Agrex Sai Gon (AGX) ước tính lợi nhuận năm 2020 giảm 40%
CTCP Thực phẩm nông sản xuất khẩu Sài Gòn – Agrex Sai Gon (AGX – UpCoM) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 tại ĐHCĐ thường niên tổ chức cuối tháng 6 vừa qua.
Theo đó, Agrex Sai Gon đặt mục tiêu doanh thu 546,5 tỷ đồng, giảm 10% và lợi nhuận trước thuế 55,3 tỷ đồng, giảm gần 40% so với kết quả của năm 2019.
Để thực hiện mục tiêu trên, đối với mảng hoạt động chế biến thực phẩm, AGX đã đưa nhà máy chế biến thực phẩm số 2 đi vào hoạt động từ tháng 1/2020 và tiếp tục hoàn thiện vận hành hệ thống máy móc và các quy trình sản xuất.
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu và nội địa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nên từ cuối quý II/2020, Công ty sẽ tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời cắt giảm chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất.
Với hoạt động cho thuê văn phòng nhà xưởng, AGX sẽ nâng cấp dịch vụ tạo tòa nhà 58 Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM nhằm giữ và thu hút khách thuê đạt tỷ lệ lắp đầy như hiện nay. Cùng với đó, Công ty tiếp tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý của nhà xưởng tại quận 7 và quận 8.
Đại hội cũng đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 18% (đã chi tạm ứng 10%). Cổ tức còn lại 8% sẽ được trả từ ngày 29/7/2020. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông và ngày 17/7/2020.
Về kế quả kinh doanh mới nhất, trong 5 tháng đầu năm, doanh thu của AGX đạt 252 tỷ đồng, hoàn thành 46% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 25 tỷ đồng, hoàn thành 45% kế hoạch.
Agrex Sai Gon tiền thân là Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Agrex Saigon – một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào năm 1976.
Sau khi cổ phần hóa vào năm 2005, hoạt động hiện nay chủ yếu của Công ty tập trung vào sản xuất kinh doanh thực phẩm chế biến đông lạnh. Ngành hàng này giữ được tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây đạt 16%/năm.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên hôm nay ngày 6/7, cổ phiếu AGX không có giao dịch như nhiều phiên gần đây, đóng của tại 27.000 đồng/cổ phiếu.
Lợi nhuận ngân hàng quý II: Bám sát kế hoạch điều chỉnh
Lợi nhuận 6 tháng đang bám sát kế hoạch đề ra và các ngân hàng sẽ tăng tốc hoạt động trong nửa cuối năm để hoàn tất mục tiêu cả năm nếu dịch Covid-19 không bùng phát trở lại.
Video đang HOT
Nhiều ngân hàng ghi nhận kết quả tích cực trong quý II
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tại ĐHCĐ thường niên 2020 diễn ra ngày 23/5 vừa qua, VietinBank đã để ngỏ mục tiêu lợi nhuận 2020 và cho biết, mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm hiệu quả kinh doanh cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế.
Tuy nhiên, lãnh đạo VietinBank cũng cho hay, Ngân hàng sẽ liên tục cập nhật diễn biến, tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và hoạt động của Ngân hàng để cổ đông, nhà đầu tư nắm rõ.
Thông tin mới nhất từ VietinBank cho biết, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 6.000 tỷ đồng, tương đương 54,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm (chưa điều chỉnh).
Trước đó, khi đại dịch Covid-19 chưa xảy ra, VietinBank dự kiến lợi nhuận thu về năm 2020 tăng tối thiểu 10% so với kết quả năm 2019, tương đương gần 11.000 tỷ đồng trước thuế.
Chia sẻ tại tại ĐHCĐ thường niên ngày 26/6 vừa qua, lãnh đạo Vietcombank thông tin, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt xấp xỉ mức cùng kỳ năm 2019, khoảng 11.300 tỷ đồng trước thuế. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm 2020.
Được biết, 5 tháng đầu năm nay, Vietcombank thu về 9.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2020, Vietcombank lên kế hoạch tổng tài sản tăng xấp xỉ 7%.
Trong đó, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 8% và tín dụng tăng 10%, phấn đấu kiểm soát nợ xấu dưới 1,5%. Hiện tại, nợ xấu của Ngân hàng đang được kiểm soát quanh mức 0,8% dư nợ, tăng so với mức 0,77% vào cuối năm 2019.
Chia sẻ về dư nợ có thể bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong năm nay, Tổng giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, con số này vào khoảng 44.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ đã và đang được xem xét tái cơ cấu là 24.000 tỷ đồng.
Theo đó, Vietcombank ước giảm 2.240 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Cũng theo lãnh đạo Vietcombank, từ nay đến cuối năm 2020, Ngân hàng sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tác động của dịch bệnh để có giải pháp phù hợp.
Liên quan tới cổ tức, lãnh đạo Vietcombank cho biết, Ngân hàng chưa quyết định phương thức trả cổ tức năm 2020 do chưa xác định được con số lợi nhuận cụ thể.
Ngân hàng đã trình đại hội thông qua giao cho HĐQT thực hiện kế hoạch tài chính 2020 theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Được biết, hồi đầu năm, Vietcombank dự kiến sẽ chia cổ tức ở mức 8%.
Tại VPBank, ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tương đương năm 2019 (đạt hơn 10.000 tỷ đồng). Kết thúc 6 tháng đầu năm, VPBank ước đạt 6.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và kỳ vọng sẽ hoàn thành vượt chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Với ACB, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng cho biết, tính đến hết tháng 6/2020, ACB có thể đạt tối thiểu 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm và với tiến độ hiện tại, nhiều khả năng ACB sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đưa ra.
Năm 2020, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng 7.636 tỷ đồng. Tính đến 31/5/2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ACB đạt 3.500 tỷ đồng, trong đó của riêng Ngân hàng mẹ là 3.450 tỷ đồng nhờ sự tăng trưởng tích cực của mảng bancassurance và thẻ.
Kỳ vọng vào nửa cuối năm
Lãnh đạo Vietcombank cho rằng, nếu tăng trưởng tín dụng đạt kế hoạch đề ra cho cả năm 2020 là 10% trong 6 tháng còn lại của năm (tức 6 tháng cuối năm tín dụng tăng gấp đôi 6 tháng đầu năm), thì lợi nhuận của Ngân hàng sẽ tăng vọt, vượt mức 1 tỷ USD năm 2019.
Một lý do nữa khiến Vietcombank có thể tăng tốc lợi nhuận là nợ xấu được kiểm soát tốt giúp tăng hoàn nhập dự phòng.
Tính đến 31/3/2020, trong khối ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước, chỉ có Vietcombank tăng trưởng tín dụng dương hơn 2% và đến gần hết 5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đạt 3%.
Lãnh đạo Vietcombank cho biết, Ngân hàng chuyển sang tín dụng bán lẻ giúp rủi ro được phân tán, nên khi có khủng hoảng thì rủi ro nợ xấu thấp, trong đó hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng 30-35%.
Theo Vietcombank, với tình hình hiện nay, chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, nên Ngân hàng tăng trích dự phòng để bao nợ xấu.
Đại diện HDBank cho hay, ban đầu, Ngân hàng dự kiến đại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tới 15% dư nợ, nhưng trên thực tế, con số ảnh hưởng từ đầu năm chỉ là 4%, nên kết quả kinh doanh cả năm sẽ không đáng lo.
Trong quý I/2020, dư nợ của HDBank tăng gần 6% và lợi nhuận trước thuế Ngân hàng riêng lẻ 6 tháng đầu năm có khả năng đạt trên 2.300 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ 2019.
Năm 2020, HDBank lên kế hoạch tăng tổng tài sản thêm 33% so với năm 2019, lên mức 305.000 tỷ đồng; huy động vốn (gồm cả huy động khách hàng và giấy tờ có giá) tăng 35%; dư nợ tín dụng tăng 16%, nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Nếu hoàn thành các chỉ tiêu này, lợi nhuận trước thuế của HDBank sẽ đạt kỷ lục mới là 5.661 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với năm 2019.
Chia sẻ thêm về chiến lược kinh doanh, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch HĐQT HDBank cho biết, trong kế hoạch phát triển 5 năm, Ngân hàng đặt mục tiêu đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 20% và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức 30% mỗi năm.
"Năm nay, cho dù cũng chịu tác động của dịch Covid-19, HDBank vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng ROE trên 20%, tăng trưởng ROA trên 30%. Kế hoạch này nếu so với toàn ngành có vẻ thách thức, nhưng với tiềm lực của HDBank thì khả thi. Lý do bởi bên cạnh tuân thủ tăng trưởng tín dụng theo chỉ định của NHNN, HDBank đã xác định rõ tăng trưởng vào hoạt động nào, chẳng hạn với tài sản, Ngân hàng chủ trương tăng đầu tư cho ngân hàng chuyển đổi số, tài sản cố định...", lãnh đạo HDBank thông tin.
Tại Techcombank, mục tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm nay là 13.000 tỷ đồng trước thuế, tăng 1% so với năm trước.
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 mới đây, lãnh đạo Techcombank cho biết, Ngân hàng sẽ vừa tiếp tục tập trung đảm bảo an toàn thanh khoản để hỗ trợ khách hàng chịu tác động của bệnh dịch, vừa đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra.
Được biết, kết thúc quý I/2020, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 3.100 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019; thu nhập hoạt động đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 39%; nợ xấu giảm xuống mức 1,1%.
Để có được kết quả tích cực này, ngoài thế mạnh là cho vay bất động sản, Techcombank còn đa dạng hóa nguồn thu qua phát hành trái phiếu, ngân hàng giao dịch, bảo hiểm...
Với Nam A Bank, ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Ngân hàng cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng phải đẩy mạnh tái cơ cấu và giãn nợ cho khách hàng, nên lợi nhuận nửa đầu năm nay chưa được như kỳ vọng, nhưng sẽ tích cực hơn trong nửa cuối năm.
Do đó, khả năng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đưa ra cho cả năm là 1.000 tỷ đồng trước thuế vẫn được đánh giá cao.
Năm 2020, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2019.
Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank, Ngân hàng cố gắng đạt được mức lợi nhuận ngang bằng với năm 2019 (3.217 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế). Bà Diễm cho biết, tính đến hết tháng 5/2020, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt khoảng 1.303 tỷ đồng.
Saigonbank đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 28% về còn 130 tỷ đồng Ngày 30/6, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng, giảm 28% so với năm 2019. Các chỉ tiêu khác như tổng tài sản đạt 22.968 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,67% so năm 2019. Vốn huy động tăng...