Agribank rao bán đấu giá hàng ngàn m2 đất thế chấp ở TP HCM
Nhiều khoản nợ trị giá hàng trăm tỉ đồng ở TP HCM đang được Agribank rao bán đấu giá, trong đó có nhiều tài sản là bất động sản nằm ngay trung tâm TP.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng (trụ sở quận 1, TP HCM) với giá khởi điểm 405 tỉ đồng.
Đây là khoản nợ doanh nghiệp vay tại Agribank chi nhánh Bình Tân từ cuối năm 2008. Giá trị ghi sổ khoản nợ đến tháng 10-2018 là hơn 708 tỉ đồng, trong đó dư nợ gốc trên 352 tỉ đồng, còn lại là lãi. Tiền lãi sẽ tiếp tục phát sinh cho đến khi doanh nghiệp này thanh toán hết nợ gốc tiền vay tại ngân hàng này.
Các tài sản bảo đảm của khoản nợ gồm giá trị quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh diện tích gần 7.000 m2 tại huyện Bình Chánh, TP HCM và tài sản hình thành trong tương lai là toàn bộ giá trị xây dựng của công trình cao ốc căn hộ Hạnh Phúc (huyện Bình Chánh).
Một chi nhánh của Agribank. Ảnh minh họa
Theo Agribank, ngân hàng sẽ đấu giá nguyên trạng theo phương thức có sao bán vậy (bao gồm khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn). Người tham gia đấu giá khoản nợ xem xét tìm hiểu hồ sơ và tự xác định tình trạng của khoản nợ theo hiện trạng thực tế.
Giá khởi điểm của khoản nợ là 405 tỉ đồng, thấp hơn khá nhiều so với tổng số nợ gốc và lãi của doanh nghiệp này vay tại Agribank.
Video đang HOT
Một khoản nợ hàng trăm tỉ đồng khác cũng được Agribank rao bán là các tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty TNHH Phát triển địa ốc Hoàng Phố thế chấp để vay vốn tại Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn. Các tài sản này đã được Công ty Hoàng Phố bàn giao cho ngân hàng để đấu giá thu hồi khoản nợ vay.
Theo đó, có tổng cộng 9 tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền ở hữu đất ở nằm ở ngay mặt tiền trung tâm quận 3, TP HCM được Agribank rao bán. Giá khởi điểm cho loạt tài sản này là hơn 346 tỉ đồng.
Ngoài các khoản nợ cần rao bán ở TP HCM, Agribank cũng đang đấu giá hàng loạt khoản nợ trên trăm tỉ đồng tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó, một số khoản nợ được rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới.
Thời gian qua, các ngân hàng thương mại đang cấp tập rao bán đấu giá khoản nợ có tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu, thu hồi nợ, trong đó có Agribank. Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu với nhiều cơ chế giúp các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ thu hồi khoản nợ.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến giữa năm 2018, tỉ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng là 2,09% giảm khá mạnh so với mức 2,46% vào thời điểm cuối năm 2016.
Thái Phương
Theo nld.com.v
Thị trường chưa hoàn thiện, nợ xấu khó xử lý
Tổng nợ xấu của cả nền kinh tế vẫn là một con số chưa rõ ràng, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu cũng không được công bố đầy đủ... là trong những điểm hạn chế khiến thị trường nợ vẫn hoạt động cầm chừng.
Tổng nợ xấu của cả nền kinh tế vẫn là một con số chưa rõ ràng, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu cũng không được công bố đầy đủ... là những điểm hạn chế khiến thị trường nợ vẫn hoạt động cầm chừng.
Phương thức xử lý nợ xấu phần lớn là do các tổ chức tín dụng tự xử lý qua dự phòng rủi ro, thu nợ từ khách hàng.
Quy mô lớn, cách thức xử lý vẫn đơn giản
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tổng nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng (TCTD), nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hiện chưa xử lý được và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu đang ở mức 468 nghìn tỷ đồng.
Đánh giá về tiến độ xử lý nợ xấu tại các TCTD trong thời gian qua, ông Lê Việt Dũng, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Giám sát tổng hợp thuộc Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, hầu hết các TCTD đã xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu cho giai đoạn 2017 - 2020, đã trình và đang được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, trong năm 2018 dự kiến xử lý được khoảng 20 - 30% nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, phương thức xử lý nợ xấu vẫn còn khá đơn giản, phần lớn là do các TCTD tự xử lý qua dự phòng rủi ro, thu nợ từ khách hàng. Các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản bảo đảm... chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Do đó, bên cạnh các phương pháp đã được sử dụng hiệu quả trong thời gian qua, để đẩy nhanh hơn nữa quá trình xử lý nợ xấu, cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển thị trường mua bán nợ với sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong khi đó, từ góc độ một thành viên tham gia thị trường nợ, ông Phạm Mạnh Thường, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho rằng, cần có con số thực và đầy đủ về thị trường nợ. "Thực tế, quy mô nợ xấu ngày càng lớn với tính chất phức tạp hơn do quy mô và hình thức khoản vay thay đổi, có những khoản nợ lên đến nhiều nghìn tỷ đồng", ông Thường nhận xét.
Bên cạnh đó, các khoản nợ có tính chất "Nhà nước" là các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), các khoản Chính phủ cho vay lại, các khoản nợ về thuế đang có mặt ở nhiều doanh nghiệp.
Tạo lập thị trường công khai, minh bạch
Để thúc đẩy thị trường nợ hoạt động hiệu quả, góp phần khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế, ông Lê Việt Dũng cho rằng, cần thiết phải phát triển thị trường mua bán nợ để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc hình thành sàn giao dịch mua bán nợ và củng cố các điều kiện cần thiết để thúc đẩy hoạt động của thị trường.
Nhằm đa dạng hoá các giải pháp xử lý nợ, theo ông Dũng, cần mạnh dạn xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hoá các khoản nợ, đồng thời phát triển hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với chủ nợ và tổ chức định giá độc lập đối với các khoản nợ, giúp cho bên mua và bên bán xác định được giá trị thị trường của khoản nợ, từ đó xem xét quyết định việc mua bán.
Đồng tình với những giải pháp trên, ông Phạm Mạnh Thường đề xuất, Chính phủ nên cho phép áp dụng cơ chế thị trường khi xử lý các khoản nợ "Nhà nước" bình đẳng như các khoản nợ thương mại để tạo sự hài hoà lợi ích giữa thu hồi nợ với bảo vệ sự sinh tồn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cho phép các doanh nghiệp tái thiết được miễn tiền phạt thuế, được xoá một phần nợ thuế, được phân bổ trả dần thuế nợ đọng theo tiến trình phục hồi.
Mặt khác, các doanh nghiệp tái thiết qua hoạt động xử lý nợ thường rất khó tiếp cận nguồn vốn mới, trong khi đây là yêu cầu thiết yếu để khởi động quá trình phục hồi doanh nghiệp. Do đó, ông Thường đề xuất cho phép các ngân hàng được tái cấp vốn phù hợp với phương án phục hồi doanh nghiệp, và cho phép các tổ chức xử lý nợ được sử dụng nguồn lực của mình để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như một nguồn vốn mồi để tái cơ cấu, phục hồi hoạt động.
Cũng gặp những khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu do các bất cập từ khung khổ pháp lý và thị trường, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC cho rằng, cần sớm có các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu liên quan đến thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp tại toà án, việc nhận thế chấp, đăng ký thế chấp của cá nhân, tổ chức mua lại khoản nợ từ VAMC.
"Điểm đáng chú ý là cần xây dựng hệ thống thông tin về các khoản nợ, tài sản bảo đảm để giới thiệu tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó tạo lập môi trường trao đổi thông tin công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ, đồng thời tạo tiền đề cho thị trường mua bán nợ hình thành và phát triển", ông Thắng nhấn mạnh.
Theo báo Đấu thầu
Agribank bán đấu giá khoản nợ 144 tỷ đồng của Đông Thiên Phú Ngày 20/11, Agribank chi nhánh Sở giao dịch dự kiến sẽ tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Đông Thiên Phú. Ảnh minh họa. Đây là khoản nợ xấu của khách hàng là CTCP Tập đoàn Đông Thiên Phú (Đông Thiên Phú) vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Sở giao dịch. Toàn...