụ thể la các điêm vui chơi, giải trí, các khu chợ đêm đã bắt đầu xây dựng và phát triển trong mấy năm trở lại đây, tuy nhiên nhìn chung vẫn mang tính chất mang mún, nhỏ lẻ, chưa thu hút được khách du lịch quốc tế để họ ở lại nhiều ngày và chi tiêu nhiều tiền...
Thực tế, thời gian qua Đà Nẵng mới chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch trong khung giờ ban ngày (từ 5 giờ đến 18 giờ). Hiện kinh tế ban đêm vẫn đang là "khoảng trống" lớn, ảnh hưởng đến việc giữ chân và tăng mức chi tiêu của du khách. Như thế, tức là thành phố này đang lãng phí nguồn doanh thu "khủng" từ kinh tế ban đêm.
Trong khi đó, kết quả các cuộc khảo sát đã chỉ rõ, doanh thu sản phẩm dịch vụ du lịch ban ngày chỉ chiếm khoảng 30%. Khoảng 70% còn lại nằm ở khung giờ đêm (tư 18 giờ - 6h sang).
Cảnh nhếch nhác ở chợ đêm Lê Duẩn
Đươc mênh danh la "thu phu du lich miên Trung", thiêu hut dich vu vui chơi giai tri vê đêm, không co nhưng chinh sach chiên lươc vê kinh tê ban đêm la điêm trư rât lơn cua Đa Năng. Nêu không "cơi troi" cho khu vưc kinh tê ban đêm, Đa Năng rât co thê se bi cac thanh phô du lich khac ơ ngay miên Trung "vươt măt". Nhin sang Huê, Hôi An..., hiên cac điêm du lich nay đang dân sôi đông vê đêm vơi nhưng khu phô, chơ đêm đăc săc cung nhiêu hoat đông văn hoa, giai tri hâp dân, thu hút du khách. Và như thế, giấc mơ về danh hiệu thành phố du lịch hàng đầu châu Á của Đà Nẵng vẫn rất xa vời.
Thanh Bình
Theo phapluatplus.vn
50 đơn vị được trao Giải thưởng 'Chuyển đổi số Việt Nam' Giải thưởng 'Chuyển đổi số Việt Nam năm 2019' sẽ trao cho 50 đơn vị có các giải pháp xuất sắc thuộc 4 hạng mục: Sản phẩm dịch vụ, giải pháp công nghệ số; doanh nghiệp chuyển đổi số; chuyển đổi số cơ quan nhà nước; thu hẹp khoảng cách số. Chiều 28/8, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ...