Afghanistan không có đại diện phát biểu tại Khóa họp 76 ĐHĐ LHQ
Afghanistan sẽ không có đại diện phát biểu tại khóa họp 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) sau khi Đại sứ của chính quyền cũ của Afghanistan tại LHQ, ông Ghulam Isaczai quyết định rút lui vào ngày 26/9.
Phiên khai mạc Tuần lễ cấp cao kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 76 tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ). Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà ngoại giao cho biết, theo kế hoạch ban đầu, ông Ghulam Isaczai sẽ có bài phát biểu trong phiên họp ngày 27/9, tuy nhiên, ông thông báo rút lui vào 1 ngày trước đó.
Ông Ghulam Isaczai đưa ra quyết định trên trong bối cảnh có nhiều tranh cãi liên quan đến chiếc ghế đại diện của Afghanistan tại LHQ sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước Tây Nam Á này vào tháng trước.
Tuần trước, Ngoại trưởng Amir Khan Muttaqi của chính quyền Taliban đã gửi thư yêu cầu được phát biểu tại kỳ họp của ĐHĐ LHQ và đề cử người phát ngôn của văn phòng chính trị Taliban tại Doha, ông Suhail Shaheen làm Đại sứ của Afghanistan tại LHQ.
Trong khi đó, ông Ghulam Isaczai hiện là Đại sứ Afghanistan tại LHQ, cũng đã yêu cầu LHQ gia hạn chứng nhận quyền đại diện của ông này.
Các vấn đề công nhận ghế đại diện của các nước tại LHQ sẽ do một ủy ban gồm 9 thành viên, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nga, giải quyết. Tuy nhiên, ủy ban này thường nhóm họp vào tháng 10 hoặc tháng 11. Do vậy, cho đến khi ủy ban trên công bố thông tin chính thức, ông Isaczai tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Đại sứ của Afghanistan tại LHQ.
Taliban đề xuất Nga làm trung gian giữa LHQ và Afghanistan
Theo hãng tin Sputnik, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Chính phủ lâm thời Afghanistan Zabihullah Mujahid đề xuất Nga có thể đóng vai trò trung gian giữa Liên hợp quốc (LHQ) và Afghanistan để giảm áp lực các lệnh trừng phạt đối với nước này cũng như giúp tái thiết đất nước.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Chính phủ lâm thời Afghanistan Zabihullah Mujahid đề xuất Nga đóng vai trò trung gian giữa Liên hợp quốc và Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Mujahid nêu rõ Nga có thể là trung gian mới giữa Afghanistan và LHQ, bao gồm trong việc làm giảm áp lực các lệnh trừng phạt. Theo đó, Chính phủ lâm thời Afghanistan đề nghị Nga hỗ trợ ổn định hòa bình ở khu vực nói chung và Afghanistan nói riêng, cũng như trong quá trình tái thiết quốc gia Tây Nam Á này.
Theo ông Mujahid, chính phủ mới ở Afghanistan mong đợi các cuộc họp sắp tới của Hội đồng Bảo an LHQ sẽ có được những kết quả tích cực rõ ràng đối với Kabul. Trước đó, ông Mujahid nói rằng những yêu cầu mà cộng đồng quốc tế đặt ra đối với chính phủ mới ở Afghanistan phần lớn là đòi hỏi quá cao và vi phạm luật pháp quốc tế. Ngoài ra, Taliban từ chối bổ nhiệm đại sứ mới tại những quốc gia chưa tuyên bố công nhận chính phủ mới ở Afghanistan.
Trước đó, Taliban đã bắt đầu tiến trình thành lập hội đồng chính trị điều hành đất nước Afghanistan, bao gồm 12 thành viên. Một số thành viên của chính phủ cũ sẽ được mời tham gia thành lập hội đồng.
Trong khi đó, hãng thông tấn RIA của Nga dẫn một nguồn tin Bộ Ngoại giao nước này cho biết Moskva đang thảo luận với Kabul về khả năng một phái đoàn của chính phủ do Taliban bổ nhiệm tới thăm Nga.
Chính quyền Taliban muốn thiết lập quan hệ hữu nghị với cộng đồng quốc tế Quyền Ngoại trưởng của chính phủ lâm thời mới thành lập tại Afghanistan - ông Amir Khan Muttaqi khẳng định quốc gia Tây Nam Á này muốn có quan hệ hữu nghị với cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm cả các nước láng giềng và trong khu vực. Ngoại trưởng Chính phủ mới do Taliban thiết lập tại Afghanistan, ông Amir...