Agribank góp phần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành và các địa phương, cùng với sự sự quyết tâm của Agribank, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội đã đem lại nhiều kết quả khả quan.
Agribank đã tiến hành tổ chức rà soát, xây dựng, tập huấn quy chế thu giữ tài sản đảm bảo, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo, bán nợ xấu cho VAMC theo giá thị trường; mạnh dạn, chủ động thực hiện tổng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản nợ xấu đến 15/8/2017, thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực; miễn, giảm lãi tồn đọng theo thời hạn trả nợ gốc để khuyến khích khách hàng tìm mọi nguồn thu trả nợ ngân hàng, đồng thời hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.
Với mục tiêu được Agribank quán triệt ngay từ đầu đó là gắn việc xử lý nợ xấu với hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, vì vậy, trong các phương án xử lý nợ của Agribank có cả phương án chấp nhận giảm lãi suất để góp phần hỗ trợ khách hàng trả nợ. Bên cạnh đó, Agribank đã chủ động phối hợp với VAMC và các đơn vị có liên quan triển khai một số chính sách động viên, khuyến khích khách hàng trả nợ ngân hàng.
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành và các địa phương, cùng với sự sự quyết tâm của Agribank, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã đem lại nhiều kết quả khả quan.
Kết thúc năm 2018, nợ xấu nội bảng về mức 1,51%, thu hồi được gần 12.000 tỷ đồng nợ đã bán và đã xử lý rủi ro, chiếm tỷ lệ 14% tổng dư nợ đã xử lý.
Những con số trên đã tạo ra sự bút phá ngoạn mục về lợi nhuận năm 2018 của Agribank đạt trên 7.525 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với gần 26.000 tỷ đồng đã được trích lập dự phòng rủi ro, Agribank tự tin đủ khả năng mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC và xử lý kịp thời các khoản nợ xấu phát sinh nếu có trong năm 2019.
Video đang HOT
Lũy kế đến 31/3/2019, Agribank thu hồi và tự xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đạt trên 93.000 tỷ đồng, bao gồm: Thu nợ gốc đã bán cho VAMC; thu nợ gốc đã xử lý rủi ro; thu và xử lý nợ xấu nội bảng; thu và xử lý nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780, Thông tư 09 và Nghị định 55.
Với kỳ vọng triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu quả hơn nữa, Agribank mong muốn tiếp tục nhận được sự sẻ chia, phối hợp chặt chẽ, tích cực của các bộ, ban, ngành và các địa phương để sớm được giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý tài sản như: thu giữ tài sản; áp dụng các thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm (TSBĐ) tại tòa án; xử lý TSBĐ là dự án bất động sản; nghĩa vụ nộp thuế (thuế thu nhập cá nhân, các khoản nợ thuế, phí nợ khác liên quan đến TSBĐ); mua bán nợ theo giá thị trường,… qua đó, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu nhanh hơn, đảm bảo theo yêu cầu của Quyết định 1058.
Anh Minh
Theo baochinhphu.vn
Agribank rao bán đấu giá hàng ngàn m2 đất thế chấp ở TP HCM
Nhiều khoản nợ trị giá hàng trăm tỉ đồng ở TP HCM đang được Agribank rao bán đấu giá, trong đó có nhiều tài sản là bất động sản nằm ngay trung tâm TP.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng (trụ sở quận 1, TP HCM) với giá khởi điểm 405 tỉ đồng.
Đây là khoản nợ doanh nghiệp vay tại Agribank chi nhánh Bình Tân từ cuối năm 2008. Giá trị ghi sổ khoản nợ đến tháng 10-2018 là hơn 708 tỉ đồng, trong đó dư nợ gốc trên 352 tỉ đồng, còn lại là lãi. Tiền lãi sẽ tiếp tục phát sinh cho đến khi doanh nghiệp này thanh toán hết nợ gốc tiền vay tại ngân hàng này.
Các tài sản bảo đảm của khoản nợ gồm giá trị quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh diện tích gần 7.000 m2 tại huyện Bình Chánh, TP HCM và tài sản hình thành trong tương lai là toàn bộ giá trị xây dựng của công trình cao ốc căn hộ Hạnh Phúc (huyện Bình Chánh).
Một chi nhánh của Agribank. Ảnh minh họa
Theo Agribank, ngân hàng sẽ đấu giá nguyên trạng theo phương thức có sao bán vậy (bao gồm khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn). Người tham gia đấu giá khoản nợ xem xét tìm hiểu hồ sơ và tự xác định tình trạng của khoản nợ theo hiện trạng thực tế.
Giá khởi điểm của khoản nợ là 405 tỉ đồng, thấp hơn khá nhiều so với tổng số nợ gốc và lãi của doanh nghiệp này vay tại Agribank.
Một khoản nợ hàng trăm tỉ đồng khác cũng được Agribank rao bán là các tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty TNHH Phát triển địa ốc Hoàng Phố thế chấp để vay vốn tại Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn. Các tài sản này đã được Công ty Hoàng Phố bàn giao cho ngân hàng để đấu giá thu hồi khoản nợ vay.
Theo đó, có tổng cộng 9 tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền ở hữu đất ở nằm ở ngay mặt tiền trung tâm quận 3, TP HCM được Agribank rao bán. Giá khởi điểm cho loạt tài sản này là hơn 346 tỉ đồng.
Ngoài các khoản nợ cần rao bán ở TP HCM, Agribank cũng đang đấu giá hàng loạt khoản nợ trên trăm tỉ đồng tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó, một số khoản nợ được rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới.
Thời gian qua, các ngân hàng thương mại đang cấp tập rao bán đấu giá khoản nợ có tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu, thu hồi nợ, trong đó có Agribank. Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu với nhiều cơ chế giúp các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ thu hồi khoản nợ.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến giữa năm 2018, tỉ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng là 2,09% giảm khá mạnh so với mức 2,46% vào thời điểm cuối năm 2016.
Thái Phương
Theo nld.com.v
Ngân hàng thương mại Nhà nước cấp thiết xin tăng vốn Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng: Bốn ngân hàng thương mại Nhà nước hiện có tổng tài sản và dư nợ tín dụng chiếm thị phần trên dưới 50%. Vietcombank là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước có nhu cầu cấp thiết tăng vốn điều lệ Cùng với Vietcombank, Vietinbank và Agribank, BIDV là một trong bốn ngân...