Agribank Đắk Lắk 10 năm chưa đòi được nợ: ‘Cầu cứu’ Thường trực Tỉnh ủy
Cho rằng cách định giá tài sản thấp hơn giá thị trường của Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Buôn Ma Thuột dẫn đến nguy cơ thất thoát vốn Nhà nước, sau hơn 4 năm kiện đòi nợ và trình báo nhiều nơi vẫn chưa phát mãi được khối tài sản thế chấp của bên vay, Agribank chi nhánh Đắk Lắk tiếp tục gửi đơn “cầu cứu” đến Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Định giá thấp
Ngày 10/2/2010, Công ty TNHH KS-DV Ấn Độ (Công ty Ấn Độ) ký Hợp đồng tín dụng vay của Agribank chi nhánh Đắk Lắk 5,6 tỷ đồng, hạn trả nợ 31/1/2012. Sau đó, Công ty Ấn Độ chỉ trả được 180 triệu đồng. Ngày 15/3/2015, Agribank Đắk Lắk khởi kiện đòi nợ, Công ty Ấn Độ còn nợ gốc 5,42 tỷ và nợ lãi gần 5,082 tỷ, tổng nợ hơn 10,5 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp cho khoản vay trên là tòa nhà số 10 đường Phan Đăng Lưu phường Tân An; có Giấy chứng nhận quyền sử dụng (bìa đỏ) đứng tên vợ chồng ông Trần Ngọc Ẩn, chủ Công ty Ấn Độ. TAND TP Buôn Ma Thuột xử sơ thẩm tháng 11/2015, tuyên phát mãi tài sản thế chấp này để thu hồi nợ cho Nhà nước.
Tháng 4/2016, Chi cục THADS TP Buôn Ma Thuột thông báo kết quả thẩm định giá nhà số 10 đường Phan Đăng Lưu. Với 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 6 tầng lầu, diện tích sử dụng hơn 914m2 xây trên nền 108m2 đất ở đô thị phường Tân An, định giá hơn 7,561 tỷ đồng, phù hợp giá nhà đất thị trường lúc đó.
“Cách hành xử của chi cục THADS TP Buôn Ma Thuột đã khiến việc phát mãi tài sản thế chấp cho Agribank thu hồi vốn kéo dài tới gần 4 năm. Để bảo toàn vốn cho Nhà nước, Agribank Đắk Lắk khẩn thiết báo cáo, kính trình Thường trực Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo, và mong báo Tiền Phong tiếp tục lên tiếng…”.
Video đang HOT
Trích đơn “cầu cứu” của Agribank Đắk Lắk
Do quá trình kháng cáo kéo dài, nên chứng thư thẩm định giá hết hiệu lực. Khi có bản án tiếp theo, chi cục THADS tổ chức thẩm định giá lần thứ ba vào tháng 9/2018, thì giá trị tòa nhà chỉ còn 4,213 tỷ đồng. Có một khách hàng ký biên bản xin mua nhà số 10 Phan Đăng Lưu với mức giá cao hơn theo phương thức đấu giá công khai, Agribank Đắk Lắk kiến nghị chi cục THADS bán đấu giá tòa nhà tối thiểu 5,5 tỷ đồng, nhằm giảm bớt khoản nợ xấu khó thu hồi.
Tuy nhiên, chi cục THADS vẫn thông báo sẽ đấu giá nhà số 10 Phan Đăng Lưu với giá 4,213 tỷ, khiến công luận xôn xao. Báo Tiền Phong đã đăng tải 3 bài về vấn đề này. Sau khi Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành điều tra, báo Tiền Phong lên tiếng, chi cục THADS đã ngưng tổ chức cuộc đấu giá trên.
Nguy cơ mất vốn Nhà nước
Trao đổi qua điện thoại với PV Tiền Phong, ông Trần Ngọc Ẩn xác nhận trước đây ông từng có đơn phản đối cách định giá nhà số 10 Phan Đăng Lưu của chi cục THADS, nhưng sau đó ông thay đổi quan điểm, đề nghị đấu giá nhà số 10 đường Phan Đăng Lưu với giá khởi điểm 4,2 tỷ đồng để nhanh kết thúc vụ án, không phát sinh thêm lãi. Tuy nhiên làm việc với Tiền Phong, Agribank Đắk Lắk khẳng định dù vợ chồng ông Ẩn còn đứng tên trên bìa đỏ, thực chất tài sản này đã thuộc quyền định đoạt của chủ nợ Agribank Đắk Lắk. Bán với giá rẻ vô lý đó Agribank sẽ thiệt hại lớn, tài sản của Nhà nước bị thất thoát. ‘
Sau khi chi cục THADS gửi thông báo cho Agribank Đắk Lắk đề nghị lựa chọn tổ chức thẩm định giá lại, ngày 4/4/2019 Agribank Đắk Lắk hồi âm bằng văn bản, đề xuất chọn 1 trong 2 đơn vị tổ chức thẩm định giá tin cậy. Trong khi chờ đợi, Agribank Đắk Lắk thuê Công ty CP BTCValue thẩm định độc lập giá trị tòa nhà số 10 Phan Đăng Lưu, ra kết quả hơn 6,954 tỷ đồng.
TAND 2 cấp của TP Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk lần lượt ban hành 2 quyết định bác yêu cầu kiện đòi chia tài sản của các con ông Trần Ngọc Ấn vào tháng 8 và tháng 10/2019. Từ đó tới nay Agribank Đắk Lắk đã 5 lần gửi văn bản “đề nghị tiếp tục cho thi hành án đối với Công ty TNHH DV Khách sạn Ấn Độ” đến cơ quan THADS 2 cấp. Ngày 22/10/2019, chi cục THADS mới có quyết định về việc tiếp tục thi hành án. Tuy nhiên, theo Agribank Đắk Lắk, tới nay đã hơn 1 tháng trôi qua, chi cục THADS vẫn chưa tiến hành tổ chức việc thẩm định giá lại để bán đấu giá tòa nhà số 10 Phan Đăng Lưu, Agribank Đắk Lắk có cơ hội thu hồi lại một phần nợ đã cho vay.
Theo Hoàng Thiên Nga/Tiền phong
Chỉ hoàn thành 62,2% lượng chào bán, BIDV có thêm 2.800 tỷ đồng bổ sung vốn cấp 2
Đây đều là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm theo chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, đồng thời, thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức phát hành.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (mã BID) vừa công bố kết quả chào bán trái phiếu ra công chúng theo phương thức trực tiếp phát hành thông qua các chi nhánh/phòng giao dịch/trụ sở chính BIDV.
Theo đó, ngân hàng đã phân phối thành công 2.800 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng, trong số 4.500 tỷ đồng trái phiếu chào bán, tương đương tỷ lệ chào bán thành công là 62,22%.
Trong đó, ngân hàng chào bán thành công 2.577 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 223 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm cho tổng cộng 8231 nhà đầu tư cá nhân và 281 nhà đầu tư tổ chức.
Đây đều là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm theo chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, đồng thời, thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức phát hành.
Lãi suất của trái phiếu kỳ hạn 7 năm được tính bằng lãi suất tham chiếu 1,3%/năm còn của trái phiếu kỳ hạn 10 năm là lãi suất tham chiếu 1,4%/năm.
Trong đó, lãi suất tham chiếu là bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND, kỳ hạn 12 tháng của Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank.
Sau đợt phát hành này, tổng trái phiếu mà BIDV đang nắm giữ được nâng lên 30.727 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ/vốn cổ phần đang ở mức 27,73 lần.
LINH LINH
Theo bizlive.vn
Giảm lãi suất tác động tới lợi nhuận ngân hàng, nhưng không nhiều Thực hiện chủ trương của Chính phủ, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất ở cả hai chiều huy động và cho vay. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, song mức giảm là không nhiều. Việc giảm lãi suất sẽ giúp kích thích nhu cầu vay trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm... Ở khối ngân hàng có...