Afghanistan lo ngại đối mặt với mối đe dọa từ IS
Trước những cảnh báo về sự hiện diện của IS tại Afghanistan, Mỹ đang cân nhắc có nên kéo dài thời gian rút quân đang còn ở Afghanistan hay không.
Ngày 21/3, tại cuộc họp báo trước khi thực hiện chuyến thăm Mỹ, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã chính thức thừa nhận rằng nước này đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới. Đó là mạng lưới của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã vươn sang Afghanistan và đang phát triển mạnh mẽ.
Ông Ashraf Ghani miêu tả sự khủng khiếp của IS khi nhóm Hồi giáo cực đoan này vươn những chiếc vòi sang Afghanistan, trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang phải tự mình đương đầu với sự chống phá của lực lượng Taliban. Theo ông Ashraf Ghani, thời gian qua, các cuộc tấn công quân sự ở biên giới Pakistan đã khiến một lượng lớn chiến binh khủng bố đang tìm cách xâm nhập vào Afghanistan.
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể đã thành lập chi nhánh ở Afghanistan (ảnh: Independent.ie)
Các hoạt động quân sự ở phía Nam và phía Tây khu vực Waziristan và Kibe ở Pakistan đang đẩy nhiều nhóm khủng bố tràn sang lãnh thổ Afghanistan. Mạng lưới Khủng bố không hề bị phá hủy mà chúng đang di dời từ một lãnh thổ này sang một lãnh thổ khác mà thôi. Afghanistan đang là địa bàn thay thế mới của khủng bố.
Về cuộc chiến chống Taliban, Tổng thống Ashraf Ghani lạc quan song thận trọng với những nỗ lực để đàm phán hòa bình với lực lượng phiến quân Taliban, khi nhấn mạnh vấn đề này không phải có thể đạt được trong một sớm một chiều.
Chính vì những lý do đó mà chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ashraf Ghani được cho không nằm ngoài mục đích là tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền Washington trong việc làm chậm tiến độ rút quân của quân đội Mỹ tại Afghanistan.
Trước những cảnh báo về sự hiện diện của IS tại Afghanistan, hiện Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc có nên kéo dài thời gian rút quân đối với 10.000 binh sĩ Mỹ đang còn ở Afghanistan hay không./.
Mai Liên Theo Reuters
Video đang HOT
Theo_VOV
Đánh bom đền thờ ở Yemen: IS muốn soán ngôi Al Qaeda
Nhà Trắng không tin Nhà nước Hồi giáo là thủ phạm đánh bom đền thờ ở Yemen.
Hai ngày sau khi tổ chức tấn công Bảo tàng quốc gia Bardo ở Tunisia làm 21 người chết, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiếp tục tổ chức bốn vụ đánh bom tại các đền thờ Hồi giáo ở Yemen. Số thương vong thật khủng khiếp với 142 người chết và 351 người bị thương.
Đòn đánh mở màn
Trưa 20-3 (giờ địa phương) nhằm thứ Sáu cầu kinh, một tên đánh bom tự sát đã kích nổ bom trong đền thờ Badr ở thủ đô Sana'a (Yemen). Tên thứ hai chờ cho các tín đồ hoảng hốt bỏ chạy ra cửa thì kích nổ bom tự sát. Song song theo đó, tên thứ ba đã đánh bom tự sát tại trạm kiểm soát trước đền thờ Al-Hashahush cũng ở Sana'a. Ba vụ xảy ra gần như cùng lúc.
Trong khi đó, vụ đánh bom tự sát thứ tư xảy ra trước một đền thờ ở tỉnh Sa'dah ở miền Bắc (vùng căn cứ của quân nổi dậy Houthi). Trong vụ này không có thương vong vì cảnh sát đã ngăn chặn hung thủ kịp thời trước khi hắn vào bên trong.
Vài giờ sau, Nhà nước Hồi giáo đã phát thông báo trên trang Twitter nhận trách nhiệm bốn vụ đánh bom ở Sana'a và Sa'dah. Thông báo nêu rõ có năm phần tử Nhà nước Hồi giáo mặc áo bom tham gia. Bốn tên vào hai đền thờ ở Sana'a, còn tên thứ năm hành sự ở TP Sa'dah.
Quang cảnh bên trong đền thờ Badr (thủ đô Sana'a) sau khi bị đánh bom
Thông báo đã gọi thủ đô Sana'a là tỉnh Sana'a của Nhà nước Hồi giáo. Chúng hăm dọa các vụ đánh bom đền thờ chỉ là phần nổi của tảng băng và sẽ còn nhiều vụ khác để tiêu diệt quân nổi dậy Houthi.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã lên án các vụ đánh bom đền thờ ở Yemen. Tại Mỹ, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố Mỹ lên án các vụ đánh bom đền thờ ở Yemen nhưng không có bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa các vụ đánh bom ở Yemen với Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
Người phát ngôn cho rằng trong quá khứ đã từng có nhiều nhóm khủng bố không tấn công nhưng vẫn nhận trách nhiệm nhằm mục đích tuyên truyền.
Yemen hỗn quân, hỗn quan
Cao trào biểu tình mùa xuân Ả Rập năm 2011 ở Yemen đã lật đổ Tổng thống Ali Abdallah Saleh (cầm quyền từ năm 1978). Bất mãn với chính sách xã hội của chính quyền mới, quân nổi dậy Houthi (lấy theo tên thủ lĩnh Hussein Badreddin al-Houthi) thuộc nhánh Zaidiyya dòng Hồi giáo Shiite từ miền Bắc đã mở rộng tấn công.
Có lúc quân nổi dậy Houthi liên minh với quân của chế độ cũ. Đứng sau quân nổi dậy Houthi có thể là Iran (cũng dòng Shiite). Tháng 9-2014, quân nổi dậy Houthi tiến chiếm thủ đô Sana'a. Tổng thống Abd Rabbo Mansour Hadi từ chức vào tháng 1-2015, sau đó chạy về Aden lánh nạn.
Giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở Sana'a giữa các đơn vị trung thành với Tổng thống Abd Rabbo Mansour Hadi với lực lượng đặc nhiệm do tướng Sakkaf chỉ huy (liên minh với quân nổi dậy Houthi).
Trong bối cảnh hỗn quân, hỗn quan ở Yemen cùng lúc với tình hình bọn khủng bố Al Qaeda ở Afghanistan và Pakistan suy yếu do bị máy bay Mỹ ném bom ác liệt, các chi nhánh Al Qaeda ở Yemen và Saudi Arabia đã quyết định sáp nhập lại và thành lập tổ chức "Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập" vào năm 2009.
Chúng lấy Yemen làm hậu cứ và bung ra hoạt động quốc tế. Năm 2011, chúng lợi dụng tình hình chính trị rối ren trong biểu tình mùa xuân Ả Rập để chiếm nhiều huyện miền Nam và miền Đông Yemen.
Một rừng không có hai cọp
Nếu quả đúng Nhà nước Hồi giáo là thủ phạm thì đây là các vụ tấn công đầu tiên của tổ chức khủng bố này ở Yemen trong khi Yemen vốn là địa bàn hoạt động lâu nay của tổ chức "Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập" (chi nhánh mạnh nhất của Al Qaeda).
Báo Le Monde (Pháp) nhận định dù đều là tổ chức Hồi giáo cực đoan "cá mè một lứa" nhưng bọn "Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập" ở Yemen đã tố bọn Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria là man rợ.
"Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập" khăng khăng tuyên bố trung thành với thủ lĩnh Ayman Al-Zawahiri, người kế thừa trùm Bin Laden. Trong nội bộ có ý kiến không đồng tình với đường lối chiến lược này. Một bộ phận tách ra ly khai.
Từ tháng 11-2014 đến tháng 2-2015, bộ phận ly khai đã tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo để trở thành chi nhánh mới của Nhà nước Hồi giáo ở Yemen. Chúng chỉ tổ chức mấy vụ tấn công lẻ tẻ vào các trạm kiểm soát của cảnh sát hay của quân nổi dậy Houthi ở Dhamar cách thủ đô 100 km.
Các vụ đánh bom đền thờ hôm 20-3 rõ ràng có bàn tay điều phối hoạt động, có chủ ý đánh vào ngày cầu kinh hằng tuần đông người, nhằm mục đích sát thương tối đa. Trong khi đó, bọn chóp bu "Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập" ở Yemen đã lên án chiến thuật như thế.
Trước khi bị máy bay không người lái Mỹ tiêu diệt hồi tháng 2 mới rồi, thủ lĩnh Harith Al-Nadhari của tổ chức "Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập" đã lên án Nhà nước Hồi giáo tấn công bất kể mục tiêu là tín đồ Hồi giáo, dân bình thường hay binh sĩ, đồng thời khẳng định "Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập" chỉ nhắm đến các mục tiêu gồm binh sĩ, dân quân Houthi và kẻ thù của Hồi giáo.
- Ngày 20-3 tại Anh, tòa tối cao ở London (Anh) đã cấm năm nữ sinh 15 và 16 tuổi ra nước ngoài vì lo ngại các em sang Syria gia nhập Nhà nước Hồi giáo. Tòa áp dụng chế độ giám hộ về tư pháp đối với năm nữ sinh này. Hôm 17-3, tòa cũng phán quyết tương tự đối với một nam sinh 16 tuổi có ba người anh đã sang Syria gia nhập Nhà nước Hồi giáo. Hai trường hợp này do địa phương trình báo.
- Tại Canada, Bộ An ninh công cộng thông báo hôm 19-3, cảnh sát đã bắt giữ một thiếu niên 17 tuổi cư trú tại thị trấn Beaumont thuộc TP Edmonton vì định sang Syria gia nhập Nhà nước Hồi giáo. Thiếu niên này bị truy tố hai tội: Muốn xuất cảnh nhằm mục đích gia nhập tổ chức khủng bố và muốn xuất cảnh để thực hiện hành vi khủng bố. Bị can sẽ được đưa ra tòa án thiếu niên ngày 9-4 tới.
Theo Dạ Thảo
Pháp luật TPHCM
Phiến quân IS hành quyết 3 chiến binh người Kurd Ngày 20/3, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã công bố một đoạn video hành quyết 3 chiến binh người Kurd ở miền Bắc Iraq. Theo tin tức trên Reuters, đoạn video dài 6 phút được công bố vào ngày 20/3 cho thấy, 3 chiến binh Peshmerga người Kurd trong trang phục màu cam đã bị 3 phiến quân IS chặt đầu....