Agribank giảm lợi nhuận vì Covid, tỷ lệ bao phủ nợ xấu gần 100%
Ngân hàng Agribank vừa công bố báo cáo tài chính bán niên 2020. Tín dụng tăng chậm, mạnh tay cơ cấu nợ cho khách hàng khiến lợi nhuận Agribank giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ đạt 6.761 tỷ đồng.
Tín dụng 6 tháng của Agribank chỉ tăng 1,2% so với đầu năm
Trả lãi cho người gửi tăng, thu nhập lãi thuần giảm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ bán niên. Theo đó, tại thời điểm 30/6/2020, dư nợ tín dụng của Agribank đạt 1,13 tỷ đồng, đứng đầu hệ thống. Tuy nhiên, so với đầu năm, tín dụng của ngân hàng chỉ tăn 1,2% – mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Lãnh đạo ngân hàng cho hay, số khách hàng có nhu cầu được cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay với các khoản vay hiện hữu nhiều hơn là khách hàng có nhu cầu vay mới.
Trong khi tín dụng tăng chậm thì ngân hàng lại mạnh tay cơ cấu nợ cho khách hàng, khiến thu nhập từ lãi giảm mạnh (nợ cơ cấu lại không được ghi nhận lãi dự thu). Cụ thể, đến cuối tháng 6/2020, dư nơ bi anh hương bơi dich Covid 19 của Agribank la hơn 167 nghin ty đông, ngân hang thưc hiên cơ câu nơ, miên giam lai, phi gân 53 nghin ty đông, ha lai suât cho vay cho hơn 35.000 khach hang vơi dư nơ đươc ha lai suât trên 45.000 ty đông, cho vay mơi lai suât thâp 60.000 ty đông…
Trong khi tín dụng tăng thấp thì huy động vốn lại tăng mạnh (tăng 4% so với đầu năm) khiến chi phí lãi tăng mạnh hơn thu nhập từ lãi. Điều này khiến thu nhập lãi thuần nửa đầu năm 2020 của Agribank giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, việc thu hồi nợ gặp khó khăn do thanh khoản thị trường bất động sản kém, việc khởi kiện để thu hồi nợ chậm trễ… khiến việc thu hồi nợ giảm, kéo theo lãi thuần từ hoạt động khác suy giảm. Trong khi đó, năm 2019, hoạt động thu hồi nợ của Agribank rất tốt, mang về khoản thu nhập gần 12.000 tỷ đồng cho ngân hàng.
Video đang HOT
Điểm sáng của Agribank nửa đầu năm nay là mảng dịch vụ vẫn tiếp tục tăng trưởng, magnr về khoản lãi thuần 2.069 tỷ đồng. Ngoại trừ 3 nhóm dịch vụ giảm khá mạnh là: thanh toán, thu kiều hồi và phí dịch vụ (thu phí giảm do ngân hàng giảm phí để hỗ trợ khách hàng) còn 6/9 nhóm dịch vụ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Hiện Agribank vẫn là một trong những ngân hàng có lãi thuần từ dịch vụ cao nhất thị trường.
Trong bối cảnh nhiều nguồn thu suy giảm, Agribank tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động. Chí phí nhân viên gần 6.900 tỷ đồng, tương đương năm ngoái. Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho hay, năm nay ngân hàng hạn chế tuyển dụng để tránh phát sinh quỹ tiền lương, chỉ chỉ tuyển dụng bù đắp cho lao động nghỉ hưu.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Agribank ghi nhận lãi trướ thuế 6.761 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Nguyễn Thị Phượng cho hay, năm nay, Agribank phấn đấu đạt mục tiêu kép: lợi nhuận tối thiếu 12.200 tỷ đồng để được giữ lại 3.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu này là rất thách thức.
Nợ xấu được bao phủ gần 100%, gần 7.000 vụ án kiện dân sự đang tồn đọng
Trong khi lợi nhuận thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái thì nợ xấu tại Agribank lại tăng lên. Đây cũng là thực trạng chung tại hầu hết các ngân hàng nửa đầu năm nay, do khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19.
Tại thời điểm 30/6, tỷ lệ nợ xấu của Agribank là 2,15% (cuối quý I/2020 là 1,56%), chủ yếu tăng mạnh ở nợ nhóm IV và nợ nhóm V. Tổng số nợ xấu của Agribank đến 30/6/2020 là hơn 24.000 tỷ đồng trong khi tổng nguồn trích lập dự phòng của Agribank đạt gần 24.000 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 100% (chưa bao gồm tài sản đảm bảo).
Đáng lo nhất, theo lãnh đạo Agribank là việc thu hồi hồi nợ đã được xử lý đang chậm lại. Agribank thu hồi nợ chủ yếu thông qua hình thức khởi kiện dân sự để đòi tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, do dịch bệnh, việc hỗ trợ xử lý nợ xấu của các tòa án, thi hành án chậm trễ hơn. Hiện số vụ kiện dân sự chờ xử lý của Agribank là 7.000 vụ, tăng 2.000 vụ so với đầu năm.
Bên cạnh đó, dịch bệnh xảy ra cũng khiến thị trường bất động sản trầm lắng, thanh khoản kém, khiến việc chào bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu trở nên khó khăn hơn.
Nguồn thu chính giảm, Agribank báo lợi nhuận 6 tháng lao theo, nợ xấu tới hơn 24.000 tỷ
Nợ xấu của Agribank tăng mạnh hơn 39% lên mức 24.464 tỷ đồng, trong nó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4.887 tỷ đồng lên tới 17.285 tỷ đồng.
6 tháng 2020, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) suy giảm hơn 5% về mức 20.114 tỷ đồng. Thậm chí, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng báo lỗ 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 62 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm gần 28% về mức 2.690 tỷ đồng.
Bù lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ báo tăng gần 9% lên mức 2.069 tỷ đồng. Kinh doanh vàng và ngoại hối cũng tăng khá gần 29% lên con số 585 tỷ đồng. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần vẫn như cùng kỳ với gần 26 tỷ đồng.
Tóm lại, tổng thu nhập hoạt động của Agribank suy giảm gần 7% về còn số 25.467 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động vẫn tăng 12% khi chiếm 12.182 tỷ đồng. Và dù chi phí dự phòng giảm 25% về còn 6.524 tỷ đồng nhưng Agribank vẫn báo lợi nhuận sau thuế còn 5.414 tỷ đồng, giảm 13% so cùng kỳ 2019.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của Agribank tăng thêm hơn 16.000 tỷ đồng, lên mức hơn 1,46 triệu tỷ đồng.
Trong đó, cho vay khách hàng tăng 1,22% lên con số hơn 1,13 triệu tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ phải trả, tiền gửi khách hàng của Agribank ghi nhận 1,32 triệu tỷ đồng, tăng hơn 4% so đầu kỳ.
Về chất lượng cho vay, nợ xấu của Agribank tăng mạnh hơn 39% lên mức 24.464 tỷ đồng, trong nó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4.887 tỷ đồng lên tới 17.285 tỷ đồng.
Tương ứng tỷ lệ nợ xấu của Agribank tăng từ 1,56% của đầu kỳ lên 2,15% tại thời điểm cuối kỳ.
Như vậy, nợ xấu của Agribank "đứng đầu" toàn ngành ngân hàng, vượt cả BIDV (22.769 tỷ đồng), VietinBank (15.968 tỷ đồng) và Vietcombank (6.433 tỷ đồng).
Nỗi lo gia tăng nợ xấu ngân hàng Mặc dù kết quả kinh doanh quý 1/2020 khá tốt và hầu hết các ngân hàng tiếp tục đặt chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm nay, song nỗi lo nợ xấu đã hiện hữu. Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet Quý 1/2020 có sự phân hóa kết quả lợi nhuận rõ rệt giữa 2 khối NHTM có vốn Nhà nước và...