Afghanistan đối mặt với nguy cơ tụt hậu về giáo dục
Ngày 10/9, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc ( UNESCO) đã cảnh báo Afghanistan đang đối mặt với nguy cơ tụt hậu đến gần 2 thập kỷ trong việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, khi viễn cảnh bạo lực xuất hiện với sự trở lại của chính quyền Taliban.
Người dân mất nhà cửa do chiến tranh dựng lều tạm tại một công viên ở thủ đô Kabul ngày 11/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn báo cáo mới nhất của UNESCO, tổ chức có trụ sở tại Paris, cho biết số lượng người dân Afghanistan phải rời bỏ nhà cửa trong nước được dự báo sẽ tăng lên, kéo theo sự gia tăng nguy cơ thất học ở trẻ em, biến điều này thành “thảm họa mang tính thế hệ” và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước trong nhiều năm tới.
Theo báo cáo, kể từ năm 2001, khi lực lượng Mỹ lật đổ chế độ Taliban cầm quyền ở Afghanistan sau vụ khủng bố ngày 11/9, số lượng trẻ em gái học tiểu học ở nước này đã tăng từ “gần như không” lên 2,5 triệu vào năm 2018. Tỷ lệ biết đọc, biết viết của nữ giới tăng 30% và hiện có 4/10 học sinh ở các lớp tiểu học là trẻ em gái. Nhìn chung, khoảng 10 triệu trẻ em và thanh thiếu niên Afghanistan đang đi học, tăng so với gần 1 triệu vào năm 2001.
Tuy nhiên, chính quyền mới của Taliban đã ra lệnh phụ nữ theo học các trường đại học tư thục, vốn đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây sẽ không được học cùng nam giới. Học sinh nữ cũng phải dùng áo choàng dài abaya và mạng che mặt niqab.
Các quy tắc cứng rắn hơn cũng sẽ được áp dụng trong các cơ sở giáo dục công lập như cấm nam giới dạy phụ nữ. Đây là một vấn đề lớn ở một quốc gia vốn đang đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên nữ. Báo cáo của UNESCO cho rằng điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào cơ hội tham gia của phụ nữ Afghanistan vào giáo dục đại học và giáo dục của trẻ em gái, tác động tiêu cực đến cuộc sống, công việc và quyền công dân của họ.
Việc rút viện trợ quốc tế cũng gây ra một mối đe dọa khác, vì một nửa số đó là đầu tư cho giáo dục của Afghanistan. Và ngay cả với những khoản tiền đó, lương giáo viên cũng thường xuyên bị trả muộn, khiến nhiều người chán nản, không muốn theo nghề.
Cũng theo báo cáo, trước khi Taliban trở lại nắm quyền, những thách thức về giáo dục ở Afghanistan đã rất lớn, “một nửa số trẻ em ở độ tuổi tiểu học không có cơ hội đến trường, trong khi 93% trẻ em ở độ tuổi cuối tiểu học không đọc thông, viết thạo”.
Nhân dịp này, tổ chức của LHQ kêu gọi những nỗ lực nhằm “xóa bỏ rào cản” trong việc đưa trẻ em gái đến trường học, bằng cách thuê thêm giáo viên nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Theo Tổng giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, việc duy trì những thành quả đạt được trong giáo dục, đặc biệt là đối với trẻ em gái và phụ nữ, là “cực kỳ cần thiết” ở quốc gia Tây Nam Á này.
Video đang HOT
Lo ngại Al-Qaeda và IS trỗi dậy khi Taliban nắm quyền tại Afghanistan
Các chuyên gia cảnh báo rằng các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda hay IS có thể trỗi dậy khi Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan.
Thủ lĩnh của IS tại Afghanistan, Hafiz Saeed Khan, bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Mỹ vào tháng 7/2016 (Ảnh: BBC).
Mỹ quyết định rút quân khỏi Afghanistan dựa trên kết luận, các nhóm khủng bố sẽ không còn có thể hoạt động ở quốc gia Nam Á này để thực hiện các cuộc tấn công vào Mỹ như vụ khủng bố 11/9/2001.
"Chúng ta đến Afghanistan gần 20 năm trước với mục tiêu rõ ràng: bắt những kẻ đã tấn công ngày 11/9 và đảm bảo Al-Qaeda không thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ để tấn công chúng tôi một lần nữa", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong bài phát biểu từ Nhà Trắng hồi tuần trước, bảo vệ quyết định rút quân bất chấp những chỉ trích sau khi chính phủ Afghanistan nhanh chóng sụp đổ vào tay Taliban.
Nhưng một số chuyên gia lại có quan điểm khác. Trong khi Al-Qaeda về cơ bản đã bị suy yếu kể từ năm 2001 và Taliban cũng đã cam kết ngăn chặn nhóm khủng bố này tấn công Mỹ và các đồng minh, các phiến quân Al-Qaeda vẫn hoạt động ở Afghanistan và ca ngợi sự tiếp quản của Taliban.
Nhóm IS, một đối thủ cực đoan hơn, cũng duy trì sự hiện diện ở Afghanistan. Các chuyên gia cho biết, Taliban có thể sẽ cố gắng diệt trừ tận gốc nhóm khủng bố này nhưng IS cũng có thể hưởng lợi từ khoảng trống an ninh khi Taliban nỗ lực củng cố quyền lực.
Al-Qaeda hoạt động thế nào?
"Sau 2 thập niên xung đột và các hoạt động chống khủng bố, Al-Qaeda tại Afghanistan là bộ xương của chính nhóm này trước đây", Fawaz Gerges, giáo sư tại Trường Kinh tế London, nhận định. Theo ông, nhóm này thiếu đội ngũ lãnh đạo có sức ảnh hưởng và "đói kém về tài chính".
Một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc cho biết, Al-Qaeda duy trì sự hiện diện ở ít nhất 15 tỉnh của Afghanistan. Một chi nhánh Al-Qaeda ở Tiểu lục địa Ấn Độ, đã hoạt động "dưới sự bảo trợ của Taliban" từ các tỉnh Kandahar, Helmand và Nimruz. Theo báo cáo, Al-Qaeda ước tính có khoảng từ vài chục đến 500 thành viên tại Afghanistan.
Mohammed Naeem, một phát ngôn viên của Taliban, phủ nhận sự hiện diện của Al-Qaeda ở Afghanistan trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Hadath của Saudi Arabia được phát sóng hôm 22/8. Ông cho biết, nhóm khủng bố này không thể hoạt động ở Afghanistan và không có mối quan hệ với Taliban, mặc dù có thể có "mối quan hệ gia đình" giữa các thành viên của hai tổ chức.
Nhưng một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc cho biết, Al-Qaeda "không có dấu hiệu cắt đứt quan hệ" với Taliban. Sự liên kết về mặt tư tưởng và các mối quan hệ cá nhân, bao gồm các cuộc hôn nhân giữa các thành viên, khiến cả hai xích lại gần nhau hơn.
Nhà phân tích Abdul Sayed từ Afghanistan đã mô tả mối quan hệ này là "thân ái và bền chặt hơn so với giai đoạn trước khi xảy vụ 11/9".
Mặc dù Taliban đã "bắt đầu thắt chặt quyền kiểm soát" đối với Al-Qaeda, Liên hợp quốc cho rằng, "không thể tự tin đánh giá rằng Taliban sẽ thực hiện đúng cam kết trong việc trấn áp bất kỳ mối đe dọa quốc tế nào trong tương lai xuất phát từ Al- Qaeda ở Afghanistan".
IS có hiện diện tại Afghanistan?
Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhóm IS ở Khorasan bắt đầu hoạt động ở Afghanistan vào năm 2015.
Nhóm này do tên Hafiz Zaeed Khan, quốc tịch Pakistan, người đã cam kết trung thành với cựu thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, lập ra vào năm 2014. Nhóm bắt đầu với quy mô nhỏ chủ yếu là các chiến binh Pakistan hoạt động ở tỉnh Nangahar, miền đông Afghanistan. Nhóm này cũng có một số tân binh đến từ Taliban và một số nhóm cực đoan khác trong khu vực.
Giống nhóm IS ở Iraq và Syria, chi nhánh IS ở Afghanistan có tham vọng nắm giữ lãnh thổ và nổi tiếng với những vụ tấn công tàn bạo vào dân thường. Người Shiite là mục tiêu đặc biệt thường xuyên. IS ở Khorasan chưa bao giờ chiếm được bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Afghanistan. Thay vào đó, chiến lược của nhóm này tập trung vào tấn công các mục tiêu dân sự như nhà thờ Hồi giáo, trường học và đám đông người.
Mỹ từ lâu đã mở nhiều cuộc không kích tiêu diệt các thủ lĩnh chủ chốt của IS ở Khorasan, bao gồm cả người sáng lập Hafiz Zaeed Khan vào năm 2016. Và vào năm 2017, quân đội Mỹ đã thả "mẹ của các loại bom" xuống một hang động nơi các phần tử IS đang ẩn náu ở tỉnh Nangahar.
Tuy nhiên, IS vẫn cố sống sót. LHQ ước tính IS hiện còn nhóm nòng cốt khoảng 1.500 - 2.200 thành viê ở các tỉnh Konar và Nangahar. Các nhóm nhỏ hơn nằm rải rác trên khắp đất nước.
Mối lo IS và Al-Qaeda trở lại
Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, Al-Qaeda đã suy yếu nhiều và không có khả năng gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, khả năng tấn công Mỹ hoặc các đồng minh của Al-Qaeda "đã giảm đi đáng kể", mặc dù ông thừa nhận "tàn dư" của nhóm vẫn ở Afghanistan.
Nhưng việc Taliban lên nắm quyền đang mở ra cơ hội lớn cho Al-Qaeda. Một số chuyên gia cho rằng, nhóm này sau đó có thể tự tái lập lực lượng ở Afghanistan.
Các quan chức tình báo Mỹ trước đó đã nói rằng, Al-Qaeda cần 2 năm mới có thể làm được điều đó. Nhưng Nathan Sales, cựu quan chức chống khủng bố cấp cao thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, cho rằng sau khi Taliban tiếp quản, chỉ 6 tháng là Al-Qaeda tái lập lực lượng.
Tuy nhiên, khác với thái độ đối với Al-Qaeda, Taliban coi IS là một mối đe dọa hiện hữu và đã xung đột với nhóm này ở Afghanistan trong nhiều năm.
Một số nhà quan sát lo ngại rằng một thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan có thể khiến các thành viên cực đoan của Taliban gia nhập IS. Sau chiến thắng nhanh chóng lần này của Taliban, điều đó có vẻ ít xảy ra hơn.
Theo các chuyên gia, Taliban có "lý do thuyết phục" để nhắm mục tiêu vào IS và có thể sử dụng vũ khí hiện đại tịch thu được để làm điều đó. Một động thái như vậy có thể giúp Taliban củng cố hình ảnh trong mắt các nước.
Trung Quốc duy trì liên lạc thông suốt với Taliban Trung Quốc cho biết nước này vẫn duy trì liên lạc với Taliban sau khi lực lượng này nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) gặp phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar Akhund hôm 28/7 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc). "Trung Quốc duy trì liên lạc và tham vấn thông suốt, hiệu quả với lực lượng...