Agribank đi đầu trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42

Theo dõi VGT trên

Sau 1 năm triển khai Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành đã giảm xuống còn khoảng 2,18%; riêng Agribank kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ này duy trì ở mức 1,98%.

Agribank đi đầu trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 - Hình 1

Agribank là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42

Xử lý nợ xấu gắn với hỗ trợ khách hàng

Chưa đầy 1 tháng ngay sau ngày Quốc hội công bố Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), ngày 20-7-2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN và Kế hoạch hành động của toàn ngành về xử lý nợ xấu để triển khai Nghị quyết này.

Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng đầu tiên đưa ra chương trình hành động với những giải pháp rất cụ thể để “giải cứu” nợ xấu ngay sau khi Nghị quyết 42 được ban hành.

Agribank thành lập 2 trung tâm xử lý nợ xấu tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam; củng cố tăng cường năng lực hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank. Đồng thời, tổ chức rà soát, xây dựng, tập huấn quy chế thu giữ tài sản đảm bảo, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo, bán nợ xấu cho VAMC theo giá thị trường.

Agribank thành lập 2 trung tâm xử lý nợ xấu tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam; củng cố tăng cường năng lực hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank. Đồng thời, tổ chức rà soát, xây dựng, tập huấn quy chế thu giữ tài sản đảm bảo, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo, bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản VAMC theo giá thị trường.

Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh cho biết, ngân hàng đã ban hành văn bản về miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15-8-2017 (ngày Nghị quyết 42 có hiệu lực). Đồng thời, Agribank cũng áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% số lãi tồn đọng.

Với chính sách và cơ chế này, số lãi mà Agribank có thể miễn, giảm lên tới vài chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Agribank thực hiện cho vay hỗ trợ khó khăn đối với tất cả khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, đã bán… nay có nguyện vọng, khả năng và điều kiện khôi phục sản xuất, từng bước tạo nguồn trả nợ ngân hàng.

Kết quả, sau gần 1 năm (từ ngày 15-8-2017 đến 31-7-2018), xử lý và thu hồi nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Agribank đã đạt 57.922 tỷ đồng; Điều chỉnh giảm lãi suất cho 254.308 khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC tại 153 chi nhánh; Phối hợp với VAMC đấu giá, bán nợ theo giá trị thị trường các khoản nợ; Tập trung mọi nguồn lực về tài chính, quyết liệt áp dụng các biện pháp thu hồi nợ sau xử lý rủi ro để tái tạo nguồn tài chính cho xử lý nợ…

Tính chung toàn ngành, chỉ trong 1 năm thực hiện Nghị quyết 42, đã có 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết này được xử lý, không bao gồm hơn 61 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng. Chỉ tính trong nửa đầu năm 2018 vừa qua, đã có trên 58 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý, trong đó chủ yếu là nợ do các tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý; còn lại là bán cho Công ty Quản lý tài sản VAMC và các tổ chức, cá nhân khác một phần nhỏ.

Video đang HOT

Agribank đi đầu trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 - Hình 2

Cùng với xử lý nợ xấu, Agribank luôn có những giải pháp hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh

Vướng mắc, khó khăn cần sớm được tháo gỡ

Có thể thấy, so với pháp luật hiện hành, Nghị quyết 42 đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu, góp phần xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Tuy nhiên, sau 1 năm triển khai Nghị quyết này, đã xuất hiện một số vướng mắc cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Cụ thể như: Công tác quản trị rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu triển khai nhưng vẫn còn thiếu một số công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro. Thông tư 13/2018/TT-NHNN của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được ban hành, cần có thời gian để triển khai thực hiện.

Các khách hàng sau xử lý hầu hết gặp khó khăn về tài chính, nguồn trả nợ chủ yếu từ việc phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ), tuy nhiên quá trình xử lý TSBĐ lại gặp khó khăn, vướng mắc.

“Nhiều trường hợp, gia đình chỉ có duy nhất một căn nhà đem thế chấp ngân hàng để lấy vốn làm ăn nhưng không may việc kinh doanh bị thua lỗ. Khi khách hàng thua lỗ, theo pháp luật, căn nhà bị ngân hàng xiết nợ. Lúc này, nếu quyết liệt thu giữ tài sản, ngân hàng sẽ bị lên án vì đẩy người dân vào cảnh không có nơi ở. Do vậy, rất khó để giải quyết những trường hợp này một cách hợp tình hợp lý” – ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho biết.

Nghị quyết 42 tái lập quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận TSBĐ. Mặc dù vậy, khi khách hàng không hợp tác thì các TCTD vẫn phải khởi kiện khách hàng ra TAND có thẩm quyền để được quyền xử lý TSBĐ thông qua thi hành án.

Dù Nghị quyết 42 cũng có nội dung rút gọn quá trình tố tụng và xử lý tranh chấp tài sản đảm bảo, nhưng trên thực tế, mới chỉ có 2 trong tổng số hơn 3.000 vụ tranh chấp dân sự của Agribank tại tòa án được áp dụng trình tự rút gọn. “Có những vụ như Công ty Diệp Bạch Dương TP.HCM dư nợ gần 3.000 tỷ đồng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã nhiều lần chỉ đạo nhưng khách hàng không những không bàn giao tài sản bảo đảm mà có dấu hiệu tẩu tán tài sản thế chấp, làm tăng nguy cơ thất thoát nhưng chưa được các cơ quan phụ trách giải quyết” – ông Trịnh Ngọc Khánh nói.

Bên cạnh đó, việc chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý TSBĐ cũng là một vướng mắc cần sớm được giải quyết. Mặt khác, tại Việt Nam, việc triển khai mua bán nợ xấu của các TCTD chưa tạo lập được một thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư có nhu cầu mua bán khoản nợ vẫn còn tâm lý e ngại nên hoạt động này chưa thật sự sôi động, chưa có nhiều thương vụ lớn, chủ yếu mới dừng lại ở việc bán nợ theo phương thức chuyển khoản nợ đã bán thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt sang bán nợ theo giá thị trường cho VAMC…

Với mục tiêu quyết liệt cùng ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu quay lại thời gian tới, đặc biệt tập trung tối đa mọi nguồn lực để xử lý thu hồi nợ sau xử lý nhằm tăng năng lực tài chính trước khi cổ phần hóa theo lộ trình vào năm 2019, Agribank đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động này. Đó là tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt sử dụng đồng bộ các giải pháp để xử lý thu hồi nợ đảm bảo theo kế hoạch đã đề ra.

“Agribank cũng như các TCTD khác mong muốn các bộ, ban ngành liên quan bám sát Chỉ thị 32 của Thủ tướng Chính phủ, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết. Cụ thể, một số nội dung như: Hướng dẫn chi tiết việc nộp thuế khi xử lý TSBĐ của khách hàng trước khi thực hiện thu hồi nợ vay đúng theo tinh thần của Nghị quyết 42; Hướng dẫn thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng TSBĐ. Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ TSBĐ; Tập trung quyết liệt hơn nữa trong giải quyết dứt điểm các vụ việc đang thi hành án; Hướng dẫn chỉ đạo về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42…” – lãnh đạo Agribank kiến nghị.

Thảo Loan

Theo anninhthudo.vn

Agribank thu hồi 60.000 tỷ đồng nợ xấu

Sau 1 năm triển khai Nghị quyết 42, Agribank đã thu hồi và xử lý nợ xấu là 60.105 tỷ đồng, chiếm 36,32% tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi...

Agribank thu hồi 60.000 tỷ đồng nợ xấu

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đã giảm xuống còn khoảng 2%.

Trong đó, nợ xấu xử lý qua VAMC (Công ty quản lý tài sản) đến 30/6/2018 đạt 310.517 tỷ đồng theo dư nợ gốc nội bảng, ước tính đạt trên 40% tổng nợ xấu được xử lý. VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi được gần 100 nghìn tỷ đồng.

Agribank thu hồi 60.000 tỷ đồng nợ xấu - Hình 1

Tính đến 15/08/2018, Agribank đã thu hồi và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là 60.105 tỷ đồng, chiếm 36,32% tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi.

Riêng năm 2017, nhờ có sự ra đời của Nghị quyết số 42, VAMC đã thu được 30.852 tỷ đồng (gần bằng 2/3 tổng giá trị thu hồi nợ của cả 4 năm trước đó).

Riêng đối với kết quả xử lý nợ xấu (XLNX) theo Nghị quyết 42, đại diện Thanh tra giám sát ngân hàng thông tin, tính đến hết 30/6/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để XLNX nội bảng).

Trong đó, XLNX nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoại bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%).

Tính riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), đến 15/08/2018, Agribank đã thu hồi và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là 60.105 tỷ đồng, chiếm 36,32% tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi.

Trong đó, thu từ nợ đã bán cho VAMC 5.515 tỷ đồng chiếm 13,8% nợ đã bán (39.907 tỷ đồng); thu nợ đã xử lý rủi ro (XLRR) 6.921tỷ đồng, chiếm 14,8% nợ đã XLRR (46.698 tỷ đồng); thu và xử lý nợ xấu nội bảng 34.402 tỷ đồng; thu và xử lý nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo quyết định 780, Thông tư 09, Nghị định 55 là 15.093 tỷ đồng, . . ..

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết, mặc dù thời gian triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg chưa dài, nhưng có thể khẳng định với sự lãnh đạo trực tiếp, sát sao của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và địa phương, sự chỉ đạo toàn diện và quyết liệt của NHNN thể hiện định hướng chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và của cả xã hội nói chung.

Một số vướng mắc còn tồn tại

Chủ tịch Agribank - Trịnh Ngọc Khánh nhấn mạnh: "Nghị quyết 42 là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức, là điều kiện cần, nhưng để thu hồi nợ có hiệu quả, phải có điều kiện đủ đó là triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả nội dung Nghị quyết này của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đến toàn hệ thống và toàn thể cán bộ, nhân viên Agribank."

Agribank thu hồi 60.000 tỷ đồng nợ xấu - Hình 2

Agribank xác định tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, thu hồi nợ, linh hoạt như: Miễn, giảm lãi, phí; thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo

Trong đó, Nghị quyết 42 vẫn còn tồn tại một sô vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện như, quyền thu giữ tài sản đảm bảo, quá trình tố tụng thi hành án, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo (TSĐB)

Ví dụ như, nhiều trường hợp, gia đình chỉ có duy nhất một căn nhà đem thế chấp ngân hàng để lấy vốn làm ăn nhưng không may việc kinh doanh bị thua lỗ. Khi khách hàng thua lỗ, theo pháp luật căn nhà bị ngân hàng siết nợ. Lúc này, nếu quyết liệt thu giữ tài sản, ngân hàng sẽ bị lên án vì đẩy người dân vào cảnh không có nơi ở. Do vậy, rất khó để giải quyết những trường hợp này một cách hợp tình hợp lý.

Điểm đặc biệt trong Nghị quyết 42 là tái lập quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận TSBĐ. Mặc dù vậy, khi khách hàng không hợp tác thì các TCTD vẫn phải khởi kiện khách hàng ra TAND có thẩm quyền để được quyền xử lý TSBĐ thông qua thi hành án.

Như vậy, TCTD chỉ thực hiện thu giữ TSBĐ thành công đối với một số trường hợp nhất định như: Khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà TSBĐ không có tranh chấp; TSBĐ là đất trống... Điều này vô hình chung cũng hạn chế việc xử lý TSBĐ của TCTD. Bên cạnh đó, việc chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý TSBĐ cũng là một vướng mắc cần sớm được giải quyết.

Theo Kế hoạch xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2022, Agribank xác định tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, thu hồi nợ, linh hoạt như: Miễn, giảm lãi, phí; thu giữ, xử lý TSBĐ; sử dụng dịch vụ xử lý nợ của AMC; bán khoản nợ đã bán cho VAMC theo giá trị trường... Việc phát mại TSBĐ được Agribank quán triệt phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng, công tác xử lý nợ xấu là việc làm thường xuyên, liên tục của hệ thống ngành ngân hàng, đặc biệt là các TCTD. Nghị quyết 42 ra đời cùng với sự nhất quán trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cùng với NHNN và các Bộ, ngành, địa phương đã tạo ra cơ chế, môi trường thuận lợi để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các TCTD.

Việt Vũ

Theo vtc.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Ngủ lại nhà bạn trai, nửa đêm đi vệ sinh tôi hét thất thanh khi thấy 2 người 'quấn' lấy nhau trên ghế sofa
05:40:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Neymar - ánh sao lụi tàn trên sa mạc Ả Rập

Sao thể thao

12:42:35 20/11/2024
Neymar bước vào sân cỏ Saudi Pro League với ánh hào quang của một siêu sao, nhưng đến giờ, anh vẫn chỉ là cái bóng của chính mình.

Khoan hồng cho bị cáo vị thành niên

Pháp luật

12:31:18 20/11/2024
Theo hồ sơ vụ án, do vô cớ bị đánh tới tấp nên Kh. lấy dao bấm đâm loạn xạ và gây thương tích cho nạn nhân 32%; lúc phạm tội, Kh. mới hơn 16 tuổi.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

Tin nổi bật

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em

Thế giới

12:23:53 20/11/2024
Ở một số quốc gia phát triển, trẻ em có thể chiếm chưa đến 10% dân số vào năm 2050, làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện và quyền của trẻ em trong các xã hội phải tập trung nguồn lực để chăm sóc bộ phận dân số già.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động

Netizen

11:44:39 20/11/2024
Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công

Sao việt

11:17:01 20/11/2024
Một trong những cuộc thi nhận được sự quan tâm hiện nay là Mr World 2024 . Phần thi National Costume - Trang phục dân tộc sẽ diễn ra vào tối 20/11.

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.