Afghanistan có thể sụp đổ sau khi NATO rút quân
Một lính Pháp đang canh gác tại một ngôi làng ở Afghanistan – Ảnh: AFP
Chính quyền Afghanistan nhiều khả năng sẽ sụp đổ một khi NATO rút toàn bộ quân ra khỏi nước này vào năm 2014, theo báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Thế giới (ICG) công bố ngày 8.10.
“Chính quyền tại Kabul có nguy cơ sụp đổ sau khi NATO rút quân”, AFP trích dẫn lời bà Candace Rondeaux, chuyên gia nghiên cứu Afghanistan của ICG, cảnh báo.
Sau nhiều cuộc trưng cầu ý kiến bát nháo cho cuộc bầu cử chính phủ và Quốc hội năm 2009 và 2010, Afghanistan lại đang tiến hành thêm các cuộc bầu cử gian lận và điều này sẽ tác động xấu đến sự ổn định của chính quyền Afghanistan sau khi NATO rút quân, báo cáo của tổ chức uy tín ICG có trụ sở đặt tại Brussels (Bỉ) đánh giá.
Bà Rondeaux cảnh báo cảnh sát và quân đội Afghanistan vẫn chưa sẵn sàng nắm quyền sau khi NATO rút lui và nhận định một cuộc bầu cử dối trá sẽ gây ra bất ổn trong nước.
Ngoài ra, chuyên gia ICG này cũng cho rằng chính quyền Tổng thống Hamid Karzai đã không có bất cứ biện pháp cứng rắn nào để đảm bảo tính trong sạch cho cuộc bầu cử sắp tới.
Video đang HOT
“Karzai dường như chỉ chăm chăm lo giữ quyền lực của mình hơn là tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo sự minh bạch trong hệ thống chính trị, cũng như đảm bảo sự ổn định dài lâu của đất nước”, bà Rondeaux nhận xét.
Tổng thống Karzai sẽ phải từ chức sau khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc vào năm 2014, theo quy định của Hiến phápAfghanistan.
Ông Karzai đã nhiều lần bị yêu cầu ngừng tranh cử, và ông đã hứa sẽ làm như vậy tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng ông sẽ thao túng kết quả bầu cử để đạt được một kết quả có lợi cho đồng minh thân cận của mình trên chính trường.
Theo TNO
Chính trường Philippines chao đảo vì vụ "đi đêm" với Trung Quốc
Hôm nay 19.9, Philippines thông báo rằng một chính trị gia từng bị xử tù vì âm mưu đảo chính đã có các cuộc đàm phán bí mật với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ, một kế sách gây ra nhiều bất đồng.
Một người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino cho biết Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes đã được ủy nhiệm tiến hành các cuộc đàm phán bí mật với các quan chức Trung Quốc nhằm dàn xếp tranh chấp về chủ quyền bãi cạn Scarborough ở biển Đông, theo AFP.
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm ông Trillanes đã gây rạn nứt sâu sắc với Ngoại trưởng Albert del Rosario, người chính thức phụ trách việc đàm phán với Trung Quốc và bị gạt ra khỏi các cuộc "đi đêm".
Ông Trillanes khẳng định ông có công hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc sau khi tranh chấp nổ ra vào tháng 4 và cáo buộc ông del Rosario tội "phản quốc" vì chiến thuật ngoại giao hùng hổ của ông này.
"Lúc này, không có thêm khủng hoảng tại Scarborough, song chúng ta từng bị đẩy tới sát miệng vực chiến tranh. Đó là một hành vi phản quốc (của del Rosario)", ông Trillanes nói với AFP vào hôm nay, 19.9.
Ông này nói các tuyên bố của ông del Rosario cáo buộc Trung Quốc bắt nạt Philippines đã suýt đẩy hai nước lâm vào một cuộc đối đầu.
Ông Trillanes tiết lộ ông đã gặp "các quan chức hàng đầu Trung Quốc" ít nhất 15 lần ở Manila và Bắc Kinh từ tháng 5.2012.
Đại úy Antonio Trillanes (trái) bị đưa ra tòa vào năm 2006 - Ảnh: AFP
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 17.9, ông del Rosario nói các cuộc "đi đêm" có hại nhiều hơn có lợi, dù không đề cập đến tên ông Trillanes.
Sau khi vụ tranh cãi xuất hiện trên mặt báo, người phát ngôn của Tổng thống Aquino Edwin Lacierda đã tìm cách giới hạn ảnh hưởng tại một cuộc họp báo vào hôm nay.
"Tôi có thể nói dứt khoát rằng ngoại trưởng có được sự tín nhiệm và tin cậy của tổng thống", ông Lacierda nói.
Tuy nhiên, ông này cho biết ông không thể trả lời câu hỏi tại sao ông Aquino lại bổ nhiệm ông Trillanes như một nhà thương thuyết phụ.
Việc ủy nhiệm ông Trillanes sau đó trở thành câu chuyện chính trị số 1 tại Philippines khi Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile tấn công trực diện vào ông Trillanes trong một bài phát biểu được phát sóng trên toàn quốc.
Ông Enrile, quan chức cao cấp thứ ba của Philippines, nói ông ủng hộ ông del Rosario và cáo buộc ông Trillanes làm suy yếu vị thế của Philippines trước Trung Quốc.
"Gã này là một kẻ gian trá. Hắn ta nói với người Trung Quốc rằng chúng ta không thể bảo vệ bờ biển của mình", ông Enrile nói.
Theo AFP, ông Trillanes đã bỏ ra khỏi Thượng viện, từ chối trả lời các câu hỏi của ông Enrile.
Từng là một đại úy hải quân, ông Trillanes là một trong các thủ lĩnh của hai cuộc đảo chính bất thành vào năm 2003 và 2007 chống lại Tổng thống Gloria Arroyo lúc bấy giờ.
Ông được bầu vào Thượng viện năm 2007 khi còn đang ngồi trong trại giam giữa lúc diễn ra phiên tòa xét xử tội dấy loạn. Trillanes sau đó được ông Aquino ân xá trước khi phiên tòa kết thúc.
Theo TNO
Lãnh đạo cơ quan tình báo Afghanistan bị sa thải Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai ngày 29/8 đã tuyên bố sa thải người đứng đầu cơ quan tình báo nước này trước thềm một cuộc cải tổ nội các sắp diễn ra liên quan đến các bộ quốc phòng và nội vụ. Tổng Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Afghanistan Rahmatullah Nabil. (Nguồn: Getty Images)Văn phòng tổng thống cho biết Tổng...