Afghanistan: Những đứa trẻ chịu chung cảnh tù đày với mẹ
Tại Afghanistan, những người phụ nữ bị tống vào tù vì “ phạm tội đạo đức” như bỏ nhà hay chống lại các cuộc hôn nhân sắp đặt và con cái của họ cũng ở tù cùng mẹ.
Phóng viên Karen Day, từng viết cho tạp chí Marie Claire, More, O và Los Angeles Times đã có cuộc gặp gỡ với những con người này và mô tả lại số phận nghiệt ngã của họ.
Gulnaz (20 tuổi) đã lãng phí hai năm tuổi xuân của mình sau những song sắt lạnh lẽo của nhà tù cùng với 27 phụ nữ khác và những đứa con của mình. Bên ngoài những bức tường bê tông bao quanh trại giam ở ngoại ô Kabul là hàng rào dây thép gai, lính canh và dãy núi Hindu Kush phủ đầy tuyết, đủ để thấy sự khắc nghiệt của cuộc sống ở nơi đây.
Con gái của Gulnaz sống chung với mẹ, cô bé không hề biết rằng chính cha đã cưỡng hiếp mẹ và điều này đã khiến cả hai mẹ con phải ngồi tù 12 năm. Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, thậm chí là cưỡng hiếp đều bị coi là tội thông dâm và “tội phạm đạo đức” ở Afghanistan-trong đó có rất nhiều phụ nữ đã phải chịu hình phạt tử hình.
Đã có gần 100.000 người trên thế giới đã chung tay thay đổi số phận của Gulnaz. Nhà làm phim Clementine Malpas, Dự án Tư pháp phụ nữ Afghanistan và các nhà hoạt động đã thuyết phục Tổng thống Hamid Karzai tha tội cho Gulnaz. Được biết, cô sẽ được tự do trong vài ngày nữa sau khi đồng ý kết hôn với kẻ đã hãm hiếp mình. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 600 phụ nữ và con cái của họ vẫn đang phải sống trong cảnh tù đày tại các trại giam ở Afghanistan.
Video đang HOT
Hầu hết, họ đều bị giam giữ với những tội danh “vi phạm đạo đức” như: chạy trốn khỏi người chồng bạo hành, ủy quyền giết người (người đàn ông trong gia đình giết một ai đó và vợ hoặc chị, em gái sẽ phải chịu án thay)…
Wazhma (19 tuổi) tại nhà tù Badam Bagh ở Kabul cũng là một trong những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Wazhma vừa bé đứa con gái 6 tuần tuổi, vừa kể lại câu chuyện đầy nước mắt của mình. Năm lên 16, cha cô sắp xếp cho cô cuộc hôn nhân với một người đàn ông 33 tuổi. Chồng cô yêu cầu cô phải tuân thủ mọi mệnh lệnh và thường xuyên đánh cô nếu như cô dám ra khỏi nhà mà không được sự cho phép của anh ta, thậm chí là đi ra nhà vệ sinh ngoài vườn. (Theo luật tại Afghanistan, người phụ nữ phải được sự cho phép của chồng hoặc cha thì mới được bước chân ra khỏi nhà).
Khi Wazhma mang thai, chồng cô bắt đầu đối xử tồi tệ với cô hơn, anh ta tuyên bố đã tìm được một người phụ nữ phù hợp hơn để làm vợ. Khi cái thai được 8 tháng, chồng Wazhma bỗng dưng nói rằng đứa trẻ trong bụng không phải của mình và buộc vợ tội thông dâm. Lời vu oan của chồng và sự đồng tình của anh chồng đã khiến Wazhma ngậm ngùi lĩnh 11 năm tù.
Cũng giống như các nữ tù nhân khác ở đây, hằng ngày Wazhma dành thời gian để buôn chuyện, chăm sóc con cái và đun nước pha trà. Trại giam nơi cô ở ít nhất cũng tốt hơn những nơi khác với phòng tắm hiện đại.
Câu chuyện của Farzana đang lãnh án tại nhà tù Jalalabad có lẽ là đau lòng hơn cả. Bà mẹ 18 tuổi này nói bằng giọng thỏ thẻ và thỉnh thoảng lại đưa tay che miệng để giấu những nụ cười hiếm hoi. Năm ngoái, Farzana bị cha ruột của mình hãm hiếp. Biết chuyện, anh trai của Farzana mới từ quân ngũ trở về đã giết cha để xả giận. Sau đó, anh trai cô bị khép tội tử hình còn Farzana và mẹ cô bị tống vào tù. Đứa con của Farzana được sinh ra trong tù và chỉ sống được vài ngày.
Mặc dù phải ngồi tù và nuôi con trong những điều kiện thiếu thốn những rất ít nữ tù nhân tại Afghanistan phàn nàn về số phận của mình. Họ biết rằng những người phụ nữ bị kết tội vi phạm đạo đức dưới chế độ Taliban còn phải chịu cực khổ hơn. Trong một vụ trốn ngục mới đây tại Kandahar, hai nữ tù nhân đã từ chối bỏ chạy cùng với các nam tù nhân bởi với họ tự do có thể phải trả giá bằng án tử hình.
Theo VietNamNet
Có quyền phán sao cũng được
Nước Pháp mới ban hành bộ luật cấm mặc y phục trùm phủ toàn thân ở nơi công cộng. Thiên hạ ai cũng biết rằng biện pháp này nhằm trước hết vào người theo Đạo Hồi và mục đích sâu xa là loại trừ những biểu tượng của Đạo Hồi để ngăn cản sự lan toả ảnh hưởng của Đạo Hồi. Đã có những người đầu tiên ở Pháp bị phạt vì không tuân thủ luật lệ mới này. Nhưng trong một trường hợp tương tự lại không thấy toà phán xử như thế.
Để phản đối luật lệ này, một nghệ sỹ ở thành phố Caen vùng miền Nam nước Pháp đã dùng chính quốc kỳ ba màu của nước Pháp để may bộ y phục trùm phủ toàn thân y như của người theo Đạo Hồi và xuất hiện ở nơi công cộng. Dù vậy, nghệ sỹ này không hề bị trừng phạt gì.
Hơn nữa, toà án ở Caen lại không viện dẫn bộ luật mới nói trên, mà viện dẫn bộ luật mới được ban hành hồi tháng 7/2010 mà theo đó nếu xúc phạm tới quốc kỳ thì sẽ bị phạt tiền 1.500 Euro. Toà này lập luận rằng hành vi của nghị sỹ trên - dùng quốc kỳ may y phục trùm phủ toàn thân của người theo Đạo Hồi và xuất hiện ở nơi công cộng - không vi phạm luật lệ nào hết.
Sự khác biệt giữa nghệ sỹ này và người theo Đạo Hồi vận y phục trùm phủ toàn thân chỉ ở chỗ y phục của người theo Đạo Hồi màu đen, còn của nghệ sỹ kia pha ba màu quốc kỳ nước Pháp. Phán quyết của toà trong hai trường hợp chỉ khác nhau về màu sắc của y phục lại khác nhau hẳn cả một trời một vực. Cũng vận y phục thiết kế như nhau mà kẻ bị pháp luật trừng phạt kẻ được tha bổng và xét xử cũng như lập luận cho phán quyết theo hai bộ luật hoàn toàn khác nhau.
Phán quyết kiểu ấy của toà án ở Pháp bộc lộ rất rõ mục đích chính trị của luật pháp và sự phân biệt đối xử giữa người Pháp và người theo Đạo Hồi trước toà ở Pháp. Nếu nghệ sỹ kia là một người nước ngoài thì chắc sẽ bị kết cùng một lúc hai tội: tội xúc phạm quốc kỳ Pháp và tội vận y phục trùm phủ toàn thân.
Câu chuyện này cho thấy y phục chỉ là phụ, cái chính là biểu tượng tôn giáo của y phục. Đối với toà này, vận y phục kín hay hở không quan trọng mà điều quyết định là y phục ấy biểu tượng cho tôn giáo nào. Toà ở nước Pháp góp phần chống sự lan toả ảnh hưởng của Đạo Hồi theo hướng ấy và vì có quyền nên phán thế nào cũng được.
Không biết rồi toà án ở nước Pháp sẽ xét xử như thế nào nếu phụ nữ theo Đạo Hồi chuyển sang vận y phục trùm kín toàn thân như nghệ sỹ 34 tuổi kia ở nơi công cộng?
Theo PLVN
Đời éo le của người mẹ tuổi teen mang trọng tội Nép mình cuối chiếc ghế dành cho bị cáo, cô gái hết xiết chặt tay lại quay quắt ngó ra hiên phòng xử, nơi đứa con bé nhỏ đang thiêm thiếp ngủ. Mỗi khi tiếng ọ ẹ của con hắt vào, nước mắt người mẹ trẻ lại tuôn rơi. Thời gian trôi qua trong căng thẳng, Nguyễn Thị Thùy Trang (17 tuổi) cứ...