Afghanistan: Taliban muốn nối lại đường bay với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ
Người phát ngôn văn phòng chính trị của Taliban, ông Suhail Shaheen, cho biết Taliban muốn nối lại các chuyến bay giữa Afghanistan với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người phát ngôn của Taliban đưa ra phát biểu trên với hãng tin Sputnik ngày 13/9, song nói rõ thêm hiện chưa rõ thời điểm nối lại các chuyến bay.
Hành khách lên máy bay của Hãng hàng không Ariana Afghan Airlines tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul, Afghanistan khi các chuyến bay nội địa được nối lại ngày 6/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Qatar cho biết các chuyên gia của họ đã gần như thành công trong việc khôi phục sân bay Kabul, sau đó các chuyến bay quốc tế và nội địa từ sân bay này đã nối lại. Cùng ngày 13/9, một máy bay của hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA) đã hạ cánh xuống sân bay Hamid Karzai ở thủ đô Kabul của Afghanistan. Đây là chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên tới sân bay này kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan vào ngày 15/8 vừa qua.
Liên quan tình hình Afghanistan, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 13/9 tuyên bố vấn đề có đưa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố hay không tùy thuộc hoàn toàn vào các nước thành viên LHQ và Ban thư ký LHQ sẽ không can thiệp vào quyết định này.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, Tổng Thư ký Guterres nêu rõ Ban thư ký LHQ không có ý định can thiệp cụ thể những vấn đề liên quan các điều kiện để đưa ra khỏi danh sách khủng bố vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới chính khả năng của LHQ trong việc đưa ra các quyết định hành động.
Cùng ngày, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho hay Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ hỗ trợ nỗ lực của các cựu chiến binh nước này giúp những người Afghanistan có thể bị đe dọa trong nước rời khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Một số cựu chiến binh Mỹ đồn trú tại Afghanistan đã tự lên kế hoạch hỗ trợ sơ tán người Afghanistan từng hợp tác với phái bộ Mỹ, trong đó nhiều người được giúp đỡ rời khỏi đất nước trên các chuyến bay của Mỹ và các đồng minh. Một nhóm cựu chiến binh có tên “Pineapple Express” đã tham gia hỗ trợ sơ tán 630 người Afghanistan và được cho là vẫn tiếp tục nỗ lực này.
Video đang HOT
Phát biểu với báo giới, ông Kirby nêu rõ quân đội Mỹ không có vai trò gì trong nỗ lực trên, chỉ có Bộ Quốc phòng Mỹ giúp tạo điều kiện.
Cựu tổng thống Afghanistan nỗ lực mềm hóa Taliban
Ngày Taliban tiến vào Kabul, thay vì bỏ trốn, cựu tổng thống Hamid Karzai gọi điện cho lãnh đạo hội đồng hòa giải Afghanistan để bàn việc ở lại.
Karzai, người sống ngay gần khuôn viên dinh tổng thống Afghanistan, khi đó vừa nhận tin chấn động là Ashraf Ghani, lãnh đạo đương nhiệm của đất nước, đã bỏ trốn ra nước ngoài. Vì vậy, ông đã gọi điện và hỏi Abdullah Abdullah, chủ tịch Hội đồng Cấp cao về Hòa giải Quốc gia Afghanistan, về ý định sắp tới.
"Ông ấy hỏi hai hoặc ba lần rằng tôi sẽ ở lại hay ra đi", Abdullah, đối thủ một thời của Karzai, kể lại cuộc trò chuyện. "Chúng tôi trao đổi qua lại, rồi ông ấy hỏi liệu hai chúng tôi có thể ở cạnh nhau hay không. Tôi đáp rằng đó là ý kiến hay".
Hai chính trị gia kỳ cựu của Afghanistan quyết định ở lại Kabul sau khi Taliban giành quyền kiểm soát hầu hết đất nước. Họ thành lập một hội đồng điều phối mới, với mục tiêu thuyết phục những kẻ thù cũ xây dựng chính quyền toàn diện bao gồm nhiều nhóm chính trị, sắc tộc tại Afghanistan và cả phụ nữ.
Cựu tổng thống Afghanistan Hamid Karzai trong cuộc phỏng vấn tại Kabul hồi tháng 12/2019. Ảnh: AP .
Quyết định tái xuất lần này là bước ngoặt mới nhất trong sự nghiệp chính trị lâu dài của Karzai. Năm 2001, ông được lực lượng quân đội và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hộ tống vào dinh tổng thống ở trung tâm thủ đô Kabul, khởi đầu sự hình thành chính quyền lâm thời Afghanistan với hàng tỷ USD tài trợ của Mỹ, cùng sự bảo vệ từ liên quân do nước này dẫn đầu.
Karzai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2004 với sự ủng hộ từ chính quyền cựu tổng thống Mỹ George W. Bush. Năm 2009, ông tái đắc cử tổng thống dù bị "thất sủng" dưới thời Barack Obama, khi Washington điều thêm hàng chục nghìn binh sĩ để chống lại sự trỗi dậy của Taliban. Trong cuộc bầu cử đó, Karzai đánh bại Abdullah sát nút, giữa những tranh cãi về gian lận phiếu bầu.
Bao trùm nhiệm kỳ cuối cùng của Karzai là không khí ngờ vực lẫn nhau giữa chính quyền Afghanistan và Mỹ. Ông chỉ trích phía Mỹ vì nhiều lần không kích khiến dân thường Afghanistan thiệt mạng, công khai bày tỏ đồng cảm với Taliban, lực lượng mà ông gọi là "những người anh em bất mãn", đồng thời cáo buộc Washington cản trở các cuộc đàm phán hòa bình.
Chính quyền Obama cũng nhận thấy Karzai đã trở thành đối tác đầy khiêu khích và không đáng tin cậy, điều hành một chính phủ không đủ năng lực cung cấp những dịch vụ hiệu quả cho người dân, dung túng cho tình trạng tham nhũng tràn lan trong giới tinh hoa Afghanistan.
Sau khi mãn nhiệm, bất chấp những đề nghị hấp dẫn ở nước ngoài từ các nhà ngoại giao phương Tây, Karzai chưa từng muốn rút lui khỏi chính trường Afghanistan. Vài năm gần đây, ông đã tới Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và một số nơi khác nhằm cố gắng giúp chấm dứt chiến tranh. Một số người đánh giá đây còn là nỗ lực vun đắp quan hệ với các đồng minh mới, trong bối cảnh Mỹ sắp rút khỏi Afghanistan.
Sau khi Taliban kiểm soát Kabul, Amrullah Saleh, phó tổng thống trong chính quyền Ghani, đã đến thung lũng Panjshir để tham gia phong trào kháng chiến. Trong khi đó, Karzai lựa chọn con đường mang tính ngoại giao hơn là đối thoại với Taliban. Ông cùng Abdullah còn dự định đến Doha, Qatar, để đàm phán về vấn đề chuyển giao quyền lực khi Ghani đột ngột rời đất nước.
Trong video ngắn tuyên bố quyết tâm ở lại đất nước, Karzai xuất hiện cùng các con gái của ông, kêu gọi Taliban bảo vệ người dân Afghanistan và cho biết ông sẽ ở lại hỗ trợ quá trình chuyển giao hòa bình. Karzai cũng đã gặp gỡ những lãnh đạo nữ quyền và các nhóm khác trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, nỗ lực thúc đẩy Taliban theo đuổi đường lối ôn hòa của Karzai được cho là đi kèm nhiều rủi ro và đầy khó khăn. Sau những cuộc gặp đầu tiên giữa Karzai với phía Taliban tháng trước, hai bên rất ít liên lạc và không có dấu hiệu tiến tới đàm phán chính thức hoặc thực chất, theo nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề. Trước khi Taliban công bố những vị trí chủ chốt trong chính quyền lâm thời hôm 7/9, nhiều nguồn tin đã tiết lộ rằng sẽ không có các cựu quan chức trong bộ máy cũ.
Các vị trí chủ chốt trong chinh quyền mới của Taliban. Đồ họa: Al Jazeera. (Bấm vào hình để xem chi tiết)
"Những cuộc gặp của chúng tôi tới nay đều là không chính thức và thiên về trao đổi ý kiến, hiểu biết", Omar Zakhilwal, cựu bộ trưởng tài chính Afghanistan đã cùng Karzai và Abdullah gặp các chỉ huy Taliban cuối tháng trước, cho biết, nói thêm rằng những cuộc thảo luận cấp bách hơn đang diễn ra giữa các phe phái "trong nội bộ Taliban".
Quyền tự do đi lại của Karzai và Abdullah cũng bị hạn chế. Trong vòng 12 ngày kể từ khi Taliban tiến vào Kabul, Karzai đã sống tại nơi ở của Abdullah, có lực lượng Taliban canh gác bên ngoài. Abdullah cho biết ông đã không rời khỏi nhà kể từ ngày 15/8, khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô. Phía Taliban giải thích rằng do nhiều lực lượng khác cũng đã đến Kabul, Karzai và Abdullah không nên di chuyển nhiều.
"Tôi không chắc đây có phải một kiểu quản thúc tại gia hay không, nhưng điều này cho thấy không gian dành cho Karzai và Abdullah thực sự đang bị thu hẹp", Ali Adili, nhà nghiên cứu thuộc Mạng lưới Các nhà phân tích Afghanistan, nhận định.
Theo Saad Mohseni, tổng giám đốc hãng truyền thông lớn nhất Afghanistan Moby, những quyết định chủ chốt đều đã được đưa ra và Taliban "có lẽ chỉ thông báo với Karzai rằng họ đang làm như vậy". "Tôi nghĩ chúng ta phải quen với quan điểm thực tế rằng Taliban đã chiến thắng và không cần phải tham vấn bất cứ ai", Mohseni nêu ý kiến.
Một số nhà phân tích và cựu quan chức cho rằng Karzai và Abdullah có thể không gia nhập chính quyền mới ở vị trí nắm quyền lực, nhưng vẫn có khả năng đóng vai trò cố vấn. Hai chính trị gia kỳ cựu này được đánh giá hữu ích đối với Taliban trong nỗ lực thuyết phục các phe phái chính trị khác nhau và ngăn chặn sự thù địch trong tương lai.
Tuy nhiên, ít người dự đoán rằng Karzai và Abdullah sẽ có tác động đáng kể đến chính quyền do Taliban điều hành. Điều này dường như được thể hiện qua việc chính quyền lâm thời Afghanistan vừa được công bố không có bất cứ phụ nữ nào, mà toàn những "cựu thần" cứng rắn trong chế độ cầm quyền trước đây.
"Nếu những người như Karzai và Abdullah ở lại, họ sẽ luôn bị bó buộc chặt chẽ", một cựu quan chức Afghanistan đánh giá.
Mỹ cho biết Taliban cam kết để người dân tự do rời khỏi đất nước Ngày 7/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Taliban đã tái cam kết cho phép người dân Afghanistan tự do rời khỏi đất nước trong bối cảnh quan ngại gia tăng về khả năng lực lượng này chặn các chuyến bay được thuê để chở người di tản. Người dân Afghanistan trên máy bay quân sự Mỹ ở sân bay quốc tế...